qlong05

New Member

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đồng tài trợ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Công thương Việt Nam





Về nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, theo tính toán cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của toàn Tổng công ty giai đoạn 2001-2010 khi trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Quy hoạch điện V hiệu chỉnh (có xét đến việc tham gia Dự án này) thì hàng năm ngoài nguồn khấu hao cơ bản khoảng 4000 tỷ (năm 2001) đến 17.000 tỷ (năm 2010), lợi nhuận ròng đưa vào đầu tư từ 300-1.500 tỷ đồng và chênh lệch tăng giá điện chuyển đầu tư, thu sử dụng vốn để lại tái đầu tư 500-15.000 tỷ đồng (tổng cộng nguồn: 18.000 - 49.000 tỷ đồng) sau khi trừ đi nợ phải trả hàng năm khoảng 3000-19.000 tỷ, Tổng công ty vẫn đảm bảo tỷ lệ tự đầu tư trung bình giai đoạn 2001-2005 là 29% và giai đoạn 2006-2010 là 17,2%. Như vậy, với tiến độ góp vốn dự kiến trong giai đoạn 2003-2006, khả năng Tổng Công ty cân đối đủ nguồn tham gia 30% tổng vốn đầu tư cho Dự án này là khả thi.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t phần đóng góp rất lớn của công tác thẩm định dự án. Trong những năm gần đây thực hiện chiến lược tăng cường chất lượng tín dụng nhằm quản lý tín dụng chặt chẽ, công tác nâng cao năng lực thẩm định dự án đã được chú trọng và tạo tiền đề cho sự thành công của hoạt động ĐTT. Mặc dầu vậy, chất lượng công tác thẩm định dự án ĐTT tại NHCTVN còn nhiều điều cần hoàn thiện hơn nữa. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án ĐTT cần hoàn thiện như thế nào, bằng biện pháp nào là một vấn đề rất lớn, là trăn trở hàng đầu của NHCTVN hiện nay. Trong phạm vi hạn chế của một luận văn thạc sỹ, ở đây chỉ xin bàn đến một nội dung quan trọng nhất trong công tác thẩm định dự án ĐTT, đó là thẩm định tài chính dự án ĐTT.
2.2.2 Công tác thẩm định tài chính dự án ĐTT tại NHCTVN.
2.2.2.1 Tổ chức công tác thẩm định dự án ĐTT tại NHCTVN
Tổ chức công tác thẩm định dự án ĐTT nói chung có thể chia làm 2 trường hợp:
- NHCTVN làm đầu mối:
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng hay từ chi nhánh NHCT, NHCTVN thực hiện thẩm định sơ bộ, nhận định tính khả thi của dự án. Nội dung thẩm định sơ bộ theo hướng dẫn Quy chế cho vay hiện hành của NHCTVN.
Nếu khách hàng và dự án không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng hiện hành thì trả lại hồ sơ và thông báo lý do cho khách hàng và chi nhánh biết.
Nếu khách hàng và dự án không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng hiện hành thì mời các tổ chức tín dụng tham gia ĐTT.
Nếu thư mời ĐTT không được các tổ chức tín dụng hay chấp thuận không đủ so với số tiền đề nghị cấp tín dụng, NHCTVN xem xét lại khả năng tài trợ của mình. Nếu không đủ khả năng tài trợ phần còn thiếu thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết. Nếu ngân hàng có đủ khả năng tài trợ phần tín dụng còn thiếu thì ngân hàng sẽ đảm nhận tài trợ cả phần này.
Nếu các tổ chức tín dụng đồng ý tham gia ĐTT (trở thành thành viên tham gia ĐTT), NHCTVN sẽ thỏa thuận với các thành viên về cách thẩm định.
Nếu từng thành viên thẩm định riêng thì phải có Biên bản thỏa thuận chung giữa các thành viên, sau đó NHCTVN sẽ thực hiện thẩm định theo Quy chế cho vay/bảo lãnh hiện hành. Nếu thẩm định chung thì NHCTVN sẽ làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định và có trách nhiệm dự thảo chi tiết báo cáo kết quả thẩm định chung để các thành viên tham gia. Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định trường hợp này như sau:
Biểu 2: Sơ đồ tổ chức thẩm định dự án ĐTT trường hợp NHCTVN làm đầu mối
Khách hàng
Dự án ĐTT
Trả lời từ chối
NHCTVN :
thẩm định sơ bộ
Ký kết hợp đồng ĐTT
Dự án khả thi
Dự án không khả thi
Dàn xếp không thành công
Đồng ý tài trợ
Dàn xếp
thành công
Mời tham gia
Tự TĐ riêng
Hội đồng TĐ chung
Thỏa thuận cách ĐTT
Kết quả thẩm định
Không đồng ý tài trợ
Ban lãnh đạo NHCTVN quyết định
Trường hợp phức tạp tổ chức tái thẩm định
- NHCTVN là thành viên
Khi nhận được thư mời và bản thẩm định sơ bộ từ các tổ chức tín dụng khác, NHCTVN xem xét và quyết định có tham gia ĐTT hay không. Nếu không tham gia thì thông báo bằng văn bản ( kèm theo thư mời) cho tổ chức tín dụng mời biết lý do. Nếu quyết định tham gia thì thống nhất phương án thẩm định đối với các thành viên.
Nếu thẩm định riêng thì thực hiện theo quy chế tín dụng hiện hành
Nếu thẩm định chung thì tham gia Hội đồng thẩm định, Ngân hàng có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với các văn bản, thỏa thuận với các thành viên về nội dung hợp đồng ĐTT, hợp đồng cấp tín dụng do tổ chức đầu mối và tổ chức đầu mối cấp tín dụng soạn thảo.
Cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm định và trình Ban lãnh đạo Ngân hàng xem xét và quyết định. Trong trường hợp dự án phức tạp NHCTVN có thể phối hợp với các ngân hàng khác tổ chức tái thẩm định dự án.Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định trường hợp này như sau:
Biểu 3: Sơ đồ tổ chức thẩm định dự án ĐTT trường hợp NHCTVN là thành viên
Ngân hàng dàn xếp
Thư mời ĐTT
Trả lời từ chối
Phòng Khách hàng lớn NHCTVN :
Phân tích dự án
Ký kết hợp đồng ĐTT
Quyết định không tham gia
Quyết định tham gia
Đồng ý tài trợ
Tự TĐ riêng
Hội đồng TĐ chung
Thỏa thuận cách ĐTT
Kết quả thẩm định
Ban lãnh đạo NHCTVN quyết định
Trường hợp phức tạp tổ chức tái thẩm định
2.2.2.2 Qui trình thẩm định tài chính dự án ĐTT tại NHCTVN.
Nhìn chung sau khi kết thúc các bước thỏa thuận về cách ĐTT thì qui trình thẩm định tài chính dự án ĐTT cả trong trường hợp thẩm định chung và thẩm định riêng đều tương tự như quy trình thẩm định tài chính một dự án bình thường. Phần này đã được nêu trong Chương I.
2.2.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án ĐTT.
Đối với dự án ĐTT nội dung thẩm định tài chính cũng bao gồm 4 nội dung chính là:
- Thẩm định tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư.
- Thẩm định tính khả thi và hợp lý của từng nguồn vốn
- Phân tích và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
- Phân tích rủi ro của dự án
Trong 4 nội dung này nội dung thứ nhất và thứ hai được các thành viên thẩm định đặc biệt quan tâm đối với dự án ĐTT.
Thẩm định tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư :
Trong nội dung này, cán bộ thẩm định của Ngân hàng xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản chi phí cần thiết chưa… Ngoài ra, cần xem xét, dự tính các yếu tố có thể làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư như các chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, điện nước phục vụ thi công, lãi vay trong thời gian thi công, biến động tỷ giá, trượt giá…
Tổng vốn đầu tư cho dự án thường bao gồm: vốn xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, tiền thuê đất, xây dựng công trình…), vốn thiết bị (nhập khẩu, mua trong nước hay tận dụng thiết bị hiện có), vốn lưu động, bảo hiểm, dự phòng, lãi vay trong thời gian thi công, vốn lưu động hoạt động ban đầu… Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã cho vay hay đã thực hiện, cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, cán bộ thẩm định xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án
Căn cứ tiến độ thực hiện dự án, cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn. Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án là cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân và tính toán lãi vay trong thời gian thi công.
Thẩm định tính khả thi và hợp lý của nguồn vốn đầu tư :
Trên cơ sở tổng mức đầu tư, cán bộ thẩm định rà soát lại từng nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn như vốn tự có, vốn vay trong và ngoài nước và các ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top