daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 0
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG CÔNG TY 1
1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của Quản trị chiến lược trong công ty. 1
1.2 Mô hình hoạch định chiến lược. 2
1.3 Các cấp độ quản trị chiến lược và lãnh đạo chiến lược. 2
1.4 Các bên hữu quan trong quản trị chiến lược. 3
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP – CTCP 4
2.1 Khái quát về tập đoàn VINGROUP – CTCP. 4
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển. 5
2.2.1 Lịch sử hình thành. 5
2.2.2 Các cột mốc phát triển của Vinpearl. 6
2.2.3 Các cột mốc phát triển của Vingroup. 8
2.2.4 Lĩnh vực hoạt động. 8
2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi. 10
2.3.1 Tầm nhìn. 10
2.3.2 Sứ mệnh… 10
2.3.3 Giá trị cốt lõi. 10
2.4 Mục tiêu. 12
2.4.2 Mục tiêu ngắn hạn. 12
2.4.1 Mục tiêu dài hạn. 13
2.5 Phân tích tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong của tập đoàn Vingroup. 13
2.5.1 Môi trường bên ngoài. 13
2.5.1.1 Các yếu tố bên ngoài. 13
2.5.1.2 Ma trận EFE và CPhần mềm 17
2.5.2 Môi trường bên trong. 20
2.5.2.1 Các yếu tố bên trong. 20
2.5.2.2 Ma trận IFE. 22
2.6 Phân tích và lựa chọn chiến lược bằng các ma trận kết hợp của tập đoàn Vingroup. 22
2.6.1 Ma trận SWOT 26
2.6.2 Ma trận TOWS 27
2.6.3 Ma trận BCG 28
2.6.4 Ma trận bên trong IE 28
2.6.5 Ma trận QSPhần mềm 29
Chương III : CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐƯA RA 30
Nguồn tài liệu tham khảo. 31

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG CÔNG TY
1.1 Khái niệm và nhiệm vụ của Quản trị chiến lược trong công ty.
Khái niệm:
Quản trị chiến lược là một hoạt động khoa học và nghệ thuật thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến các chức năng quản trị cho phép một tổ chức đạt được nhưng mục tiêu đề ra.
Nhiệm vụ:
Tạo lập một viễn cảnh.
Thiết lập các mục tiêu.
Xây dựng chiến lược.
Thực thi và điều hành các chiến lược.
Đánh giá và điều chỉnh.

1.2 Mô hình hoạch định chiến lược.

Sơ đồ mô hình hoạch định chiến lược cơ bản

1.3 Các cấp độ quản trị chiến lược và lãnh đạo chiến lược.
Trong công ty, chiến lược được phân chia thành 3 cấp độ:
Chiến lược cấp công ty: Chiến lược ở cấp công ty liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập.
Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp. Chiến lược ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị. Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực hay nghiên cứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thông qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả.
1.4 Các bên hữu quan trong quản trị chiến lược.
Các bên hữu quan : Các cá nhân hay nhóm có tác động, và chịu tác động của các kết cục chiến lược,họ có quyền đòi hỏi đối với thành tích của doanh nghiệp. Bao gồm
Các bên hữu quan bên ngoài:
• Khách hàng
• Nhà cung cấp
• Chính phủ
• Công đoàn
• Cộng đồng địa phương
• Công chúng
Các bên hữu quan bên trong:
• Cổ đông
• Nhân viên
• Nhà quản trị
• Thành viên ban quản trị
Các bên hưu quan thiết lập mối quan hệ trao đổi :Cung cấp cho công ty các nguồn lực quan trọng (sự đóng góp). Qua trao đổi họ kỳ vọng thỏa mãn các lợi ích của mình.


CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP – CTCP
2.1 Khái quát về tập đoàn VINGROUP – CTCP.
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn phát triển nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.
Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, Vincom đã trở thành một trong những thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Cùng với Vincom, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao và trên 5 sao quốc tế.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
• Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp).
• Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp).
• Vinpearl (Khách sạn, du lịch).
• Vinpearl Land (Vui chơi giải trí).
• Vinmec (Y tế).
• Vinschool (Giáo dục).
• VinCommerce (Kinh doanh bán lẻ: VinMart, VinPro, Ađâyrồi, VinDS...).
• VinEco (Nông nghiệp).
• Almaz (Trung tâm ẩm thực và hội nghị quốc tế).

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Với những thành tựu đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
2.2.1 Lịch sử hình thành.
Tháng 05/2002: Thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Dự án đầu tiên của công ty là xây dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tòa nhà Vincom Center Bà Triệu);
Tháng 11/2004: Vincom Center Bà Triệu chính thức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của Thủ đô;
Tháng 08/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại Vincom Center Bà Triệu đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định TTTM Vincom Center Bà Triệu là một trong những TTTM lớn nhất Việt Nam, là “Thiên đường mua sắm của Việt Nam”;
Quý 4/2009
• Hoàn tất việc xây dựng và bàn giao các căn hộ cao cấp tại Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu;
• Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi Quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore;
Tháng 04/2010: Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại của Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động;
Tháng 10/2010: Hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
Tháng 02/2011: Khai trương Vincom Real Estate Trading Center - Sàn giao dịch Bất động sản mới mang tiêu chuẩn quốc tế tại Tầng 4, Tòa nhà Vincom Center Hà Triệu, 191 Bà Triệu, Hà Nội;
Tháng 03/2011: Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam;
Tháng 6/2011: 100 triệu đô la Mỹ Trái phiếu chuyển đổi Quốc tế của Công ty phát hành năm 2009 đã được chuyển đổi thành cổ phiếu hay tất toán;
Tháng 10/2011: Công bố sáp nhập Công ty CP Vinpearl vào Công ty CP Vincom;
Tháng 11/2011:
• Bàn giao biệt thự Vincom Village (đã hoàn thiện phần thô) cho chủ đầu tư.
• Bàn giao mặt bằng TTTM Vincom Center Long Biên cho khách thuê.
Tháng 12/2011:
• Khai trương TTTM Vincom Center Long Biên Hà Nội – Vincom Village;
• Chuyển toàn bộ trụ sở Công ty về Vincom Village – Long Biên – Hà Nội.
Công ty Cổ phần Vinpearl (Vinpearl) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha Trang – Khánh Hòa. Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch, bất động sản và là chủ sở hữu của các dự án quy mô trên khắp các thành phố du lịch trên cả nước như: Khu liên hợp nghỉ dưỡng, giải trí biển đảo 5 sao đẳng cấp quốc tế tại đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang với các công trình: Công viên giải trí Vinpearl Land, Khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, Khách sạn đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Nha Trang, Sân golf 18 lỗ bên biển tuyệt đẹp (Vinpearl Golf Club); Khách sạn đẳng cấp 5+ sao Vinpearl Luxury Đà Nẵng (Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng),…
2.2.2 Các cột mốc phát triển của Vinpearl.
Tháng 7/2001: Thành lập Công ty TNHH Du lịch và thương mại Hòn Tre tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà - một trong những địa danh có tiềm năng du lịch phong phú và vị trí địa lý thuận lợi với vịnh Nha Trang cùng các điểm đến đẹp nổi tiếng như Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu… Dự án đầu tiên Công ty xây dựng là khu khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang (Khách sạn 5 sao Hòn Ngọc Việt);
Năm 2002: Triển khai xây dựng giai đoạn I Dự án Khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 430 tỷ đồng;
Năm 2003: Khai trương khách sạn 5 sao Vinpearl Resort Nha Trang, đưa 225 phòng nghỉ theo chuẩn 5 sao vào hoạt động;
Tháng 12/2003: Khai trương Khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, đưa Hòn Tre khô cằn trở thành một đảo ngọc Vinpearl lộng lẫy – biểu tượng mới về sức vươn lên mạnh mẽ của du lịch Nha Trang – Khánh Hoà nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung;
Năm 2004 - 2005: Khai thác hiệu quả dự án khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang và khu vui chơi giải trí Vinpearl Land. Phối hợp với các đơn vị tư vấn và quản lý nước ngoài trong việc quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ để tiếp thu và học hỏi nhanh nhất cung cách quản lý tiên tiến của phương Tây;
Năm 2006: Đăng cai tổ chức Vòng Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2006 tại khu Công viên giải trí Vinpearl Land.
Tháng 10/2006
• Tổ chức thành công Hội nghị cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng ngành Tài chính - Du lịch, nằm trong khuôn khổ Hội nghị APEC.
• Tổ chức thành công cuộc thi Phụ nữ Thế kỷ 21, Sao Mai điểm hẹn, Duyên dáng Việt Nam 16;
Ngày 10/3/2007: Khánh thành Cáp treo Vinpearl - cáp treo vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 3.320 m, nối liền từ cảng du lịch Phú Quý vào Đảo Hòn Tre. Cáp treo Vinpearl là biểu tượng của ngành du lịch Nha Trang và là điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.
Năm 2007
• Khai trương thêm khu khách sạn mới Deluxe – Vinpearl Resort Nha Trang, nâng tổng số phòng nghỉ tiêu chuẩn 5 sao lên 485 phòng
• Tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần thứ nhất tại Vinpearl Nha Trang, đưa thương hiệu Vinpearl phát triển một cách bền vững, trở thành hòn đảo của “sắc đẹp” và sự kiện;
Ngày 31/1/2008: Chính thức trở thành công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã VPL, trở thành cổ phiếu “vua” của ngành du lịch và nằm trong top 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường;
Năm 2010: Tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt, cuộc thi Hoa hậu Trái đất tại Vinpearl Nha Trang;
Ngày 28/5/2011: Khai trương và đưa vào hoạt động khu nghỉ dưỡng Vinpearl Luxury Nha Trang đẳng cấp 5 sao (+) sao và sân Golf biển đảo đầu tiên Vinpearl Golf Club. Đây là sự kiện đánh dấu việc hoàn thiện cơ bản các hạng mục dự án trong tổ hợp Vinpearl Nha Trang - tổ hợp du lịch đầu tiên mà Vinpearl dày công vun đắp trong suốt một thập kỷ;
Ngày 3/7/2011: Khai trương khu nghỉ dưỡng đặc biệt cao cấp Vinpearl Luxury Đà Nẵng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển chuỗi dự án mang thương hiệu Vinpearl trên toàn lãnh thổ Việt Nam và là sự trình làng đầy thuyết phục của Vingroup tại Đà Nẵng – thành phố lớn thứ 3 của cả nước;
Tháng 1/2012: Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom. Sau sáp nhập, Công ty CP Vinpearl chuyển đổi hình thức thành Công ty TNHH Một Thành viên và đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành viên Vinpearl.

2.2.3 Các cột mốc phát triển của Vingroup.
Tháng 1/2012: Sáp nhập Công ty Cổ phần Vinpearl, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch – giải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao) và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup.
2.2.4 Lĩnh vực hoạt động.
Vingroup sẽ tập trung vào 4 địa hạt sau đây :
• Vincom (Bất động sản). Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản lớn như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Tp.HCM, Vincom Village, Times City, Royal City,Vincom Mega Mall…
• Vinpearl (Du lịch – giải trí). Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp và dự án du lịch Việt Nam như Vinpearl Nha Trang (Vinpearl Resort Nha Trang, Vinpearl Land, Vinpearl Luxury Nha Trang, Vinpearl Golf Club); Vinpearl Luxury Đà Nẵng; Vinpearl Resort Hội An
• Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ). Với các cơ sở Vincharm Spa Bà Triệu, Vincharm Spa Nha Trang, Vincharm Spa Đà Nẵng, Vincharm Spa Long Biên, Vincharm Health Club TPHCM, Vincharm Spa Long Biên
• Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao). Gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, tại Khu đô thị Times City Hà Nội.

Nhận xét: Từ ma trận SWOT bằng việc sử dụng các điểm mạnh và tận dụng cơ hội mang đến 1 chiến lược đầu tư vào các thành phố tăng trưởng cao như Đà Nẵng, Bình Dương. Chiến lược này sẽ được xem xét kỹ hơn ở các ma trận tiếp theo.
Và 1 chiến lược cho việc đầu tư và ngành nghề khác của công ty đó là nhu cầu về nghỉ dưỡng đang tăng cao đây cũng sẽ là 1 lựa chọn đáng lưu ý của công ty hiện nay.
Bên cạnh đó để khắc phục các yếu điểm và hạn chế các mối đe dọa công ty cần đề ra các giải pháp mới cho thị trường văn phòng và xây dựng mối quan hệ vững chắc với hệ thống môi giới.







2.6.2 Ma trận TOWS
Ma trận TOWS Mặt mạnh.-S
1. Các vị trí bất động sản đắc địa
2. Tài sản giá trị lớn
3. Tốc độ tăng trưởng nhanh
4. Sản phẩm chất lượng
5. Sản phẩm có kiến trúc độc đáo
Mặt yếu.-W
1. Quản lý tài chính chưa tốt
2. Thiếu nguồn lực kế cận
3. Tìm kiếm khách hàng mới chưa tốt
4. Thương hiệu chưa mạnh
Cơ hội-O
1. Các thành phố lớn có tăng trưởng cao
2. Các ưu đãi về đất đai
3. Xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường Phối hợp O-S
1O-1S
Tận dụng kinh nghiệm đầu tư bất động sản để đầu tư vào các thành phố tiềm năng ( Đà nẵng, Bình dương) Phối hợp O-W

3O-4W
Xây dựng thương hiệu gắn với hình ảnh thân thiện môi trường
Mối đe dọa-T
1. Cạnh tranh cao
2. Công nghê mới
3. Vật liệu mới. Phối hợp T-S
1T-1,2,3S
Chiến lược dẫn đạo thị trường Phối hợp T-W
1T-2W
Chú trọng tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhận xét: Từ ma trận TOWN trên ta thấy. Thêm 1 lần nữa khẳng định chiến lược phát triển tại các thành phố lớn ( Đà Nẵng, Bình Dương )
Cùng với đó để hạn chế các mối đe dọa từ môi trường giải pháp được đưa ra đó là trở thành người dẫn đầu tiên phong, tức là củng cố vị trí hiện tại mà Vingroup điều này được thể hiện bằng việc đầu tư các dự án hiệu quả và cung cấp các sản phẩm dịch vụ kèm theo chất lượng.
Bên cạnh đó, Ma trận TOWN cũng đưa ra các biện pháp để khác phục yếu điểm của tập đoàn bằng cách định vị thương hiệu thân thiện với môi trường và chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực cao.





2.6.3 Ma trận BCG

20%
Vinpearl(40%)
Vinmec(12%)

Vincharm(18%)
Vincom( 30%)

10%





0%
-5x -2x 0 2x 5x

Nhận xét: Với 4 đơn vị chiến lược hiện tại vị trí của các đơn vị này đang tất tốt ở ( vị trí ngôi sao) đây là lúc gặt hái những thành công từ các dự án công ty đã đầu tư trong thời gian trước đó.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới sự suy giảm của ngành bất động sản đang kéo Vincom xuống ( gần với vị trí bò sữa). Cần có các thị trường mới như các phân tích trên đã đề cập đó là các dự án tại các thành phố lớn ( Đà Nẵng, Bình Dương), chiến lược được sử dụng đó là chiến lược thâm nhập thị trường.
2.6.4 Ma trận bên trong IE
Tổng điểm
Ma trận EFE 3
2
1
3 2 1
Tổng điểm ma trận IFE

Nhận xét: với ma trân IE ta thấy tập đoàn Vingroup nên tập trung và các chiến lược tăng trưởng. Việc tận dụng các cơ hội sẽ làm giảm thiểu các mối đe dọa mà công ty có thể phải đối mặt.

2.6.5 Ma trận QSPM
Các yếu tố quan trọng Các chiến lược thay thế Cơ sở hấp dẫn
Phân loại Xây dựng trung tâm thương mại tại các thành phố Đà Nẵng, Bình Dương Phát triển dự án dịch vụ nghỉ dưỡng


Các yếu tố bên ngoài. AS TAS AS TAS
Các thành phố lớn có tăng trưởng cao 3 4 12 2 6 Việc phát triển các TTTM tại Đà Nẵng,Bình Dương: sẽ tận dụng được kinh nghiệm đầu tư; Tận dụng được uy tín đang lên cao để vay vốn. Sở hữu được các vị trí đắc địa tại các thành phố này trước các đối thủ.
Người dân có thu nhập cao tăng nhanh 3 3 9 2 6
Nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch 2 2 4 4 8

Ưu đãi về đất đai 3 3 9 2 6
Nhiều vị trí đất đẹp 2 3 6 3 6
Các đối thủ cạnh tranh đang thăm dò 3 3 9 2 6
Cơ chế quản lý phức tạp 3 2 6 3 9
Khó tiếp cận công nghệ mới 2 2 4 2 4
Xu hướng thân thiện với môi trường 2 2 4 3 6
Lãi suất cho vay thấp 3 3 9 3 9
Các yếu tố bên trong.
Đội ngũ quản lý làm việc hiệu quả 3 4 12 2 6 Nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân đang tăng cao; Đây là cũng là nghành mà Tập đoàn đang đầu tư nhiều với tham vọng mang tới chất lượng quốc tế cho người Việt
Sản phẩm chất lượng 3 3 9 2 6
Uy tín trên trường quốc tế cao 3 3 9 3 9
Huy động vốn dễ dàng 3 3 9 3 9
Tăng trưởng nhanh 2 3 6 2 4
Đầu tư trái ngành 2 1 2 3 6
Quảng bá thương hiệu 3 3 9 2 6
Mối quan hệ với môi giới bất động sản 3 3 9 2 6
Tìm kiếm khách hàng mới 3 3 9 3 9

Thương hiệu được khách hàng ưa thích 3 3 9 3 9
Tổng cộng 155 136

Nhận xét: Từ các phân tích ở các ma trận trên ta rút 2 chiến lược đó là đầu tư trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Bình Dương và đầu tư dự án dịch vụ nghỉ dưỡng. Tuy vậy với nguồn lực về vốn và nhân lực có hạn vì thế cần có sự cân nhắc để lựa chọn ra dự án tối ưu. Qua ma trận QSPhần mềm ta thấy số điểm của dự án 1 ; xây dựng trung tâm thương mại hấp dẫn hơn bởi vậy ( số điểm 155> 136) . Lựa chọn chiến lược cho tập đoàn đó là Xậy dựng trung tâm thương mại tại thành phố Đà Nẵng, Bình Dương.
Chương III : CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐƯA RA
Bằng việc phân tích các yếu tố môi trường và các yếu tố nội lực của tập đoàn kết quả được rút ra đó là.
Tập đoàn sẽ phát triển các dự án xây dựng trung tâm thương mại tại 2 thành phố lớn: Đà Nẵng, Bình Dương
Hoạt động của 4 đơn vị chiến lược đang có mức tăng trưởng cao. Cần củng cố vị trí này bằng các mục tiêu cụ thể như sau.
Với đơn vị Vinpearl và Vincharm phụ trách mảng dịch vụ du lịch cần nâng cao hơn nữa các dịch vụ nghỉ dưỡng của các đơn vị chức năng. Không có mở rộng đầu tư thêm dự án ở mảng này.
Với đơn vị Vinmec phụ trách mảng cung cấp dịch vụ sức khỏe bên cạnh việc phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao, đơn vị này còn có nhiệm vụ hỗ trợ 2 đơn vị Vinpearl và Vincharm đưa ra các gói nghỉ dưỡng tốt hơn.
Với đơn vị Vincom phụ trách về các dự án căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê. Ngoài dự án đầu tư vào vào 2 thành phố Đà Nẵng và Bình Dương. Thì đơn vị này còn có nhiệm vụ kích hoạt thị trường văn phòng công sở đang sa sút ở hiện tại.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: nguồn nhân lực hiện tại của tập đoàn vingroup, chức năng hoạch định của doanh nghiệp tập đoàn vingroup, ví dụ vingroup về chức năng hoạch định, lựa chọn mục tiêu chiến lược và tác nghiệp của vingroup, chiến lược đầu tư dài hạn của vigroup, ví dụ về hoạch định của tập đoàn vingroup, chiến lược cấp chức năng tập đoàn vingroup, quy trình hoạch định chiến lược vingroup, các cấp chiến lược của doanh nghiệp vingroup, hoach định chiến lược kinh doanh của vingroup, hoạch định chiến lược của doanh nghiệp vingroup', chức năng hoạch định của vingroup, khái quát về vincom của vingroup, luận văn về mục tiêu phát triển tập đoàn vingroup, hoạch định nguồn nhân lực của tập đoàn vingroup, phân tích chức năng tổ chức của tập đoàn vingroup việt nam., điểm yếu của vingoup, swot ruts ra chien luoc tap doan vingroup, swot công ty vingroup, ma trận swot của vingroup, chức năng hoạch định của tập đoàn, quyết định tác nghiệp của vingroup, chiến lược thâm nhập thị trường của vingroup, hoạch định nguồn nhân lực tại vinpearl, Phân tích SWOT của vinpearl, điểm mạnh yếu trong công tác lãnh đạo của tập đoàn vingroup, chức năng hoạch định của công ty vingroup, mối đe dọa tập nguồn nhân lực của vingroup, hoạch định chiến lược của Văn phòng là gì, ma trận swot vinpearls, chiến lược cho công chúng tiềm năng của tập đoàn Vingroup
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành viên đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) t Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược sản phẩm cho công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2003- 2006 Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0
O Hoạch định chiến lược sản phẩm trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần May 10 Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh Khoa học Tự nhiên 2
X Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0
B Hoạch định chiến lược sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2003 - 2006 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top