Adriyel

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch Trần Xuân Soạn





- Căn cứ thẩm định: Căn cứ thẩm định cần được thay đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như chính bản thân ngân hàng VPBank. Phải dựa vào những tiêu chí nào để xây dựng nên được một quy trình cũng như các nội dung thẩm định phù hợp là yêu cầu đặt ra cho những người quản lý cũng như các nhân viên thẩm định dự án.

- Đội ngũ cán bộ: Kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định. Nếu nhà quản lý nhận thức được đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo được điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Còn nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thu được thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ự án hay không. Do vậy mà đối với nội dung này thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng. Nội dung thẩm định bao gồm:
- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
- Nguồn tài trợ
- Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến
- Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
- Phân tích rủi ro của dự án
Thẩm định tổng mức vốn đầu tư:
Vốn đầu tư của dự án gồm vốn cố định và vốn lưu động. Cán bộ thẩm định xem xét lại việc tính toán tổng vốn của chủ đầu tư đã hợp lý chưa, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp khắc phục, dự toán lại sao cho hợp lý. Để thực hiện được điều này thì cán bộ thẩm định phải tham khảo thêm các dự án tương tự và những kinh nghiệm đã được ngân hàng đúc kết, dự báo của các bộ ngành có liên quan. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn vay số tiền lớn hơn quy định cho phép. Vì vậy phải thẩm định kỹ lưỡng để phát hiện những bất hợp lý.
Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng xem xét sự hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động. Nếu cơ cấu này không hợp lý thì đều dẫn đến làm giảm hiệu quả của dự án. Bởi vì: Nếu tính toán không chính xác, xác định sai nhu cầu vốn lưu động thì khi dự án đi vào hoạt động sẽ không có vốn để hoạt động, các tài sản cố định đã đầu tư sẽ không phát huy được hiệu quả của nó, từ đó dẫn đến có thể phải đi vay thêm vốn lưu động để hoạt động. Từ đó gia tăng chi phí của dự án.
Nguồn tài trợ:
Trên cơ sở thẩm định tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định đánh giá lại cơ cấu nguồn vốn, khả năng tham gia của mỗi nguồn vốn và tiến độ bỏ vốn của từng nguồn vốn.
Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến:
Căn cứ để xác định doanh thu của dự án: Các sản phẩm dịch vụ tạo doanh thu, công suất, hiệu suất khai thác,giá bán sản phẩm, khả năng tái chế phế liệu, thanh lý tài sản.
Chi phí quyết định đến giá thành và giá bán của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của dự án. Do vậy cán bộ thẩm định cần kiểm tra lại tất cả các khoản mục chi phí hoạt động như chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng xem những khoản mục chi phí này đã hợp lý chưa? Có phù hợp với thị trường hiện nay không? Đặc biệt là đối với chi phí khấu, hao cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ càng việc tính khấu hao như thế đã đúng quy định của Bộ tài chính hay chưa, tránh tình trạng doanh nghiệp tính khấu hao nhanh để trốn thuế của nhà nước.
Dòng tiền của dự án và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:
Dựa vào những căn cứ ở trên, các cán bộ thẩm định lên bảng chi tiết về thu nhập, chi phí, báo cáo dòng tiền qua các năm và cả đời dự án.
Bảng 1: Dòng tiền của dự án
STT
Nội dung
Năm vận hành
0
1
2
n
Lợi nhuận dự án:
Tổng doanh thu
Tổng chi phí sản xuất
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Dòng tiền dự án:
Vốn đầu tư
Lợi nhuận sau thuế
Khấu hao tài sản cố định
Dòng tiền hàng năm
Tỷ suất chiết khấu
Hệ số chiết khấu
Dòng tiền chiết khấu
NPV
IRR
Tthu hồi
(Nguồn: Tài liệu học tập của nhân viên tân tuyển)
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính:
Ngân hàng đánh giá thông qua một số chỉ tiêu tài chính như sau:
- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)
- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T)
- Chỉ tiêu điểm hòa vốn
- Chỉ tiêu năng lực hòa vốn (NI)
Các chỉ số này được tính đơn giản và chính xác bằng phần mềm chuyên dụng T24 mà tui sẽ đề cập đến sau.
Phân tích rủi ro của dự án:
Cán bộ thẩm định xem xét đánh giá các loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án. Các rủi ro đó có thể là: Rủi ro do thiên tai hỏa hoạn, rủi ro do biến động giá bán, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, rủi ro mức độ cạnh tranh, rủi ro do quản lý điều hành
Phương pháp phân tích rủi ro thường được sử dụng tại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn là phương pháp phân tích độ nhạy. Các yếu tố được xem xét khi tiến hành phân tích độ nhạy là Giá và Chi phí. Nếu dự án vẫn đảm bảo được tính hiệu quả thì ta có thể kết luận dự án là khả thi, ngược lại thì cán bộ thẩm định cần xem xét lại.
Thẩm định về phương diện kinh tế:
Cán bộ thẩm định đứng trên góc độ nền kinh tế xã hội để xem xét những nội dung sau:
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước được bao nhiêu?
- Nguồn ngoại tệ thu được hay mức độ tiết kiệm ngoại tệ do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu thay thế?
- Tạo ra cơ cấu kinh tế mới có giải quyết được việc làm không?
- Dự án có thực hiện các chính sách nhân đạo, giải quyết tệ nạn xã hội không?
Nội dung này có được xem xét khá kỹ lưỡng tại phòng giao dịch.
Thẩm định tổ chức quản lý dự án:
Cán bộ thẩm định đánh giá những nội dung chủ yếu sau:
- Yêu cầu về công tác quản lý vận hành dự án
- Có cấu nguồn lực vận hành dự án
- Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ nhân viên vận hành
- Khả năng tiếp thu công nghệ mới
Thẩm định ảnh hưởng môi trường sinh thái:
Thực tế, nội dung này ít được thẩm định vì đối với các dự án về phương tiện vận tải hành khách thì chỉ cần có giấy tờ chứng nhận lượng khí thải ở trong mức cho phép là dự án được hoạt động.
4. Phương pháp thẩm định:
Công tác thẩm định dự án hiện nay tại chi nhánh VPBank Hà Nội và Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 2 phương pháp chính là:
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp dự báo
4.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu:
Đây là một trong những phương pháp cổ điển thường được dùng trong công tác thẩm định, và đây cũng là phương pháp được dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội cũng như của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn. Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật đã được quy định, các tiêu chuẩn, định mức thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.
Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được cán bộ thẩm định đem so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành, với những dự án tương tự đã thẩm định hay đang hoạt động. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: Cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, định mức tiêu hao năng lượng, chi phí tiền lương, giá thành của sản phẩm dịch vụ
Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn. Trong việc sử dụng phương pháp thẩm định này cũng cần lưu ý, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp, tránh sự so sánh máy móc cứng nhắc.
Theo lý thuyết của ngân hàng hướng dẫn là như thế, tuy nhiên, vì danh mục các dự án đầu tư vay vốn tại phòng giao dịch chưa nhiều nên phương pháp này ít được sử dụng. Nếu có thì cũng chỉ được áp dụng trong một vài khâu thẩm định mà thôi.
4.2. Phương pháp dự báo:
Đây là phương pháp dự báo chủ yếu tại phòng giao dịch.
Trước đây, nhân viên phòng phục vụ khách hàng phải rất khó khăn và tốn nhiều thời gian mới có thể dự báo được tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của các dự án. Nguyên nhân vì nhân viên phải tính toán bằng tay nên có nhiều sai sót và mất thời gian. Hiện nay, công việc này của các nhân viên phục vụ khách hàng đã được giảm đi rất nhiều, tất cả các công việc này đã được phần mềm T24 đảm nhiệm.
T24 là phần mềm tài chính có thể gọi là tiên tiến nhất thế giới hiện nay và được rất nhiều ngân hàng sử dụng. Đây là sản phẩm của tập đoàn Temenos – Thụy Sỹ. Số tiền đầu tư vào hệ thống này rất lớn. Ngoài việc đầu tư ban đầu thì cứ mỗi một user sử dụng hệ thống thì phải trả hơn 40 triệu đồng. Phần mềm T24 được sử dụng trong hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng, trong đó thẩm định dự án đầu tư chỉ là một nội dung. Đối với những người mới làm quen với phần mềm này có thể gặp nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau một thời gian sử dụng cùng với sự giúp đỡ của các tài liệu hướng dẫn, công việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Cách sử dụng: Nhân viên phục vụ khách hàng chỉ việc điền các thông số trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, số tiền vay cùng các thông số khác, T24 sẽ tự động tính toán cho ra kết quả dự báo bao gồm số năm hoạt động, số thu nhập cũng như chi phí từng năm, có trả năng trả nợ hay không và rất nhiều thông số khác. Nhân viên chỉ việc đọc các thông số này và đánh giá xem dự án có khả thi hay không, có nên cho vay hay không.
Nhờ việc sử dụng phần mềm này, việc thẩm định trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn. Chính vì vậy, năng suất làm việc được nâng cao, giảm sự chờ đợi của khách hàng. Hiện nay, toàn bộ nhân viên của phòng phục vụ khách hàng của phòng giao dịch Trần Xuân Soạn đều sử dụng thành thạo phần mềm này.
Nhận xét chung: Nhờ có phần mềm chuyên dụng T24, nhân viên phục vụ khách hàng đã làm việc hiệu quả, chính xác hơn và ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng một phương pháp thẩm định có thể còn tồn tại sai sót, vì vậy cần sử dụng thêm các phương pháp khác bằng những phần mềm mới.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư:
Quá trình toàn cầu hoá đi kèm với sự mất ổn định ngày càng tăng là n...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top