daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (AASC) thực hiện
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 3
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 3
1.1.2. Đặc điểm hoạt động Quản lý có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính 4
1.2. Mục tiêu kiểm toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Kiểm toán Báo cáo tài 5
1.3. Vai trò của kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán kiểm toán AASC 6
1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG ABC DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN14 2.1. Chuẩn bị kiểm toán 14
2.1.1. Tìm hiểu khái quát thông tin về khách hàng 14

2.1.2. Thành lập nhóm kiểm toán 15
2.1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá môi trường kiểm soát 16
2.1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 17
2.1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể 22
2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xi măng ABC 27
2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 27
2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 29
2.2.2.1. Lập biểu tổng hợp 29
2.2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tổng thể 39
2.2.2.3. Thực hiện phân tích theo tỷ trọng từng loại chi phí từng tháng và biến động từng loại chi phí theo tháng 40
2.2.3. Kiểm tra chi tiết 48
2.2.4. Kết thúc kiểm toán 59
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 62
3.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH dịch vụ kế toán và kiểm toán thực hiện 62
3.1.1. Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán thực hiện 62
3.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty kiểm toán TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán thực hiện 63
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán thực hiện 65
KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
2 Báo cáo tài chính BCTC
3 Bảng cấn đối kế toán BCĐKT
4 Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD
5 Kiểm toán viên KTV
6 Mã số thuế MST
7 Tài sản cố định TSCĐ
8 Việt Nam đồng VNĐ
9 Tiền gửi ngân hàng TGNH
10 Tài khoản TK
11 Hệ thống kiểm soát nội bộ HTKSNB

























DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1.1: Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng 70
Biểu 1.2: Thu thập thông tin cơ cấu hoạt động về hội đồng quản trị, ban giám đốc Error! Bookmark not defined.
Biểu 1.3: Thu thập các thông tin về kế toán Error! Bookmark not defined.
Biểu 1.4: Chương trình mẫu kiểm toán chi phí bán hàngError! Bookmark not defined.
Biểu 1.5: Chương trình mẫu kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệpError! Bookmark not def Biểu 1.6 Mẫu giấy tờ làm việc soát xét báo cáo kiểm toán sơ bộError! Bookmark not defined. Biểu 2.1 Trích giấy tờ làm việc xác định trọng yếu tổng thể đối với BCTC của
Công ty Cổ phần Xi Măng ABC 19
Biểu 2.2: Trích giấy tờ làm việc xác định trọng yếu thực hiện đối với BCTC của công ty Cổ phần Xi măng ABC 20
Biểu 2.3 Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng của Công ty ABC 23
Biểu 2.4 Chương trình kiểm toán với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty ABC 25
Biểu 2.5 Trích giấy tờ làm việc xem xét các chính sách kế toán về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 28
Biểu 2.6 Trích giấy tờ làm việc lập Biểu tổng hợp chi phí bán hàng 30
Biểu 2.7 Trích giấy tờ làm việc lập đối chiếu số liệu phát sinh với Sổ cái, Sổ chi tiết, Báo cáo hoạt động kinh doanh chi phí bán hàng 31
Biểu 2.8 Trích giấy tờ làm việc lập đối chiếu số liệu phát sinh với Sổ cái, Sổ chi tiết, Báo cáo hoạt động kinh doanh chi phí quản lý doanh nghiệp 32
Biểu 2.9 Trích giấy tờ làm việc lập đối chiếu số liệu phát sinh với Sổ cái, Sổ chi tiết, Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi phí quản lý doanh nghiệp 33
Biểu 2.10 Trích giấy tờ làm việc lập so sánh tổng thể tình hình biến động năm nay so với năm trước chi phí bán hàng 34
Biểu 2.11 Trích giấy tờ làm việc lập so sánh tổng thể tình hình biến động năm nay so với năm trước chi phí quản lý doanh nghiệp 35
Biểu 2.12 Trích giấy tờ làm việc tổng hợp đối ứng chi phí bán hàng 37
Biểu 2.13 Trích giấy tờ làm việc tổng hợp đối ứng chi phí quản lý doanh nghiệp 38

Biểu 2.14 Trích giấy tờ làm việc tính toán xu hướng chi phí bán hàng với doanh thu bán hàng 39
Biểu 2.15 Trích giấy tờ làm việc tính toán xu hướng Chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu bán hàng 40
Biểu 2.16 Trích giấy tờ làm việc tính toán xu hướng Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ 41
Biểu 2.17 Trích giấy tờ làm việc phân tích xu hướng chi phí bán hàng chi tiết theo từng đầu mục chi phí trọng yếu 42
Biểu 2.18 Trích giấy tờ làm việc tính toán xu hướng Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ 44
Biểu 2.19 Trích giấy tờ làm việc phân tích xu hướng Chi phí bán hàng chi tiết theo từng đầu mục chi phí trọng yếu 45
Biểu 2.20 Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết chi phí bán hàng những phát sinh lớn bất thường 49
Biểu 2.21 Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chọn mẫu ngẫu nhiên chi phí bán hàng phát sinh 50
Biểu 2.22 Trích giấy tờ làm việc chi phí quản lý 54
Biểu 2.23 Trích giấy tờ làm việc kết luận về vấn đề phát sinh chi phí bán hàng 60
Biểu 2.24 Trích giấy tờ làm việc kết luận vấn phát sinh chi phí quản lý doanh nghiệp 61


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các sai phạm thường xảy ra và hệ thống KSNB của khách hàng để kiểm soát các sai phạm đó 4
Bảng 1.2: Các sai phạm thường xảy ra đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp và hệ thống KSNB để kiểm soát sai phạm đó 5
Bảng 2.1 Danh sách thành viên đoàn kiểm toán 15
Bảng 2.2: Phân công công việc kiểm toán cụ thể 16
Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 21
Bảng 2.4: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 22
Bảng 2.5: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chọn mẫu ngẫu nhiên chi phí bán hàng phát sinh 50
Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc mở rộng kiểm tra chi phí bán hàng phát sinh.51 Bảng 2.7 Bảng lương của thành viên HĐQT không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp 53
Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc nội dung kiểm tra chi tiết chi phí vật liệu quản lý 55
Bảng 2.9 Trích bảng kiểm tra chọn mẫu chi tiết dịch vụ mua ngoài 56
Bảng 2.10: Kiểm tra chọn mẫu chi phí bằng tiền khác 57
Bảng 2.11: Kiểm tra mở rộng mẫu chọn chi phí bằng tiền khác không hợp lệ 58


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình kiểm toán tại Công ty AASC 8




















LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán độc lập, đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết cho các quyết định kinh tế. Kiểm toán luôn đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin; và cái quan trọng hơn là qua đó để hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Nhu cầu về kiểm toán, vì thế thực sự phát sinh và tăng lên trong nền kinh tế thị trường là hoạt động đa dạng và sôi động.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua đó chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định một cách chính xác. Sự quan trọng đó của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã làm cho việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trở thành một trong những vấn đề rất được quan tâm trong các cuộc kiểm toán và sự hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động cũng là điều tất yếu cần thiết.
Với lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (AASC) thực hiện” cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, Chuyên đề thực tập chuyên ngành bao gồm nội dung sau:
Chương 1: Đặc điểm về hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán( AASC) thực hiện.


Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán thực hiện.
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán và khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán thực hiện.
Em xin chân thành Thank cô giáo TS. Đoàn Thanh Nga, giảng viên Viện Kế toán Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân và các anh chị trong phòng Kiểm toán 5 và Công ty AASC đã hướng dẫn tận tình cho em để hoàn thành tốt nhất Chuyên đề thực tập chuyên nghành này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2013


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay hoạt động bán hàng không chỉ là một chức năng mà trở thành mục tiêu, nhiệm vụ mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp. Thị trường mở cửa đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị riêng cho doanh nghiệp nếu muốn tồn tại. Bán hàng là khâu cuối cùng trong lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu thụ. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra bù đắp được chi phí và có nguồn vốn tích lũy để hoạt động kinh doanh.
Tùy vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những hoạt động bán hàng khác nhau như: bán buôn, bán lẻ, ký gửi, đại lý…Doanh nghiệp có càng nhiều loại mặt hàng thì hoạt động bán hàng phức tạp hơn, đòi hỏi kiểm toán phải thận trọng trong việc đưa ra mẫu và cách tiếp cận. Chính việc lựa chọn đó là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng hệ thống KSNB. Dựa vào đặc điểm hoạt động, cách hoạt động bán hàng mà kiểm toán viên sẽ đánh giá hệ thống KSNB để lựa chọn mức trọng yếu cần thực hiện và cách tiếp cận đối với những nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động bán hàng. Ví dụ: đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc biệt là công ty viễn thông lớn như Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hay Vinaphone thì hoạt động bán hàng được xây dựng chi tiết cụ thể đối với từng loại hoạt động. Các chính sách bán hàng như định mức khuyến mại, bảo hành, định mức chiết khấu, tiền lương… được quy định cụ thể thành văn bản và thống nhất trong toàn bộ công ty. Chính vì thế hoạt động kiểm toán chủ yếu trong những tập đoàn viễn thông tại Công ty AASC là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những biện pháp quản lý để hoạt động bán hàng đạt hiệu quả hơn.
Đối với kế toán, kiểm toán có rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến hoạt động bán hàng trong đó chi phí bán hàng chiếm một tỷ trọng không nhỏ quyết định hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm hoạt động chi phí bán hàng thông thường có thể phân loại thành: Chi phí nhân viên, Chi phí vật liệu bao bì,


Chi phí vật liệu đồ dùng, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí bảo hành, Chi phí dịch vụ mua ngoài và Chi phí bằng tiền khác.
Với đặc điểm trên các sai phạm thường xảy ra là:
Bảng 1.1 Các sai phạm thường xảy ra và hệ thống KSNB của khách hàng để kiểm soát các sai phạm đó


Sai phạm Hệ thống KSNB ngăn chặn sai phạm
Các chi phí công cụ công cụ dưa vào phân bổ ngắn hạn dài hạn( Tài khoản 142 và tài khoản 242) có nguyên giá trên 10 triệu để
đưa về đúng bản chất là TSCĐ. Cuối kỳ kiểm tra các chi phí phân bổ để đảm bảo những công cụ đủ điều kiện là TSCĐ phân loại đúng.
Chi phí cho hoạt động khuyến mãi hạch
toán sai quy định, chi không đúng đối tượng Xây dựng hệ thống quy định định mức
khuyến mãi, chiết khấu hoa hồng bán hàng ở từng mức cụ thể.
Hạch toán hàng bán bị trả lại vào chi phí bán hàng. Thực hiện kiểm tra chéo, quy định với hàng bán bị trả lại phải ghi rõ nguyên nhân, có biên bản nghiệm thu chất lượng và các chi phí liên quan mới đưa vào chi
phí bán hàng
Chi phí quảng cáo quá mức khống chế theo quy định của thuế TNDN. Theo quy định của luật thuế TNDN thì chi phí quảng cáo trong 3 năm đầu tiên tỷ lệ khống chế là 15%, bắt đầu từ năm thứ 4 là
10%) Xây dựng định mức tối đa cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động quảng cáo hợp lý với từng bộ phận
Chi phí tiếp khách không có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ, các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi yêu cầu lập phiếu đề nghị thanh toán có ký duyệt của giám đốc và kế toán trưởng. Nếu không đủ hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ thì không tiến
hành thanh toán cho đối tượng đó.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động Quản lý có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Hoạt động quản lý có thể hiểu là sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý lãnh đạo, cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội. Cụ thể ở trong một doanh nghiệp hoạt động quản lý chính là sự sắp xếp cơ cấu tổ chức các phòng ban hay các xưởng sản xuất, máy


móc thiết bị, Song song với đó là cách thức bố trí vị trí hoạt động, nhiệm vụ của từng cá nhân để đạt được mục tiêu hiệu quả hoạt động cao nhất.
Trong hoạt động quản lý tố chất của người lãnh đạo-người đưa ra quyết định đóng vai trò tiên quyết đến hiệu quả quản lý. Qua quá trình tìm hiểu hoạt động của khách hàng kiểm toán viên sẽ có được cái nhìn ban đầu về người lãnh đạo từ đó đưa ra những phán đoán về cách quản lý và các sai phạm có thể xảy ra từ cách thức quản lý đó. Bảng 1.2 sau đây nêu ra một số sai phạm thường xảy ra trong hoạt động quản lý và KSNB của khách hàng để kiểm soát các sai phạm đó:
Bảng 1.2: Các sai phạm thường xảy ra đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp và hệ thống KSNB để kiểm soát sai phạm đó

3.1. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán thực hiện
Các khoản chi phí nói chung và chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp là thông tin quan trọng trong báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh những khoản chi phí này làm cho thông tin tài chính sai lệch.CPBH và CH QLDN liên quan chặt chẽ đến các khoản mục khác đặc biệt là khoản tài sản. Chính vì thế Công ty AASC luôn chú trọng việc hoàn thiện chương trình kiểm toán hai khoản mục CPBH và CP QLDN để thu được những bằng chứng chính xác làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán trung thực nhất
Về việc xây dựng kế hoạch kiểm toán:

Kiểm toán viên nên có kế hoạch khảo sát đơn vị khách hàng một cách cụ thể. Vì vậy kiểm toán viên sẽ đánh giá hợp lý mức rủi ro đối với từng khoản mục để có kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán hợp lý cho từng khoản mục đó. Vì thế kiểm toán viên cũng có thể xác định được kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần áp dụng cho từng khoản mục hay các công việc cụ thể cần thực hiện khi kiểm toán cũng như các mục tiêu kiểm toán tương ứng với các khoản mục trên cơ sở kết quả của cuộc khảo sát trên. Tuy nhiên, việc khảo sát này cần được giao cho một kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao, để có những đánh giá và cái nhìn tổng quan nhất về Công ty khách hàng.
Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán công ty khách hàng nên có một sự hiểu biết sơ bộ về khách hàng trước khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết để xây dựng được kế hoạch kiểm toán chi tiết cụ thể nhất, xác thực nhất. Từ đó, kiểm toán viên có thể đánh giá chính xác hơn đối với mức rủi ro kiểm toán và đưa ra các công việc hay phương pháp cần thực hiện khi kiểm toán các khoản mục được chính xác hơn, phù hợp hơn.
Trong chương trình kiểm toán cho các khách hàng cụ thể, Công ty có hướng dẫn thực hiện một số các thủ tục cần làm đối với một số khoản mục, tuy nhiên các hướng dẫn này cũng chưa tính đến tình hình cụ thể đối với từng khách hàng, vì vậy chưa có hiệu quả. Do vậy, kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về Công ty khách hàng để cụ thể hoá các hướng dẫn trên đối với từng khách hàng cụ thể để kiểm toán viên thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Về việc đánh giá rủi ro kiểm toán:

Đối với khách hàng thường xuyên, kiểm toán viên phải có sự xem xét sơ bộ về những thay đổi chung của Công ty khách hàng trong năm kiểm toán để đánh giá mức rủi ro hợp lý về Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên cần có sự đánh giá thích đáng đối với những khách hàng này để giảm bớt khôi lượng công việc cần thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước đó.
Công ty cần quan tâm hơn nữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán và sử dụng kết quả đó để quyết định áp dụng các kỹ thuật thuật thập bằng chứng kiểm toán đối với từng khoản mục, hạn chế thủ tục kiểm toán đối với những khoản mục không trọng yếu, rủi ro thấp.


Về chương trình kiểm toán chung đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Để khắc phục nhược điểm do Công ty thực hiện kiểm toán theo khoản mục, khi phân công công việc cho các kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cụ thể, trưởng nhóm kiểm toán phân công cho các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các khoản mục có liên quan đến nhau như: kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động với tiền mặt, tạm ứng, tiền gửi ngân hàng; doanh thu và phải thu khách hàng; kiểm toán hàng tồn kho với giá vốn và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ…
Mục tiêu kiểm toán đối với khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào các mục tiêu chung trong chương trình kiểm toán mẫu mà còn cần được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản phải thu khách hàng của từng khách hàng cụ thể, thông qua việc tìm hiểu sơ bộ về các khách hàng trước khi lập kế hoạch kiểm toán.
Chương trình kiểm toán của Công ty cũng phải thường xuyên được cập nhật theo chế độ kế toán mới, do đây là những hướng dẫn chung cho các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đồng thời đây là cơ sở cho việc kiểm tra, soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán
Nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên bằng cách gắn trách nhiệm của họ với ý kiến mà họ đưa ra có nghĩa là kiểm toán viên phải có trách nhiệm với ý kiến của mình, và Công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước báo cáo kiểm toán đã phát

hành, do đó các Công ty kiểm toán có ý thức hơn trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Do đó, các kỹ thuật thu được các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao như kỹ thuật chọn mẫu kiểm tra chi tiết và phân tích.
Việc lựa chọn mẫu cần thực hiện theo kỹ thuật cụ thể kết hợp với kinh nghiệm của kiểm toán viên sẽ làm cho mẫu được chọn có tính chất thay mặt hơn. Kiểm toán viên có thể lựa chọn phương pháp MUS( Monetary Unit Sample).
Về việc nâng cao chất lượng kiểm toán viên:

Không ngừng nâng cao trình độ của các kiểm toán viên thông qua các lớp đào tạo do Công ty tổ chức, thường xuyên cập nhật các thay đổi về chế độ tài chính cho các nhân viên trong Công ty. Nếu các nhân viên của Công ty có trình độ nghiệp vụ cao và thường xuyên được cập nhật các văn bản mới có liên quan thì chất lượng của cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện sẽ tăng lên, vì thế nâng cao uy tín của Công ty và tạo niềm tin cho các khách hàng.
Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần tăng cường việc sử dụng các thủ tục phân tích thay vì chủ yếu sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết để giảm bớt các công việc cho kiểm toán viên. Việc thực hiện thủ tục phân tích một cách hiệu quả giúp kiểm toán viên đi đúng hướng tránh tình trạng kiểm tra dàn trải. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục phân tích đạt hiệu quả đòi hỏi các kiểm toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng xét đoán. Do đó Công ty phải tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên.
Duy trì nâng cao và quan tâm tới việc khen thưởng đãi ngộ để khuyến khích tinh thần làm việc cho các nhân viên cũng như những hình thức kỷ thuật, phê bình, tự phê bình đối với những sai phạm để đảm bảo nguyên tắc hoạt động của Công ty. Thêm vào đó, Công ty cũng nên có những khuyến khích, tài trợ, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia học nâng cao trình độ nghiệp vụ: học cao học, học AASC… cũng như học ngoại ngữ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, ký kết hợp đồng đối với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả công việc cũng như việc mở rộng thị phần vì trên thực tế hoạt động kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế, chưa phát triển tương xứng với quy mô của Công ty hiện nay.

KẾT LUẬN
Cùng với sự tiến bộ chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và dần khẳng định được vị thế của mình. Góp phần vào sự phát triển chung đó phải kể đến sự thay đổi của Luật kế toán, kiểm toán; các chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán – hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính, kế toán và kiểm toán tại Việt Nam.Có thể nói, khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là quy trình kiểm toán hết sức quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Thông qua đó, kiểm toán viên có thể đánh giá một cách chung nhất về tình hình hoạt động của công ty khách hàng để từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến đánh giá về công ty khách hàng và đưa ra những kết luận kiểm toán trong một cuộc kiểm toán.
Qua quá trình thực tập tại Công ty AASC giúp em hiểu rõ hơn về công ty cũng như cách, các bước trong cuộc kiểm toán BCTC. Trong chuyên đề thực tập chuyên nghành này em đã mô tả quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán đối với khoản mục CPBH và CP QLDN. Đồng thời qua quá trình tiếp xúc và làm việc trực tiếp với các khách hàng em đã trình bày từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Ngoài ra, để góp phần hoàn thiện cho quy trình kiểm toán em đã nêu một số ưu điểm, nhược điểm và một số giải pháp hoàn thiện cho quy trình kiểm toán CPBH và CP QLDN.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hạ Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top