ngochankha

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu hướng tiêu dùng mới của con người trong thời đại công nghiệp
hiện nay, du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành công
nghiệp không khói mang lại hiệu quả cao. Du lịch không chỉ mang lợi nhuận
kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích chính trị, xã hội khác cho những vùng,
những quốc gia nhiều danh lam, thắng cảnh, có núi non hùng vĩ, bờ biển thơ
mộng.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá
mạnh mẽ, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên du
lịch Việt Nam luôn bị đánh giá là "Giàu tài nguyên nhưng cùng kiệt sản phẩm" mà
nguyên do chủ yếu xuất phát từ sự thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và thiếu tính
chuyên nghiệp của những người làm du lịch. Trong đó không thể không kể đến
đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người được coi là linh hồn của sản phẩm
du lịch. Việc hoạch định và đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần đưa ngành du lịch phát
triển xứng đáng với tầm vóc của một quốc gia giàu tiềm năng du lịch như nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập
tại Công ty cổ phần Quốc tế ALO em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần
quốc tế ALO" trong luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn vận dụng
những kiến thức đã học vào giải quyết vấn dề đặt ra trong kinh doanh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là:
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên
du lịch một cách khả thi, có thể áp dụng cho Công ty Cổ phần Quốc tế ALO
trong thời gian tới.
Từ mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lữ hành du lịch và hướng dẫn2
viên du lịch.
- Khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại
Công ty Cổ phần Quốc tế ALO trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công
ty cổ phần Quốc tế ALO trong thời gian tới.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khoá luận của mình, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, xử lý tài liệu.
Là phương pháp được tác giả sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành
khoá luận. Để đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách
quan nhất, tác giả đã thu thập những số liệu cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy,
như sở du lịch, các quyết định, nghị định của các cơ quan chức năng, các tài
liệu của các nghiên cứu trước và làm tài liệu tham khảo.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã vận dụng phương pháp nghiên
cứu để tổng hợp những thông tin đáng tin cậy nhất về thực trạng hoạt động của
ngành và những bất cập trong hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch để
từ đó đề xuất được những giải pháp có tính chất khả thi phù hợp với yêu cầu
thực tế.
- Phuơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Đây là phương pháp cơ bản được nhiều người nghiên cứu sử dụng trên
cơ sở phát triển những tài liệu đã qua xử lý so sánh với hoạt động của các vùng
khác, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được
đề cập đến.
- Phương pháp chuyên gia
Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp và môi trường du lịch bao hàm rất nhiều các yếu tố
tác động liên quan. Do vậy muốn đảm bảo cho các giá trị tổng hợp có cơ sở và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
mang tính hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực
liên quan.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, nghiên cứu chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Về không gian, đề tài nghiên cứu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của
công ty hoạt động trên địa bàn.
Về thời gian, đề tài khảo sát dữ liệu trong thời gian từ 2008 – 2009 và đề
xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
5. Kết cấu khoá luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3
chương:
Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và
chất lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch.
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao
chất lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Quốc tế ALO.
Chƣơng III: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Quốc tế ALO.4
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH
LỮ HÀNH VÀ CHẤT LƢỢNG HƢỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch và khách du lịch
* Du lịch là gì?
Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.
* Khách du lịch là người đi du lịch hay kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hay hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.Khách du lịch được
phân thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.2. Kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành
* Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành
- Theo nghĩa rộng: Lữ hành (travel) là sự di chuyển của con người từ địa
điểm này đến địa điểm khác với những mục đích đa dạng cũng như các hoạt
động liên quan đến sự di chuyển đó.
- Theo nghĩa hẹp: Trong kinh doanh du lịch, lữ hành được hiểu là sự di
chuyển của con người nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch theo một chương trình
nhất định và các hoạt động tổ chức chương trình du lịch đó.
- Theo luật Du lịch Việt Nam:" Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng,
bán và tổ chức thực hiện một phần hay toàn bộ chương trình du lịch cho khách
du lịch".
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
- Kinh doanh lữ hành quốc tế là hoạt động xây dựng bán và tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp lữ
hành nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh lữ hành nội địa: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa của doanh nghiệp lữ hành
nhằm mục đích sinh lợi.
* Khái niệm Công ty Lữ hành (Doanh nghiệp lữ hành)
- Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương
trình du lịch trọn gói (packge tour) cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ
hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà
cung cấp sản phẩm du lịch hay thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp
khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu
cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
1.1.3. Hoạt động hướng dẫn du lịch và chương trình du lịch
 Hoạt động hướng dẫn du lịch
* Khái niệm: Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức
kinh doanh du lịch thông qua các hướng dẫn viên và những người có liên quan
để đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách du lịch thực hiện các dịch vụ, theo các
chương trình được thoả thuận và giúp đỡ khách giải quyết toàn bộ những vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện chuyến du lịch.
* Đặc điểm lao động của hướng dẫn viên du lịch
- Thời gian lao động:
+ Được tính bằng thời gian đi cùng với khách
+ Thời gian làm việc không cố định
+ Khó có thể định mức lao động do tính chất mùa vụ nên thời gian làm
việc trong năm phân bố không đều.
- Khối lượng công việc: lớn, phức tạp, bao gồm nhiều việc khác nhau
- Cường độ lao động: cao, liên tục, căng thẳng, đặc biệt là vào mùa cao điểm.
- Tính chất công việc: đa dạng về khối lượng tiếp xúc nhưng đơn điệu,6
lặp lại một số thao tác cụ thể, đơn điệu về cơ cấu khách, điểm đến, tuyến. Đòi
hỏi chịu đựng cao về tâm lý.
* Vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch
- Vai trò
Đối với đất nước:
+ Sứ giả tại chỗ góp phần tăng cường sự hiểu biết, tính đoàn kết dân tộc
+ Chiến sĩ an ninh, bảo vệ tổ quốc
+ Mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia qua vịêc hướng dẫn, giới thiệu cho
khách sử dụng các dịch vụ.
Đối với doanh nghiệp lữ hành:
+ Thay mặt công ty thực hiện hợp đồng
+ Nhân viên tiếp thị gián tiếp qua chất lượng phục vụ
+ Thu nhập thông tin phản ánh từ khách để nâng cao chất lượng phục vụ.
Đối với khách du lịch:
+ Phục vụ tận tâm, trong chức ănng, phạm vi quyền hạn của mình
+ Là người bạn đường tin cậy chân thành nhưng không thô thiển
+ Là người thay mặt cho quyền lợi của khách du lịch
- Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch
+ Thu thập và xử lý thông tin
+ Tổ chức hướng dẫn khách tham quan và các hoạt động bổ trợ
+ Kiểm tra chất lượng và số lượng dịch vụ hàng hoá
+ Quảng cáo, tiếp thị chương trình du lịch
+ Xử lý các vấn đề phát sinh
+ Thanh toán
 Chương trình du lịch
- Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong"Quy chế quản lý lữ hành" có 2
định nghĩa như sau:
+ Chuyến du lịch (Tour): là chuyến du lịch được chuẩn bị trước bao gồm
tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du
lịch thông thường có các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
dịch vụ khác. Tất cả các chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức
đều phải có chương trình du lịch cụ thể.
+ Chương trình du lịch (Tour programme): Là lịch trình của chuyến đi du
lịch, nội dung bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, loại khách sạn lưu trú, loại
phương tiện vận chuyển, giá bán của chương trình du lịch và các dịch vụ miễn
phí.
- Theo "Nghị định số 27/2001?NĐ - CP về kinh doanh lữ hành và hướng
dẫn du lịch ở Việt Nam" ban hành ngày 5/6/2001:"Chương trình du lịch là lịch
trình trước chuyến đi du lịch do các DNLH tổ chức trong đó xác định thời gian
chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển các
dịch vụ khác và giá bán chương trình.
1.1.4. Hướng dẫn viên du lịch
 Định nghĩa hướng dẫn viên du lịch
Từ các góc độ khác nhau có các định nghĩa khác nhau.
- Đại học British Columbra (Canada): Hướng dẫn viên du lịch là các cá
nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trực tiếp đi kèm hay di chuyển cùng các
cá nhân hay các đoàn khách theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo việc
thực hiện lịch trình theo đúng kế hoạch cung cấp các lời thuyết minh về các
điểm du lịch và tạo ra những ấn tượng tích cực cho khách du lịch.
- Tổng cục Du lịch (1994): Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên
môn, làm việc cho các doanhnghiệp lữ hành( bao gồm cả doanh nghiệp du lịch
khác có chức năng kinh doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách
tham quan theo chương trình đã được ký kết.
- Luật du lịch: Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du
lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi
là hướng dẫn viên du lịch và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
- PGS. TS Đinh Trung Kiên: Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện
hướng dẫn khách du lịch trong các chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm
du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu được thoả thuận của khách trong thời gian nhất
định và thay mặt tổ chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong8
chuyến du lịch với phạm vi và khả năng của mình.
 Phân loại hướng dẫn viên du lịch
- Phân loại theo tính chất quản lý
+ HDV hữu cơ là: Hướng dẫn viên ký hợp đồng làm việc chính thức
trong một khoảng thời gian nhất định với một công ty du lịch. Họ có nhiệm vụ
hướng dẫn các đoàn khách thực hiện chương trình tham quan du lịch đã được ký
kết của công ty. Đối với loại hình hướng dẫn viên này, ngoài việc được hưởng
mức lương chính thức của các công ty du lịch, họ còn được hưởng phụ cấp theo
từng ngày thực hiện chương trình du lịch.
+ Cộng tác viên là: Những người có kiến thức tổng hợp hay nghiên cứu
về một số lĩnh vực, hiểu biết về các tuyến, điểm tham quan được các doanh
nghiệp lữ hành mời làm cộng tác hướng dẫn cho một số chương trình du lịch.
Các cộng tác viên không được hưởng lương chính thức theo quỹ lương của các
công ty du lịch mà chỉ được trả lương theo số ngày hướng dẫn khách theo thoả
thuận giữa hai bên.
- Phân loại theo phạm vi hoạt động: Hướng dân viên toàn tuyến( phụ
trách tổ chức và hướng dẫn du lịch trên toàn tuyến du lịch); Hướng dẫn viên
điểm hay hướng dẫn viên địa phương; Hướng dẫn viên trong thành phố; Hướng
dẫn viên du lịch nông thôn.
- Phân loại theo các loại hình du lịch: Hướng dẫn viên theo loại hình du
lịch tham quan thuần tuý; Hướng dẫn viên theo loại hình du lịch lịch sử, văn
hoá, kiến trúc; Hướng dẫn viên theo loại hình du lịch lễ hội; Hướng dẫn viên
theo loại hình du lịch tôn giáo;…
- Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi: Hướng dẫn viên theo đoàn;
Hướng dẫn viên cho khách lẻ…
- Theo ngôn ngữ giao tiếp: Hướng dẫn viên tiếng Anh; Hướng dẫn viên
tiếng Pháp,…
 Một số yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch
- Yêu cầu về phẩm chất chính trị
- Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
- Yêu cầu về kiến thức :
+ Yêu cầu về kiến thức tổng hợp
+ Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
- Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ
- Yêu cầu về khả năng giao tiếp và ứng xử
- Yêu cầu về ngoại hình
- Yêu cầu về sức khoẻ
- Yêu cầu về tác phong
1.2 Một số lý thuyết về chất lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch
1.2.1. Các nhân tố tác động tới hoạt động hướng dẫn du lịch
 Hình thức tổ chức chuyến đi
Có 2 hình thức: Khách theo đoàn (Group Inclusive Traveller) và khách lẻ
(Free In de pendent Traveller).
* Chương trình du lịch cho khách đi theo đoàn
- Thường là chương trình du lịch trọn gói
- Nội dung của chương trình rất đa dạng và phong phú
- Tất cả các hoạt động, các dịch vụ trong chương trình đã được quy định
và chuẩn bị trước.
- Hướng dẫn viên dễ dàng tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, tạo
được không khí vui vẻ thoải mái cho đoàn.
- Chỉ thực hiện nhiệm vụ chung với đoàn khách
- Khi có vấn đề phát sinh, hướng dẫn viên gặp khó khăn trong việc giải
quyết và đáp ứng các kiến nghị cả đoàn.
* Chương trình du lịch cho khách đi lẻ
- Số lượng ít và đôi khi khách chỉ mua chương trình du lịch từng phần.
- Hướng dẫn viên có điều kiện tìm hiểu sở thích, yêu cầu riêng của khách
để phục vụ tốt hơn.
- Hướng dẫn viên cần chuẩn bị tốt và cẩn thận các câu hỏi có liên quan
đến các lĩnh vực mà khách quan tâm.10
 Thời gian của chuyến du lịch
* Chương trình du lịch dài ngày
- Nội dung hoạt động phong phú, đa dạng
- Hướng dẫn viên có nhiều thời gian tiếp xúc với đoàn khách, hiểu biết
nhiều về đặc điểm tâm lý của họ.
- Hướng đẫn viên phải hoạt động trong một thời gian dài, với một khối
lượng công việc nhiều.
- Nhiều vấn đề phát sinh và tình huống bất ngờ xảy ra, đòi hỏi hướng dẫn
viên phải giải quyết nhanh chóng và khéo léo.
* Chương trình du lịch ngắn ngày
- Công việc của hướng dẫn viên ít và đơn giản hơn, chỉ tập trung vào
hoạt động tham quan là chủ yếu.
- Hướng dẫn viên có cường độ làm việc cao, thời gian nghỉ ngơi ngắn và
ít có điều kiện tìm hiểu tâm lý và sở thích đoàn khách.
 Đặc điểm của đoàn khách
* Theo đoàn khách có cùng dân tộc, tôn giáo: Khách du lịch đến từ cùng
một quốc gia, có cùng một tôn giáo sẽ rất thuận lợi cho công việc của hướng dẫn
viên.
* Theo độ tuổi
- Khách du lịch là thanh niên( Tốc độ thực hiện chương trình nhanh, nội
dung hấp dẫn, hướng dẫn viên phải vui vẻ, nhiệt tình, yêu cầu hướng dẫn viên
phải có kiến thức phong phú…)
- Khách du lịch cao tuổi (Tốc độ thực hiện chương trình chậm, yêu cầu
hướng dẫn viên phục vụ chu đáo, khi phục vụ phải có thái độ kiềm chế)
- Theo nghề nghiệp: Khách có cùng nghề nghiệp và khách không cùng
nghề nghiệp.
 Phương tiện giao thông được sử dụng
* Ô tô: Phổ biến nhất, thuận tiện cho công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên
thuyết minh các đối tượng trên đường đi.
* Đường sắt: Ồn ào, nhiệm vụ chính là giúp đỡ khách làm thủ tục, bảo quản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
hành lý đảm bảo an toàn, nhắc nhở khách ... có mặt ở điểm lên xuống, điểm thay
đổi phương tiện.
* Máy bay
- Tương tự như đường sắt, hướng dẫn viên chủ yếu là giúp khách làm
thủ tục hải quan.
- Theo dõi số lượng khách, bảo quản hành lý, giúp khách khi họ mệt mỏi.
* Tàu thuỷ: Đối với các phương tiện nhỏ, thì hướng dẫn viên hoạt động
tương tự như phương tiện là ô tô.
 Đặc điểm của điểm tham quan du lịch
* Điểm tham quan du lịch là các di tích lịch sử văn hoá
* Điểm tham quan du lịch tự nhiên
* Các trung tâm văn hoá, chính trị
 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ.
- Việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ của các doanh
nghiệp lữ hành rất quan trọng.
- Quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình
du lịch của hướng dẫn viên.
- Nếu các mối quan hệ không được kết hợp một cách chặt chẽ sẽ khó đáp
ứng và làm thoả mãn nhu cầu của khách.
 Trình độ, thái độ của hướng dẫn viên du lịch
- Hướng dẫn viên là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của
toàn bộ chương trình du lịch.
- Nếu hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm, sự khéo léo,
nhanh nhẹn thì chương trình du lịch sẽ thành công và làm thoả mãn được mọi du
khách và ngược lại.
- Bên cạnh đó thái độ phục vụ tốt của hướng dẫn viên cũng góp phần tạo
nên sự thành công của chương trình du lịch.
 Cộng đồng địa phương
- Đường lối chính sách phát triển du lịch của địa phương
- Thái độ của dân cư địa phương đối với hoạt động du lịch.
 Các yếu tố khác12
1.2.2. Chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò của chất lượng hướng dẫn viên du lịch
* Chất lượng của hướng dẫn viên du lịch thể hiện qua khả năng, trình độ,
kiến thức của hướng dẫn viên và do sự đánh giá, cảm nhận của du khách.
* Vai trò của việc đảm bảo chất lượng hướng dẫn viên du lịch.
Chất lượng hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò rất lớn đối với công ty du
lịch. Có thể nói rằng thành công của một công ty du lịch phụ thuộc rất nhiều vào
nhân tố con người, đặc biệt là chất lượng hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn
viên du lịch là cầu nối giữa doanh nghiệp lữ hành và khách hàng. Hướng dẫn
viên du lịch là người tiếp xúc trực tiếp với khách nên chiếm vị trí rất quan trọng,
hướng dẫn viên là người thay mặt cho doanh nghiệp trước mắt của khách hàng và
do vậy họ giữ vai trò liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.
- "Một dịch vụ có chất lượng tốt là dịch vụ trong 1 tình huống nhất định
thoả mãn khách hàng" - Survuction Marketing dịch vụ, nhà xuất bản khoa học kĩ
thuật năm 1995, tr. 119.
- Chất lượng hướng dẫn viên du lịch tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho du
khách, cho công ty du lịch, cho đất nước. Ví dụ như nếu 1 người hướng dẫn viên
du lịch nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ khách, quan tâm đến khách, chắc chắn sẽ
làm cho du khách hài lòng với chuyến đi.
- Sự đảm bảo bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công
việc cũng như thái độ nhã nhặn, dễ gần của hướng dẫn viên sẽ tạo niềm tin cho
khách về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mỗi chuyến đi.
- Sự thông cảm thể hiện qua thái độ chia sẻ, e sợ quan tâm đến từng du
khách sẽ làm cho họ có cẳm giác được nâng niu, chiều chuộng. những lời hỏi
thăm du khách sau những chuyến đi tham quan, lúc khách mệt mỏi... sẽ có tác
động rất lớn tạo sự thông cảm với khách.
- Khách tham gia vào một tour du lịch sẽ thấy yên tâm, tin tưởng. Khi thấy
tình trạng xe chuyên chở tốt đẹp, nhân viên hướng dẫn, điều hành sức khoẻ tốt,
nhiệt tình, được nghỉ trong khách sạn tiện nghi, ...
- Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch là đưa chất lượng dịch vụ lên
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
mức cao hơn trước nhằm thoả mãn sự trông đợi của khách du lịch, xã hội và
đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịchn vụ trong đó có nâng cao chất lượng hướng dẫn
viên du lịch có tầm quan trọng sống còn với các doanh nghiệp du lịch thể hiện:
+ Chất lượng dịch vụ luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Từ chất lượng dịch vụ sẽ tạo uy tín, danh tiếng cho doanh nghiệp, đó
chính là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ chính là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi
ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
1.2.2.2. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du liịch
● Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
* Kiến thức tổng hợp về một số môn khoa học có liên quan
- Nền tảng kiến thức tổng hợp vững vàng: Đây là cơ sở cho việc tích lũy
các tri thức cần thiết cho hoạt động hướng dẫn du lịch, giúp hiểu rõ vấn đề, nhìn
nhận thấu đáo.
- Nắm chắc các môn khoa học về lịch sử, địa lý, văn hoá, kiến trúc.
- Hiểu biết về hầu hết mọi mặt của cuộc sống và nắm được những thông tin
mới nhất từ đó có những lời thuyết minh phong phú và thuyết phục du khách.
+ Phong phú trong giao tiếp với khách.
* Nắm vững nội dung và phương pháp.
- Nội dung:
+ Nguyên tắc chỉ thị của cơ quan quản lý.
+ Quy định về công tác hướng dẫn trong nội bộ công ty.
+ Tư liệu dùng để thuyết minh cho phù hợp với từng đối tượng.
+ Các điều khoản trong hợp đồng 3 bên: Hợp đồng du lịch, khách, công ty
lữ hành. Cần nắm vững các điều khoản được đảm bảo một cách đầy đủ không
gây tổn thất cho doanh nghiệp.
- Phương pháp
+Phương pháp tổ chức hướng dẫn tham quan: từ những công việc đơn giả


KẾT LUẬN
Đề tài đã tập trung nghiên cứu được ba nội dung chính đó là:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và chất
lượng hướng dẫn viên du lịch.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao chất
lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Quốc tế ALO.
Chương III: Đề xuất - giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Quốc tế ALO.
Sau 4 năm ngồi trên ghế giảng đường, miệt mài phấn đấu, cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của Quý thầy cô và bạn bè. Em đã đi được 1 chặng đường vô
cùng quan trọng để rèn luyện và ngày càng hoàn thiện bản thân, góp phần xây
dựng quê hương đất nước, tiến gần hơn đến ước mơ - tương lai của mình. Cái
mốc quan trọng để đánh dấu chặng đường mới, đó chính là luận văn tốt nghiệp.
Đến nay, khóa luận với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn
viên du lịch tại Công ty Cổ phần Quốc tế Alo” đã hoàn thành. Em xin gửi lời
Thank trân trọng tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Văn hóa
- Du lịch. Đặc biệt là Thầy giáo TS. Hoàng Văn Thành đã nhiệt tình chỉ đạo
giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thiên An111

New Member
Download Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại công ty cổ phần quốc tế ALO

Download Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại công ty cổ phần quốc tế ALO miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 1
3. Phương pháp nghiên cứu . 2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 3
5. Kết cấu khoá luận . 3
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH
LỮ HÀNH VÀ CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH . 4
1.1 Các khái niệm cơ bản . 4
1.1.1. Du lịch và khách du lịch . 4
1.1.2. Kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành . 4
1.1.3. Hoạt động hướng dẫn du lịch và chương trình du lịch . 5
1.1.4. Hướng dẫn viên du lịch . 7
1.2 Một số lý thuyết về chất lượng hướng dẫn viên du lịch . 9
1.2.1. Các nhân tố tác động tới hoạt động hướng dẫn du lịch . 9
1.2.2. Chất lượng hướng dẫn viên du lịch . 12
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò của chất lượng hướng dẫn viên du lịch . 12
1.2.2.2. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du liịch. 13
1.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch . 18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ALO . 25
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Quốc tế ALO . 25
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Quốc tế ALO . 25
2.1.2. Kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009 của công ty Cổ phần Quốc tế ALO . 27
2.2. Thực trạng chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty Cổ phần
Quốc tế ALO. . 30
2.2.1. Giới thiệu chung về đội ngũ hướng dẫn viên của Công ty . 30
2.2.2. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
của Công ty Cổ phần Quốc tế ALO. . 34
2.2.2.1. Về quản lý thực hiện quy trình hướng dẫn du lịch . 34
2.2.2.2. Về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ . 36
2.2.2.3. Về khả năng tổ chức chuyến du lịch và kĩ năng giao tiếp . 40
2.2.2.4. Về tuyển chọn, quản lý sử dụng và bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch . 45
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng hướng dẫn viên tại Công ty Cổ
phần Quốc tế ALO. . 46
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân . 46
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 48
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN QUỐC TẾ ALO . 50
3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh lữ hành tại Hải Phòng . 50
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần
Quốc tế Alo tới năm 2015. . 54
3.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du
lịch tại Công ty Cổ phần Quốc tế Alo. . 56
3.3.1. Hoạch định phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty Cổ phần
Quốc tế Alo. . 56
3.3.2. Tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty . 60
3.3.3. Quản lý sử dụng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại công ty . 61
3.3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện môi trường vĩ mô góp phần nâng cao chất
lượng hướng dẫn viên du lịch ở nước ta hiện nay . 66
KẾT LUẬN . 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 70
PHỤ LỤC



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ngày có khi là một tuần hay nửa
34
tháng.Tính trung bình thì cứ mỗi hướng dẫn viên đi :
- 2 tour/ 1 tuần, với những tour ngắn ngày
- 1,5 tour Xuyên Việt / 1 tháng.
Còn vào mùa thấp điểm thì số lượng tour bị giảm xuống, công việc của
hướng dẫn viên nhàn nhã hơn và hướng dẫn viên đi thị trường nhiều hơn, tìm
kiếm nguồn khách, trau dồi kiến thức.
Còn vào mùa thấp điểm thì số lượng tour bị giảm xuống, công việc của
hướng dẫn viên nhàn nhã hơn và hướng dẫn viên đi thị trường nhiều hơn, tìm
kiếm nguồn khách, trau dồi kiến thức.
2.2.2. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch của Công ty Cổ phần Quốc tế ALO.
2.2.2.1. Về quản lý thực hiện quy trình hướng dẫn du lịch
Trong công tác hướng dẫn của mình, hướng dẫn viên nhất thiết phải nắm
vững quy trình hướng dẫn du lịch. Chính vì vậy mà trong kế hoạch đào tạo, nâng
cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch, ban lãnh đạo công ty rất chú trọng đến
vấn đề này.
Quy trình hướng dẫn du lịch được bắt đầu từ khâu chuẩn bị trước chuyến
đi đến khi tiễn khách và giải quyết những công việc sau chuyến đi.
- Công tác chuẩn bị:
+ Hướng dẫn viên phải đọc kỹ các chương trònh du lịch để hiểu, nghiên
cứu hay phát hiện những yếu tố sai sót để bổ sung giúp phòng điều hành sửa
chữa. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên sau
này.
+ Hướng dẫn viên nhận và bàn giao các loại giấy tờ và các dịch vụ trước
khi đón đoàn khách một ngày. Hướng dẫn viên phải nắm chắc các thông tin về
khách như: Số lượng, thời điểm, địa điểm đón, giới tính, quốc tịch của đoàn
khách.
+ Nhận các loại trang thiết bị phục vụ cho chuyến đi như: Loa, mũ, áo…
+ Hướng dẫn viên phải chuẩn bị bài thuyết minh dành cho chương trình
du lịch và các loại thông tin sẽ sử dụng trong chuyến du lịch. Ngoài ra hướng
35
dẫn viên cần chuẩn bị các loại trang thiết bị tối thiểu cho cá nhân, đoàn khách
phù hợp cho thời gian chuyến đi, tuân thủ nội quy, y phục, thuốc dành cho
khách.
- Công tác đón tiếp khách du lịch:
+ Hướng dẫn viên phải kiểm tra lần cuối dữ liệu về đoàn khách.
+ Khi đón khách yêu cầu các thao tác của hướng dẫn viên phải chính xác,
cử chỉ lịch thiệp, thái độ thân tình và để lại được ấn tượng cho khách.
+ Trên đường di chuyển hướng dẫn viên cần cung cấp cho khách những
thông tin cần thiết.
- Công tác tổ chức ăn ở và tham quan:
+ Khi tổ chức ở tại khách sạn, hướng dẫn viên cần làm tốt các công việc
từ trước khi đến khách sạn, khi đến khách sạn và sau khi khách đã lên phòng.
Yêu cầu hướng dẫn viên phải giải quyết một cách nhanh nhất để khách lên
phòng và bố trí khách ở các phòng hợp lý. Cung cấp các thông tin kịp thời
chính xá nhưng phải có sự tính toán trong công tác tổ chức.
+ Tổ chức ăn uống cho khách tại nhà hàng hướng dẫn viên ccần đảm bảo
cho khách:
Số lượng, chất lượng khẩu phần ăn đúng với thực đơn mẫu.
Trong thực đơn ăn uống cần cố gắng đáp ứng nhu cầu ăn riêng của từng
khách khi có yêu cầu như những món ăn kiêng, ăn chay hay thay đổi địa điểm
ăn uống.
Cuối cùng hướng dẫn viên sẽ không ăn cùng khách nếu điều kiện đòi hỏi
phải cùng ăn thì hướng dẫn viên phải ăn theo thực đơn của khách.
- Tổ chức việc tham quan tuyến điểm:
+ Khi hướng dẫn cho đoàn, hướng dẫn viên cần chú ý hình thức bên
ngoài, trang phục phải phù hợp với khách và chuyến du lịch.
+ cần chuẩn bị thật chu đáo trước khi bước vào cuộc tham quan để
có thể tự tin, chủ động trong nghề nghiệp và hoàn toàn vui vẻ khi bắt tay vào
công việc.
+ Phải biết phát huy các yếu tố thuận lợi và hạn chế các yếu tố tiêu cực
36
như thế hướng dẫn viên sẽ luôn chủ động và tạo được sự chủ động trong mọi
hoàn cảnh để xử lý và phối hợp xử lý điều tiết các yếu tố tác động.
+ cần thiết lập nhiều mối quan hệ để giữa các bên có trách nhiệm và
quyền lợi nhưng vẫn phải lường trước các yếu tố bên ngoài gây bất lợi cho công
tác tổ chức.
+ Những vấn đề phát sinh ngoại lệ bất hợp lý cần điều chỉnh, hướng dẫn
viên không được tự ý thay đổi và tốt nhất là có sự thoả thuận ba bên kèm theo
văn bản để tránh phiền phức sau khi kết thúc chương trình.
- Tổ chức các hoạt động khác:
+ Hướng dẫn viên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phải phù hợp với
đặc điểm và tính chất của đoàn khách, đáp ứng được nhu cầu và sở thích tránh
thời gian buồn chán.
+ Tổ chức phục vụ các dịch vụ khác nhau phù hợp với điều kiện và khả
năng chi trả của khách.
- Công tác tiễn khách: Hướng dẫn viên không được tranh thủ, vội vàng
tránh gây hiểu lầm. Hướng dẫn viên cần kiểm tra lại tất cả các chi tiết của
chương trình và kiểm tra tất cả các loại giấy tờ có liên quan. Hướng dẫn viên cần
có cử chỉ chào, chúc, hẹn gặp lại đối với khách du lịch.
2.2.2.2. Về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đội ngũ hướng dẫn viên của ALOTOUR đã có nền tảng kiến thức chung
ở các bậc đại học & cao đẳng nơi trước kia họ đã từng học, ngoài ra họ còn tự
trang bị cho mình một khối kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Đối với một hướng dẫn viên thì trình độ hiểu biết về một số môn khoa học
rất quan trọng . Đội ngũ hướng dẫn viên của ALOTOUR luôn nắm rất chắc kiến
thức về các môn lịch sử, địa lý, văn hoá, kiến trúc bởi họ biết khi hướng dẫn
khách đến bất kỳ một điểm tham quan nào thì các kiến thức đó đều rất cần thiết.
Việc chuẩn bị kỹ càng và nắm vững kiến thức sẽ giúp cho họ không khỏi bỡ ngỡ
và trình bày trước khách một cách lưu loát, giàu sức thuyết phục. Khách được
nhìn thực tế bằng mắt và được tận tai nghe hướng dẫn viên thuyết trình sẽ rất hài
37
lòng và khi khách hài lòng, họ biết họ đã thành công.
Hướng dẫn viên ALOTOUR với trí tưởng tượng phong phú luôn biết cách
thổi hồn vào các di sản, các danh lam thắng cảnh… bằng những câu truyện,
những truyền thuyết, làm cho chúng trở lên sống động lạ thường nhưng đều dựa
trên những hiểu biết và những thông tin cập nhật mới nhất tuyệt đối chính xác.
Thực ra trong hoạt động hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên không thể
không gặp phải những tình huống khác nhau: đơn giản hay phức tạp, thú vị hay
khó khăn, căng thẳng thậm chí nguy hiểm nên việc xử lý các tình huống đòi hỏi
hướng dẫn viên phải:
- Luôn luôn tỏ ra bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống
- Kịp thời và nhanh chóng đưa ra những giải pháp hợp lý nhất
- Cần linh hoạt năng động trong những trường hợp có thể
- Tranh thủ sự giúp đỡ về trí tuệ và góp sức của khách du lịch.
- Với những tình huống nghiêm trọng hay không đúng với thoả thuận trong
hợp đồng hướng dẫn viên cần báo cáo với cơ quan chủ quản của mình đồng thời
liên hệ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng tham gia giải
quyết.
Những yê...
Mình xin bản đầy đủ với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top