phuongtam_c8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU

Năm 1986 là bước ngoặt đánh dấu sự đổi mới toàn diện của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam được “thay da đổi thịt” và ngày càng phát triển. Đi kèm với sự phát triển ấy là nhu cầu ngày càng cao hơn về quản lý, về sự đầy đủ của thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Một nền kinh tế không thể phát triển nếu có sự giới hạn về thông tin. Hơn nữa đó phải là những thông tin được đảm bảo độ chính xác, trung thực và hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu đó, kiểm toán ra đời và ngày càng phát triển, đảm bảo tốt hơn vai trò của mình.
Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán. Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những Bảng khai này là Báo cáo tài chính. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán của cả chu trình nghiệp vụ kinh tế riêng biệt. Trong đó, hàng tồn kho là một bộ phận có tính chất quan trọng mà các kiểm toán viên không thể bỏ qua. Do đặc điểm phức tạp, có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác trên Báo cáo tài chính, hàng tồn kho được xem là một khoản mục có tính trọng yếu yêu cầu kiểm toán viên phải hết sức thận trọng khi tiến hành kiểm toán và kiểm toán hàng tồn kho cũng được xem là một trong những công việc quan trọng nhất, không thể bỏ qua của một cuộc kiểm toán. Chính vì lý do này mà em đã lựa chọn “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do ASC thực hiện tại đơn vị khách hàng. Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán đặc biệt là kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kết hợp với những kiến thức thực tế từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm cùng những kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác này.
Sau quá trình thực tập, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Bùi Thị Minh Hải cùng sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán ASC, em đã hoàn thành được chuyên đề thực tập của mình. Trên cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu nêu trên, nội dung của chuyên đề ngoài hai phần lời mở đầu và kết luận, bao gồm hai chương:
Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASC thực hiện
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC, với sự hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm, chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN
1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện
Trong mỗi cuộc kiểm toán, mục tiêu mà kiểm toán viên hướng tới là đưa ra ý kiến xác nhận xem Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Đây chính là mục tiêu hợp lý chung của toàn bộ Bảng khai tài chính. Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên, KTV cần xem xét bản chất, chức năng, hình thức của mỗi phương pháp kế toán, từ đó, cụ thể hoá mục tiêu tổng quát theo các yếu tố của hệ thống kế toán. Theo đó, mục tiêu xác minh thường phải hướng tới là: Tính hiệu lực, tính đầy đủ, tính đúng đắn của việc tính giá, tính chính xác về cơ học, tính đúng đắn trong phân loại và trình bày, tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ. Đây chính là mục tiêu chung của kiểm toán cho mọi phần hành mà các nhà quản lý và kiểm toán viên phải cam kết và quán triệt. Mỗi một phần hành kế toán lại có đặc điểm riêng, do vậy cần cụ thể hoá mục tiêu chung này vào các phần hành cụ thể các mục tiêu đặc thù.
Đối với phần hành HTK, mục tiêu được ASC quan tâm là: HTK được hạch toán trên sổ sách, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu); giá trị của HTK được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (đo lường và tính giá, tính chính xác); chia cắt niên độ được thực hiện chính xác; giá trị HTK được xác minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán. Sở dĩ Công ty Kiểm toán ASC đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu này là do ban quản trị các doanh nghiệp thường có xu hướng trình bày giá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượng hay khai tăng đơn giá. Mặt khác, việc khai tăng hàng tồn kho dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác vì thiếu bằng chứng độc lập từ các bên thứ ba.
Các mục tiêu cụ thể về hàng tồn kho được tóm tắt cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư




Sự hiện hữu hay
phát sinh - Các nghiệp vụ mua hàng đã ghi sổ thể hiện số hàng hóa được mua trong kỳ
- Các nghiệp vụ kết chuyển hàng đã ghi sổ thay mặt cho số HTK được chuyển từ nơi này sang nơi khác hay từ loại này sang loại khác
- Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa đã được ghi sổ thay mặt cho số HTK đã xuất bán - Hàng tồn kho được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán là thực sự tồn tại

Tính đầy đủ hay trọn vẹn - Tất cả các nghiệp vụ mua, kết chuyển và tiêu thụ HTK xảy ra trong kỳ đều đã được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo kế toán - Số dư tài khoản “Hàng tồn kho” đã bao hàm tất cả các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…hiện có tại thời điểm lập báo cáo.

Quyền và nghĩa vụ - Trong kỳ doanh nghiệp có quyền đối với HTK đã ghi sổ - Doanh nghiệp có quyền với số dư HTK tại thời điểm lập báo cáo


Đo lường và tính giá - Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa thu mua, giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang phải được xác định chính xác và phù hợp với quy định của chế độ và các nguyên tắc kế toán hiện hành. - Số dư HTK phải được phản ánh đúng giá trị thực hay giá trị thuần của nó tuân theo các nguyên tắc chung được thừa nhận.


Phân loại và trình bày - Các nghiệp vụ liên quan tới hàng tồn kho phải được xác định và phân loại đúng đắn trên hệ thống BCTC - Số dư HTK phải được phân loại và sắp xếp đúng vị trí trên Bảng cân đối kế toán. Những khai báo có liên quan tới sự phân loại căn cứ tính giá và phân bổ hàng tồn kho phải thích đáng
1.2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ hàng tồn kho của khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện
1.2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như thu thập được đầy đủ bằng chứng có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên, mỗi cuộc kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán ASC tiến hành đều được thực hiện theo trình tự ba bước cơ bản như đã giới thiệu trong Báo cáo thực tập tổng hợp. Trong quá trình tìm hiểu về hàng tồn kho cũng như chương trình kiểm toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Kiểm toán ASC, em đã lựa chọn hai Công ty ABC và XYZ để mô tả thực trạng kiểm toán hàng tồn kho. Trong đó:
• ABC là khách hàng năm đầu tiên của Công ty
• XYZ là khách hàng thường xuyên của Công ty
2.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán
Theo VSA 400, “Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ”: “…kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lên kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả...”
Tuy nhiên, chương trình kiểm toán chu trình HTK tại ASC đã có mẫu sẵn, điều này tuy rút ngắn được thời gian lập kế hoạch kiểm toán nhưng không linh hoạt và không đảm bảo tính toàn diện, bao quát tất cả các khía cạnh của cuộc kiểm toán. Do vậy, KTV cần có sự điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm và nhận định nghề nghiệp của mình để đưa ra các thủ tục kiểm toán bổ sung hay bỏ qua các thủ tục kiểm toán mà không hiệu quả đối với các khách hàng khác nhau. Đồng thời, kết hợp với kết quả kiểm toán các khoản mục khác như tiền lương, doanh thu, giá vốn, tiền,… vì những phần hành này có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ rất nhiều cho việc kiểm toán phần hành HTK.
Như vậy, KTV cần đánh giá đúng đắn và thường xuyên vai trò của chương trình kiểm toán HTK đối với chất lượng toàn cuộc kiểm toán. Từ đó, cần đầu tư thời gian và sự nghiên cứu cho chương trình kiểm toán cùng với kinh nghiệm của KTV lâu năm để đưa ra hay giảm bớt thủ tục kiểm toán.
2.2.4. Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Theo VSA 530, “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”: “…Lấy mẫu kiểm toán: Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu kiểm toán có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hay phi thống kê… Việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê là tuỳ từng trường hợp vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng điều kiện cụ thể… Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu…”
Trên thực tế, ASC chưa xây dựng hay sử dụng một phần mềm chọn mẫu nào, việc chọn mẫu được thực hiện trên kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Như vậy, mẫu chọn sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố chủ quan, tăng rủi ro chọn mẫu.
Qua tham khảo về phương pháp chọn mẫu của một số công ty kiểm toán ở Việt Nam, em đưa ra kiến nghị Công ty nên áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất (phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính). Đây là một phương pháp đã được xây dựng sẵn trên máy vi tính để cung cấp một dãy số ngẫu nhiên của một tổng thể. Điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian, do đó giảm chi phí kiểm toán. Với phương pháp này, mỗi phần tử của tổng thể cần có một số hiệu riêng và mối quan hệ phải được xây dựng giữa các con số của tổng thể với các con số ngẫu nhiên được tạo thành từ máy vi tính. Bên cạnh đó, Công ty có thể tham khảo các kỹ thuật chọn mẫu của các công ty kiểm toán khác như kỹ thuật phân tầng, kỹ thuật CMA.
Kỹ thuật CMA: CMA thường được áp dụng để kiểm tra các tài khoản có các nghiệp vụ phản ánh bằng thước đo tiền tệ, tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản đó đều có cơ hội được lựa chọn như nhau.
Công thức:
J=MP/R N=Pop./J
Trong đó: MP: Mức trọng yếu chi tiết (Moneytary Precision)
R: Chỉ số tin cậy
J: Bước chọn mẫu (Jump interval)
Pop: Số dư tài khoản cần kiểm tra (Population)
N: Số mẫu cần kiểm tra (Number of sample)
Kỹ thuật phân tầng: Tổng thể mẫu được chia thành các tầng căn cứ vào những đặc tính tương đồng của các phần tử . Các tầng sẽ được chọn mẫu độc lập hay kết hợp để suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể. Kỹ thuật phân tầng có tác dụng giảm sự khác biệt trong cùng một tầng và giúp KTV tập trung vào những bộ phận chứa đựng khả năng sai phạm. Yêu cầu của phương pháp là KTV phải phân định rạch ròi giữa các tầng để mỗi đơn vị mẫu chỉ thuộc một tầng.
Mỗi kỹ thuật chọn mẫu có ưu nhược điểm riêng, KTV biết kết hợp linh hoạt các kỹ thuật sẽ lựa chọn được các phần tử đặc trưng cho mẫu và thu thập được những bằng chứng chính xác và đầy đủ, đồng thời giảm tính chủ quan trong việc chọn mẫu, hạn chế được rủi ro kiểm toán. Do vậy, KTV cần đánh giá đúng đắn vai trò của mẫu chọn, áp dụng linh hoạt và phối kết hợp các kỹ thuật chọn mẫu trong từng trương hợp cụ thể; nghiên cứu, xây dựng hay đầu tư để có được phần mềm chọn mẫu hiệu quả.
2.2.5. Về hoàn thiện các thủ tục kiểm toán cơ bản
Theo VSA 520, “Quy trình phân tích”: “… Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hay có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến…”.
Tuy nhiên, Công ty chưa khai thác hết được các thủ tục phân tích. Công ty mới chỉ dừng lại phân tích các biến động số dư HTK qua các năm và phân tích một số tỷ suất như: số vòng luân chuyển HTK, thời gian luân chuyển HTK, tỷ lệ lãi gộp,…đã thực hiện ở phần chuẩn bị kiểm toán. Công ty chưa xây dựng được mô hình dự báo trong phân tích đối với HTK, hay khai thác hiệu quả của việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính.
KTV cần tăng cường sử dụng phân tích các chỉ tiêu phi tài chính như: So sánh số lượng nhân viên kho/diện tích kho với số dư HTK, qua đó KTV có thể phát hiện những biến động bất thường như số dư HTK giảm mạnh trong khi số lượng nhân viên kho tăng lên/diện tích kho được mở rộng… KTV cần rà soát mối quan hệ giữa số dư HTK với số hàng mua trong kỳ, với lượng sản xuất ra và hàng tiêu thụ trong kỳ để đánh giá chính xác hơn hơn về sự thay đổi HTK. Đối với ABC và XYZ, HTK được bố trí ở nhiều kho khác nhau, KTV có thể so sánh giữa số lượng HTK dự trữ trong kho với diện tích có thể chứa của kho đó để phát hiện ra những sai phạm khai tăng hay giảm HTK. Khi kiểm toán Công ty XYZ, KTV nên tiến hành phân tích tỉ lệ các chi phí trong tổng chi phí phát sinh, so sánh với số năm trước hay một vài năm trước. Bởi việc xác định chi phí sản xuất phát sinh, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm thường rất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro xảy ra sai phạm (cả sai sót và gian lận). Việc phân tích sẽ giúp KTV phát hiện ra dấu hiệu của sai phạm.
Đồng thời, KTV có thể so sánh giữa số liệu của đơn vị với số trung bình của ngành, kết hợp với các hiểu biết về nền kinh tế và về ngành của khách hàng để đánh giá tính hợp lý, phân tích và giải thích cho các xu hướng, các mối quan hệ. Việc phân tích có thể tiến hành so sánh hàng tồn kho từng tháng, từng quý của năm nay so với cùng kỳ các năm trước hay so sánh tỷ trọng hàng tồn kho của từng loại hàng tồn kho giữa các kỳ, các năm liên tiếp để xem xét có biến động bất thường nào không.
Như vậy, có thể thấy việc tăng cường các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC nói chung và trong kiểm toán HTK nói riêng sẽ giúp KTV có được những nhận định mang tính tổng quát về tính hợp lý chung của HTK, xu hướng biến động của HTK, ... Điều này giúp cho không những hiệu quả kiểm toán được nâng cao mà còn giảm thiểu được chi phí kiểm toán.
2.2.6. Về việc sử dụng ý kiến chuyên gia
Theo VSA 620, “Sử dụng tư liệu của chuyên gia”: “...Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia...”.
Việc sử dụng chuyên gia trong các cuộc kiểm toán là rất cần thiết đặc biệt là trong kiểm toán hàng tồn kho bởi lẽ không phải lĩnh vực nào KTV cũng có đủ kiến thức để đánh giá về những hàng tồn kho đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, tác phẩm nghệ thuật, dược phẩm,…Tuy nhiên, tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC hiện nay việc sử dụng chuyên gia rất hạn chế, Công ty cần tăng cường thủ tục này khi kiểm toán hàng tồn kho có tính chất đặc biệt.
Để khắc phục những khó khăn mà KTV gặp phải trong quá trình đánh giá giá trị HTK, nâng cao chất lượng kiểm toán, Công ty ASC nên cân nhắc việc sử dụng ý kiến chuyên gia. Đối với Công ty khách hàng ABC, một số đồ điện tử được nhập khẩu rất hiện đại đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc về các linh kiện điện tử và công nghệ thông tin thì mới đánh giá chính xác được. Công ty ASC có thể nhờ một số kỹ thuật viên am hiểu về lĩnh vực này và am hiểu về thị trường đồ điện tử để đánh giá HTK của ABC một cách chính xác.
Việc sử dụng ý kiến chuyên gia sẽ cung cấp cho KTV những bằng chứng kiểm toán đặc biệt có độ tin cậy cao về HTK, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán HTK, tạo căn cứ đánh giá giá trị HTK trong kiểm kê và độ tin cậy của số dư HTK cuối kỳ.
Để sử dụng ý kiến của chuyên gia, KTV và công ty kiểm toán cần xác định năng lực chuyên môn của chuyên gia và đánh giá tính khách quan của chuyên gia này. Trường hợp nếu có nghi vấn về năng lực, tính khách quan của chuyên gia thì KTV cần thảo luận lại với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán và xác định liệu có thể xác định liệu có thể thu thập được bằng chứng thích hợp với tư liệu của chuyên gia không. Trong trường hợp này, KTV cần thực hiện các thủ tục bổ sung hay thu thập thêm bằng chứng dựa trên tư liệu của chuyên gia khác.



KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC, em đã tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục HTK của công ty khách hàng. Để hiểu rõ và chi tiết quy trình này được thực hiện như thế nào ở ASC, em đã lấy ví dụ hai khách hàng thực tế mà Công ty kiểm toán, từ đó, rút ra những ưu điểm mà Công ty đạt được trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK và những hạn chế mà Công ty còn mắc phải cùng với những giải pháp hoàn thiện.
Phần hành hàng tồn kho là một trong những phần hành quan trọng của các doanh nghiệp. Các khoản mục của hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Vì hàng tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp, hàm chứa rất nhiều các sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy cần thận trọng trong việc xây dựng quy trình kiểm toán hàng tồn kho và thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.
Do giới hạn về mặt thời gian, nguồn tài liệu cũng như khả năng ý kiến đưa ra chỉ nhằm gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin được gửi lời Thank chân thành đến cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán ASC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Nguyệt Minh


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN 3
1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 3
1.2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ hàng tồn kho của khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 5
1.2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán 5
1.2.1.1. Khách hàng ABC 5
1.2.1.2. Khách hàng XYZ 7
1.2.2. Đặc điểm hạch toán kế toán hàng tồn kho của Công ty khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 8
1.2.2.1. Công ty ABC 8
1.2.2.2. Công ty XYZ 13
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện. 18
1.3.1. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 18
1.3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán 18
1.3.1.3. Kết thúc kiểm toán 38
1.3.2. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 40
1.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 40
1.3.2.2. Thực hiện kiểm toán 51
1.3.2.3. Kết thúc kiểm toán 67
1.3.3. So sánh việc thực hiện kiểm toán khoản mục HTK do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ 69
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN 73
2.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 73
2.1.1. Những ưu điểm trong thực tế 73
2.1.2. Những tồn tại 76
2.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện 79
2.2.1. Về việc đánh giá trọng yếu 79
2.2.2. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 82
2.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán 85
2.2.4. Về phương pháp chọn mẫu 85
2.2.5. Về hoàn thiện các thủ tục kiểm toán cơ bản 87
2.2.4. Về sử dụng ý kiến chuyên gia 88
KẾT LUẬN 90



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top