Eshkol

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines





MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Các vấn đề lý thuyết chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp 3

I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 3

1. Khái niệm 3

2. Phân loại 4

3. Vai trò 5

4. Kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp 6

II. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 6

1. Quản lý vốn lưu động 6

2. Nhu cầu vốn lưu động và các biện pháp đảm bảo vốn lưu động 18

3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động 25

Chương 2: Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam 27

I. Tổng quan về tổng công ty hàng không 27

1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2. Tình hình tổ chức hoạt động 28

3. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không 30

4. Vai trò nhiệm vụ của Tổng công ty 31

5. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh 32

II. Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 37

1. Cơ cấu vốn lưu động 37

2. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động 39

III. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động 49

1. Vốn bằng tiền 49

2. Hàng tồn kho 51

3. Khoản phải thu 51

4. Đầu tư ngắn hạn 51

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty hàng không Việt Nam 52

I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động 52

1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 52

2. Quan điểm mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động 54

3. Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 56

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động 56

1. Các giải pháp bổ sung vốn lưu động 57

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 58

3. Một số kiến nghị 67

Kết luận 70

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


4.1 Vai trò của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Mặc dù vận tải Hàng không là một ngành non trẻ (khoảng 100 năm), nhưng lại có tốc độ phát triển như vũ bão và vai trò của nó càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các Quốc gia trên thế giới. Nó không những thể hiện sự phát triển mà còn đem lại sức mạnh tài chính cho mọi Quốc gia.
Vận tải Hàng không đang có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã hội Việt Nam. Dựa vào sự phát triển của Hàng không, nước ta từng bước sẽ hội nhập vào thị trường Quốc tế cũng như đáp ứng mọi nhu cầu vận tải, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước, các dân tộc và các vùng trong một nước.
Hàng không Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong sợi dây xích nối kết các phương tiện vận tải khác nhằm khai thác các lợi thế của chúng đồng thời góp phần cho sự phát triển của mô hình vận tải đa cách giúp chi phí vận chuyển ngày một thấp hơn, thời gian vận chuyển ngày càng nhanh hơn, chất lượng hàng hoá vận chuyển ngày càng được đảm bảo.
Hàng không Việt nam có ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Nó liên kết các trung tâm kinh tế lớn với ưu thế tiết kiệm về thời gian và khoảng cách. vận tải hàng không còn là nguồn lực, tiềm năng kinh tế dồi dào, nó giúp mở rộng giao lưu kinh tế đối ngoại, tăng cường tiềm lực quốc phòng.
4.2 Nhiệm vụ của Tổng Công ty hàng không Việt nam
Nhiệm vụ của Tổng Công ty hàng không Việt nam được phê chuẩn trong điều lệ Tổng công ty như sau:
Thực hiện kinh doanh, cung ứng dịch vụ về vận tải hàng không đối với khách, hàng hoá trong nước và nước ngoài theo quy định, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hàng không dận dụng của Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn cho Tổng Công ty
Thuê, cho thuê, mua sắm máy bay.
Bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu cho ngành hàng không.
Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Thực hiện bay chuyên cơ cho các lãnh đạo Nhà nước.
Cung ứng dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành khác có mối liên hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền vận tải hàng không.
Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam trong 3 năm 2000 – 2002.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển mới cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế trong khu vực sau sự kiện khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan. Tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhữngchuyển biến theo hướng tích cực: Giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái, mức tăng trưởng GDP luôn ổn định ( 12%)
Trong đó, ngành du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ và sự đầu tư thoả đáng, Du lịch Việt nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Bằng các chương trình cụ thể cả về trước mắt và lâu dài được xây dựng, tổ chức rộng khắp trên cả nước: Festival Huế 2000, với mục tiêu “Việt nam, điểm đến của thiên niên kỷ mới”, các lễ hội lớn ở các địa phương, các chương trình du lịch sinh thái, các tour du lịch theo mùa, du lịch làng nghề đã thu hút một lượng du khách nước ngoài không nhỏ đến với Việt nam.
Mặt khác, thu nhập bình quân của người dân Việt nam đã được cải thiện, giá trị tinh thần được quan tâm hơn, nhu cầu du lịch của một bộ phận không nhỏ dân cư ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn chú trọng các chính sách thu hút đầu tư thông qua việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào mọi lĩnh vực kinh tế. Đánh dấu bằng việc Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt nam vào năm 1995, Việt nam chính thức có quan hệ ngoại giao và thương mại đối với 134 nước trên thế giới, Việt nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài coi là thị trường tiềm năng các tổ chức, các cá nhân đã biết đến Việt nam ngày một nhiều hơn.
Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hàng không nước nhà thể hiện qua giai đoạn từ đầu nửa cuối năm 1999 đến hết 8 tháng đầu năm 2001. Tháng 9 năm 2001, sự kiện khủng bố tấn công nước Mỹ bằng máy bay dân dụng ngày 11 đã lại một lần nữa gây ảnh hưởng không nhỏ đối với hầu hết các hãng hàng không trên thế giới, trong đó có Tổng Công ty Hàng không Việt nam.
Sự kiện 11/9 gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đi lại trên các chuyến bay, nên hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều cố gắng thu hút khách hàng bằng mọi biện pháp có thể, làm tăng sức ép cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không đặc biệt là đối với Hàng không Việt nam là Hãng còn rất non trẻ, tiềm lực tài chính không mạnh, nhưng với nỗ lực không ngừng, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty hàng không Việt nam đã áp dụng các biện pháp xúc tiến thương mại để giữ vững thị phần, tận dụng mọi lợi thế để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đề ra, giữ vững tốc độ tăng trưởng, hoàn thành vượt mức mọi chỉ tiêu năm 2001.
Năm 2001 là năm khởi đầu của nhiều dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt nam như: phát triển đội bay, mở thêm một số đường bay mới, mở lại các đường bay off-line, mở lại các đường bay chính trị trong nước, đẩy nhanh quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ bảo dưỡng máy bay A320 và Boeing 767 (C-check – Bảo dưỡng lớn nhất cho hầu hết các loại máy bay vận tải hạng nặng), xây mới nhà ga T1 sân bay Nội bài, Đến cuối năm 2001, các dự án đã bước đầu đi vào hoạt động.
Sang năm 2002, các dự án đã được chính thức đưa vào khai thác: Nhà ga T1 Nội bài đã được sử dụng với dung lượng khách đi/đến khoảng 1,5 triệu hành khách/năm; Hệ thống C-check đã hoàn thiện, có thể thực hiện mọi phần việc về sửa chữa máy bay cho đội bay của Tổng Công ty (trước đây phải đi thuê các nhà sản xuất máy bay làm với chi phí rất lớn) và bước đầu đã nhận bảo dưỡng máy bay cho một số Hãng hàng không khác; mở đường bay thẳng Hà nội - Tokyo, chuẩn bị tiền đề cho việc mở đường bay đến Mỹ; ký hợp đồng mua mới 5 chiếc máy bay AIRBUS A321 và 2 chiếc BOEING B777 với số tiền đầu tư nhiều triệu USD.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã liên tục đổi mới các chiến lược xúc tiến thương mại: Kết hợp với Tổng cục du lịch mở các tour với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với thu nhập và yêu cầu của khách hàng, tổ chức bán vé giảm giá theo mùa nhằm tận dụng công suất tải của máy bay trong những thời gian vắng khách (mùa thấp điểm), chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) hoạt động hiệu quả và thu hút được một lượng không nhỏ khách hàng thân thuộc với Tổng Công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ ( thái độ phục vụ, chất lượng suất ăn, hạn chế đến mức thấp nhất việc chậm lỡ chuyến), đảm bảo uy tín của Tổng Công ty thông qua các chuyến bay an toàn
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2001, 2002 đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách và các chiến lược kinh tế của Tổng Công ty Hàng không Việt nam. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, chúng ta có thể theo dõi biểu sau:
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 – 2002
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
4,610,196,600,892
5,569,924,229,549
6,749,861,625,992
Trong đó DT từ vận tải
4,333,584,804,838
5,315,812,433,094
6,412,368,544,679
Tổng chi phí
4,312,107,397,086
5,299,576,016,528
6,111,727,690,277
Lợi nhuận trớc thuế
298,089,203,806
363,352,033,693
638,133,935,715
Thuế TNDN
95,388,545,218
116,272,650,782
204,202,859,429
Lợi nhuận sau thuế
202,700,658,588
247,079,382,911
433,931,076,286
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hãng Hàng không Việt nam 2000- 2001- 2002 )
Về doanh thu: Năm 2001, tổng doanh thu đạt gần 5,600 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm là 1.5%; Năm 2002, với tổng doanh thu trên 6,700 tỷ đồng vượt mức kế hoạch 7.45%.
Trong ba năm 2000 – 2002, doanh thu của Tổng Công ty Hàng không Việt nam tăng trưởng bình quân ở mức 17.3%/năm. Mặt khác, ta thấy trong doanh thu của Tổng Công ty, doanh thu vận tải hàng không chiếm tỷ trọng rất lớn (xấp xỉ 95% trong đó doanh thu vận tải hành khách chiếm khoảng 80%): Năm 2001, doanh thu vận tải đạt trên 5,300 tỷ đồng chiếm 95.45% doanh thu toàn Tổng Công ty, tăng 22.67% so với cùng kỳ năm trước; Năm 2002, doanh thu này là trên 6,400 tỷ đồng tăng 20.63% so với năm 2001.
Các lý do khách quan và chủ quan tác động đến doanh thu của Tổng Công ty có thể kể đến Nhìn chung doanh thu tăng là do một số lý do sau:
Thứ nhất là những năm gần đây, cùng với chính sách của nhà nước về du lịch, đầu tư , việc tiến hành cải cách các thủ tục hành chính đặc biệt là trong hoạt động đầu tư , thủ tục hải quan và các chính sách kinh tế khác nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng tương đối cao, quan hệ hợp tác song phương và đa phương về nhiều mặt với các quốc gia trên thế giới, Việt nam tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hàng không Việt nam.
Thứ hai, Tổng Công ty hàng không Việt nam đã có các biện pháp tích cực như: phát triển...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top