haihong0403

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Bắc Hải





MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM 3

1.1. Tín dụng ngân hàng 3

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 4

1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 7

1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng 11

1.2.1. Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro: 11

1.2.2. Rủi ro tín dụng 13

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro tín dụng 13

1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 16

1.2.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: 18

1.2.2.3.1. Các nguyên nhân khách quan: 18

1.2.2.3.2. Các nguyên nhân từ phía khách hàng: 20

1.2.2.3.3. Các nguyên nhân từ phía ngân hàng: 22

1.2.2.4. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng: 26

1.2.2.5. Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và chỉ tiêu về an toàn tín dụng: 28

1.3. Lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: 30

1.3.1. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: 30

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BẮC HẢI 33

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và chi nhánh Bắc Hải: 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội: 33

2.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Bắc Hải: 34

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 34

2.1.2.2. Các lĩnh vực hoạt động 37

2.1.2.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm gần đây: 38

2.2. Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải: 42

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải 42

2.2.1.1. Tình hình dư nợ tín dụng 42

2.2.1.2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế 44

2.2.1.3. Phân loại tín dụng theo kỳ hạn 44

2.2.1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng 46

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải 46

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải 46

2.2.2.2. Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng mà chi nhánh mắc phải 49

2.2.3. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần thương mại quân đội chi nhánh Bắc Hải 57

2.2.3.1. Chính sách hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần thương mại quân đội chi nhánh Bắc Hải 57

2.2.3.1.1. Quan điểm của ngân hàng cổ phần quân đội về hạn chế rủi ro tín dụng: 57

2.2.3.1.2. Hình thức quản lý rủi ro tín dụng: 58

2.2.3.1.3. Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản tại MB 58

2.2.3.2. Quy trình tín dụng tại ngân hàng cổ phần thương mại quân đội chi nhánh Bắc Hải: 68

2.2.3.3. Tình hình hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng cổ phần thương mại quân đội chi nhánh Bắc Hải 72

2.2.3.3.1. Tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án cho vay. 72

2.2.3.3.2. Tình hình thực hiện công tác theo dõi nợ, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của đơn vị vay tiền 72

2.2.3.3.3. Tình hình thực hiện công tác thu hồi nợ: 73

2.2.3.3.4. Tình hình thực hiện công tác xử lý nợ khó thu hồi: 74

2.3. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải 74

2.3.1. Những kết quả đã đạt được: 74

2.3.2. Những yếu kém còn tồn tại 75

2.3.3. Nguyên nhân 76

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐÔI CHI NHÁNH BẮC HẢI 79

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Bắc Hải 79

3.2. Các giải pháp hạn chê rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Bắc Hải: 81

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thu thập thông tin 81

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chưc điều hành 84

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 85

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với khách hàng 89

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay 91

3.2.6. Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay 93

3.2.7. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng 96

3.2.8. Các giải pháp về tài sản bảo đảm : 97

3.2.9. Chuyển rủi ro cho bên thứ ba: 98

3.2.10. Một số biện pháp khác 99

3.3. Một số kiến nghị 100

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước 101

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 103

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng cổ phần quân đội 105

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ch rút vốn ra bằng tiền mặt.
Ba là, báo cáo tài chính của khách hàng không minh bạch. Những thông tin trên báo cáo tài chính là cơ sở để các cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng từ đó đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng, thông qua đó đi đến quyết định tín dụng. Những báo cáo tài chính có độ chính xác thấp, thiếu minh bạch sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng, có thể dẫn đến những nhận định sai lầm và đưa ra quyết định tín dụng không hợp lý. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.
Bốn là, khách hàng không có đủ hay không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, chính vì vậy dẫn tới không trả được nợ đúng hạn gây ra các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh. Nguyên nhân này thường xuất phát từ các lĩnh vực hay các khách hàng, khoản vay có đặc điểm:
- Cho vay giải phóng mặt bằng.
- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, nhưng vốn tự có đó lại dựa vào nguồn phát hành trong tương lai
- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của việc thu xếp nguồn vốn. Cụ thể là trong giai đoạn vừa qua, một số khoản vay trung hạn của chi nhánh được thực hiện trong năm 2007 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới chưa xẩy ra đã gặp phải hiện tượng này.
Năm là, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng do: Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết toán tài chính. Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.
Sáu là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hay đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị Trong trường hợp này nếu rủi ro xảy chi nhánh sẽ khó đòi được khoản tiền đã cho vay.
Nhóm nguyên nhân thuộc về ngân hàng:
Chưa thực sự chú trọng đúng mức đến chất lượng tín dụng. Chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng nguồn vốn huy động được của chi nhánh trong thời gian qua lần lượt là 84,68% (từ năm 2006 đến 2007) và 32,68% (từ năm 2007 đến 2008). Trong khi đó tốc độ tăng dư nợ tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua cũng lần lượt là 79,44% (từ năm 2006 đến 2007) và 34,38% (từ năm 2007 đến 2008). Từ đó có thể thấy tốc độ tăng dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng xấp xỉ thậm chí năm 2008 còn vượt cả tốc độ tăng huy động vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng gần bằng với tổng số vốn huy động được trong nền kinh tế của chi nhánh, điều đó cho thấy chi nhánh đang có hiện tượng đầu tư tín dụng ồ ạt, chạy theo phong trào, theo những đòi hỏi khách hàng mà thiếu có sự thận trọng cần thiết. Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm soát cho vay.
Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không cao gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của ngân hàng. Vẫn còn hiện tượng thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm, chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng dẫn tới những nhận định sai và đưa ra những quyết định không hợp lý. hay là khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động dẫn đến việc cho vay không đủ nhu cầu của khách hàng gây ra hiện tượng thiếu vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng tới dự án gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng của chi nhánh vấn còn kém về khả năng tư vấn khách hàng giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời, có thể nói đây không chỉ là yếu kém của chi nhánh mà còn là mặt yếu chung của hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Hiện tại, ở chi nhánh chưa phát sinh một rủi ro nào liên quan đến đạo đức của cán bộ tín dụng, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì một khi rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà xẩy ra thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chi nhánh.
Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng xác định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.
Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của chi nhánh còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra đảm bảo tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra kho thực tế hay kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một thực tế là sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế, cạnh tranh nhiều hơn là hợp tác. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh, tui nhận thấy rằng sự hợp tác giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trong lĩnh vực này là chưa cao.
Bên cạnh đó là tình hình trang thiết bị thông tin của chi nhánh còn chưa đầy đủ, khả năng thu thập thông tin khách hàng còn hạn chế. Hiện nay các phân tích của cán bộ tín dụng đều dựa trên thông tin mà khách hàng cũng cấp là chính, chứ hầu như không tự tìm kiếm được thông tin về khách hàng.
Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ. Bên cạnh đó đối với những loại máy móc đặc thù thì tuy có giá trị cao nhưng khi xiết nợ thanh lý lại khó bán được, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý sau này nếu rủi ro xẩy ra.
Nguyên nhân khác:
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Cũng như đối với các TCTD khác đây cũng là một vấn đề mà chi nhánh đang phải đối mặt.
Bên cạnh đó là tình hình khó khăn chung của nền tài chính thế giới trong giai đoạn vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Về phía Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng đó thì cũng có giới hạn vì Việt Nam chưa tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi n Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉn Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top