daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA

LỜI NÓI ĐẦU
Trong các loại hình kiểm toán hiện đang tồn tại ở Việt Nam, kiểm toán độc lập ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý của các tài liệu kế toán cũng như các báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơn vị này. Một trong những hoạt động chủ yếu của kiểm toán độc lập là kiểm toán Báo cáo tài chính, đó là sự xác minh và bày tỏ ý kiến về Báo cáo tài chính của khách hàng. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán độc lập đã góp phần vào việc làm trong sạch hoá, lành mạnh hoá nền tài chính Quốc Gia.
Để có thể đưa ra những ý kiến trung thực và hợp lý về các Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần kiểm tra xem xét từng bộ phận cấu thành nên Báo cáo tài chính trong đó có khoản mục hàng tồn kho. Số dư các khoản mục hàng tồn kho luôn được đánh giá là trọng yếu, liên quan đến nhiều chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo tài chính và đặc biệt rất dễ chứa đựng các gian lận và sai sót, do đó kiểm toán chu chu kỳ hàng tồn kho, chi phí, giá thành là một trong những công việc quan trọng cần tiến hành trong mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Qua thời gian tìm hiểu thực tế, nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác này tui lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiếp cận công tác kiểm toán hàng tồn kho theo chu trình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA thực hiện.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý thuyết về kiểm toán đặc biệt là kiểm toán chu chu kỳ hàng tồn kho, chi phí, giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính kết hợp với những kiến thức thực tế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng những kiến nghị để hoàn thiện chương trình kiểm toán phần hành này.

Trên cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu nêu trên, nội dung của Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về kiểm toán Chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Chương II: Thực trạng chương trình kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Nexia ACPA.

Chương III: Phương hướng hoàn thiện chương trình kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Nexia ACPA.
Do hạn chế về thời gian cũng như những hạn chế về mặt kiến thức nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Nexia ACPA. Cuối cùng tui chân thành Thank PGS.TS Đặng Văn Thanh, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA cùng các anh chị kiểm toán viên trong Công ty đã tận tình giúp đỡ tui hoàn thành luận văn của mình.

CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN
1.1.1 Bản chất của hàng tồn kho
1.1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - "Hàng tồn kho" thì hàng tồn kho (HTK) là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ
Như vậy, có rất nhiều hình thức tồn tại khác nhau của hàng tồn kho, tuỳ từng trường hợp vào từng loại hình doanh nghiệp. Trước hết, phải thấy hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể được mua ngoài hay tự sản xuất để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại, HTK chủ yếu là hàng hóa mua về để bán. Đối với các doanh nghiệp sản xuất HTK thường bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, công cụ để sử dụng cho sản xuất, sản phẩm dở dang trong dây chuyền sản xuất, thành phẩm trong kho chờ bán.
1.1.1.2. Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Hàng tồn kho luôn là trung tâm của sự chú ý trong cả lĩnh vực kế toán và kiểm toán cũng như trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia kế toán. Kiểm toán HTK thường được coi là một trong những công việc quan trọng, mất nhiều thời gian nhất đối với mỗi cuộc kiểm toán BCTC. Sở dĩ kiểm toán HTK quan trọng như vậy là vì:
- Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp, các nghiệp vụ liên quan đến HTK diễn ra thường xuyên, do đó rất dễ xảy ra các gian lận và sai sót với quy mô lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
- Trong kế toán có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị của HTK như: phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước... nếu áp dụng các phương pháp khác nhau sẽ đưa ra những kết quả khác nhau. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị HTK, đặc biệt, việc xác định giá vốn hàng bán có thể gây ra sai sót trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người quản lý, với mỗi loại HTK khác nhau thì điều kiện bảo quản cũng khác nhau, tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu của từng loại. Vì thế mà công việc kiểm kê, quản lý và sử dụng HTK gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra gian lận, sai sót.
- Thêm vào đó có một số khoản mục HTK rất khó đánh giá, phân loại như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng dở dang, tác phẩm nghệ thuật, kim khí quý, đá quý, hoá chất... do đó việc xác định chất lượng và giá trị HTK luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác.
- Chu trình HTK có liên quan trực tiếp đến nhiều chu trình khác như chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình tiền lương và nhân viên... Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên cần quan tâm đến mối liên quan của chúng trong một hệ thống để phát hiện ra những sai sót có tính chất dây chuyền.

Thứ sáu: Đánh giá ước tính sai sót tổng thể:
Do các thủ tục kiểm toán đều thực hiện trên cơ sở chọn mẫu, do đó, Công ty cần trang bị cho KTV những ước tính và xét đoán mang tính nghề nghiệp cho những sai sót trên phạm vi tổng thể. Việc đánh giá, ước tính sai sót trên phạm vi tổng thể sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của từng kiểm toán viên, tuy nhiên, nếu các kiểm toán viên đều có thái độ xét đoán và xem xét mọi sai sót cho tổng thể thì sẽ giảm thiểu được rủi ro kiểm toán xuống mức thấp hơn. Việc cung cấp dịch vụ từ đó sẽ chuyên nghiệp hơn và đảm bảo cho các rủi ro trọng yếu đều được phát hiện.

Thứ bảy: Kết hợp rủi ro của các bộ phận:
Theo lý thuyết kiểm toán, rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu không chỉ là "do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ" mà còn là "hay khi tính gộp". Một sai phạm của một bộ phận có thể được đánh giá là không trọng yếu những có thể nhiều sai phạm của nhiều bộ phận lại là sai sót trọng yếu. Việc kết hợp sai sót bộ phận với nhau thành sai sót tổng thể sẽ đảm bảo hơn cho các rủi ro trọng yếu được phát hiện và điều chỉnh.

Thứ tám: Xem xét tính hợp lý các chính sách của đơn vị
Đây là điều mà không chỉ tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA thiếu mà rất nhiều các công ty cũng không thực hiện điều này. Đó một phần là do mức độ phức tạp của vấn đề này, để có thể đánh giá được tính hợp lý các chính sách của đơn vị, KTV phải am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề, sản phẩm của đơn vị. Điều này là tương đối khó khăn đối với KTV, đặc biệt là kiểm toán cho khách hàng mới. Một cuộc kiểm toán chỉ kéo dài trong thời gian 4- 5 ngày, không đảm bảo để KTV có thể hiểu cặn kẽ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, KTV mới dừng lại ở mức soát xét kế toán, đánh giá việc ghi chép có đúng không chứ chưa đi được đến mức cao hơn: đó là việc đánh giá mức hợp lý của các chính sách đó. Như ở khách hàng ABC là một ví dụ, việc trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho được KTV kiểm tra trên phương diện tuân thủ chứ chưa đảm bảo tính hợp lý của các chính sách này. Ở Nexia ACPA, đối với các khách hàng lâu năm, kiểm toán viện khi nắm vững quy trình, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng đã tư vấn rất nhiều liên quan đến quy trình tính giá của đơn vị. Tuy nhiên, việc tư vấn này là chưa nhiều. Trong thời gian tới, hy vọng với sự am hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ tư vấn và thực hiện nghiệp vụ khó hơn trong kiểm toán đó là đánh giá tính hợp lý và tư vấn cho khách hàng về các chính sách đã đề ra. Đây mới là vai trò khó khăn và quan trọng của KTV.


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ, GIÁ THÀNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN 3
1.1.1 Bản chất của hàng tồn kho 3
1.1.2. Các chức năng của chu kỳ hàng tồn kho, chi phí, giá thành gắn với quá trình kiểm soát nội bộ 4
1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 6
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán 6
1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 8
1.2.3. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho 17
1.2.4. Kết thúc kiểm toán 26
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 28
2.1.1 Quá trình hình thành Công ty 28
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy 29
2.1.3. Các loại hình dịch vụ cung cấp và thị trường hoạt động của Công ty 30
2.1.4 Tổ chức hồ sơ kiểm toán 32
2.2 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA VÀ VẬN DỤNG VÀO KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 34
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 35
2.2.2 Thực hiện kiểm toán 44
2.2.3 Kết thúc kiểm toán. 66
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY NHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA 68
3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY 68
3.1.1 Những mặt tích cực. 68
3.1.2 Mặt hạn chế 72
3.2 NHẬN XÉT VỀ KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 73
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA. 78


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch của công ty cổ phần du lịch hapro Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch ngũ hành sơn – hội an của công ty Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank Chương Dương Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện quảnl ý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBank Luận văn Kinh tế 3
H Hoàn thiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền h Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện công tác xây dựng chương trình và lựa chọn hình thức đào tạo của công ty Điện lực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại Công ty Du lịch Hương Giang chi nhán Luận văn Kinh tế 0
T Một số giảI pháp hoàn thiện chất lượng chương trình du lịch tại Trung tâm du lịch Quốc tế NgôI Sao M Luận văn Kinh tế 3
H Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch dành cho khách nước ngoài vào Việt Nam c Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top