giraffe_9591

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh và thực tiễn ở Việt Nam





Cho đến nay, có lẽ không còn mấy người suy nghĩ rằng, hai lĩnh vực kinh doanh và văn hoá loại trừ nhau. Nhưng kinh doanh thế nào là có văn hoá và yếu tố văn hoá chi phối kinh doanh đến mức độ nào vẫn còn là vấn đề khá đau đầu đối với các nhà doanh nghiệp. Để đơn vị mình có thể tồn tại và phát triển họ phải động não tìm mọi cách đẻ làm ra lãi. Chính lợi nhuận đã làm cho các nhà kinh doanh cạnh tranh, sát phạt, thậm chí loại trừ nhau. Có thể nói lợi nhuận có khuynh hướng phân hoá con người làm cho quan hệ người với người ngày càng xấu đi và đó cũng là nguồn gốc của sự tha hoá, suy đồi đạo đức xã hội và là cội rễ của nhiều cuộc chiến tranh trong quá khứ.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Văn hoá và kinh tế là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, quy định và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, nó có nội dung hết sức phong phú và phức tạp.
Về vấn đề này, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu nêu lên vai trò của nền văn hoá phương Đông trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế năng đọng của các quốc gia Châu á - Thái Bình Dương, trước hết là Nhật Bản, rồi đến các " con rồng" hiện hữu và các " con rồng, tương lai của Châu á.
Nền kinh tế Việt Nam hôm nay cũng có một bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây, khi còn thực hiện nền kinh tế chỉ huy theo lối hành chính quan liên bao cấp. Nguyên nhân thành công thực ra không phải chỉ do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế đơn thuần, mà trước hết là nhờ ở đổi mới tư duy trên cơ sở làm sống lại bài học " lấy dân làm gốc, đặt con người vào vại trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị văn hoá nhân loại. Điều đó có nghĩa chính văn hoá đã là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi mới.
Với những hiểu biết còn khiêm tốn về kinh tế và váưn hoá kinh tế cũng như vốn kiến thức có hạn về triết học em mong muốn vận dụng những hiểu biết đó để tìm hiểu vai trò của kinh tế và văn hoá kinh tế đối với sự phát triển của xã hội.
Bài tiểu luận của em gồm có phần chính như sau:
Phần I: Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh.
Phần II: Thực tiễn Việt Nam
Vì đây là lần đầu viết tiểu luận nên không tránh khỏi những thiết sót, kính mong thầy , cô góp ý và bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong các lần sau. Em cũng Thank sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Phần Nội dung
Phần I: Vai trò của nhân tố văn hoá trong kinh doanh
Kinh nghiệm thực tế của Việt Nam và của thế giới cho thấy: kinh tế không thể phát triển lành mạnh và lâu bền nếu thiếu nền tảng văn hoá và không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế, mà có sức mạnh tinh thần lớn lao tác động ngược lại đối với kinh tế, chỉ có trên cơ sở mới quan hệ hài hoà, hợp lý giữa kinh tế và vă hoá thì mỗi quốc gia mới mong đạt tới sự phát triển và năng động có hiệu quả và chất lượng cao về mọi mặt của đời sống.
Về nhận thức lý luận nhiều người có thể đồng ký với quan điểm kể trên về vai trò văn hoá trong phát triển. Song trong thực tế cần làm gì và làm như thế nào để có thể kết hợp hài hoà trong hoạt động kinh doanh (bao gồm 3 nội dung chủ yếu: sản xuất - tiếp thị - quản lý tài chính) vốn là những hoạt động cụ thể, sinh động trong một nền kinh tế hiện đại thì vấn đề lại không đơn giản chút nào.
Nói đến kinh doanh, trước hết là nói đến việc đầu tư cho sản xuất, buôn bán, phân phối hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Không thu được lợi nhuận để từ đó vừa thực hiện tái đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích thiết thân cho cả người quản lý và người lao động thì kinh doanh không thể tồn tại và phát triển.
Nhưng kiếm lời bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau:
- Có cách kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tạ với một mức sống tối thiểu.
- Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm môi trường và bằng làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong và ngoài nước.
- Nhưng cũng có cách kiếm lời bằng nhanh nhạy nắm bắt thông tin, gia sức cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín đối với người tiêu dùng và bạn hàng trong - ngoài nước.
Rõ ràng, 3 cách kiếm lời đầu tiên là những biểu hiện tồi tệ của lối kinh doanh chụp giật, thiếu văn hoá, vô đạo đức, phản tự nhiên và không thể tồn tại lâu bền, do sự thiển cận, sai lầm của bản thân những cách đó và sự phản đối của xã hội.
Còn cách kiếm lời thứ tư thể hiện những mặt ưu việt của cách kinh doanh có văn hoá. Nó đảm bảo được cái đúng, cái đẹp - vốn là những giá trị cốt lõi của văn hoá - với các lợi là mục đích của kinh doanh.
Việc đưa các nhân tốt văn hoá hoạt động kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhều điều kiện, trong đó điều kiện quyết định là con người - bao gồm tất cả mọi người trong giây truyền sản xuất, phân phối và tiêu thụi các hàng hoá và dịch vụ làm ra, nhưng trước hết và chủ yếu là người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp.
Một số nhà kinh tế học ở phương tây thường cho rằng: kinh doanh là kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Để đạt được lợi nhuận tối đa, nhà doanh nghiệp có thể sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa và tàn ác theo triết lý "khôn sống, mống chết", "mạnh được - yếu thua". Không thể hô hào đạo đức trong kinh doanh không thể nói đến cái tâm" của nhà doanh nghiệp.
Nhưng ở các nước Phương Đông. vốn có truyền thống tôn trọng các giá trị văn hoá và đạo đức, nhiều nhà doanh nghiệp nổi tiếng lại quan niệm vừa phải đề cao nhân tố trí tuệ, vừa phải biết sức coi trọng nhân tố đạo đức , tức "cái tâm" của con người trong các hoạt động sản xuất buôn bán và dịch vụ.
Theo quan niệm ấy, các nhà doanh nghiệp trước hết phải là người có tài năng. Tài năng trong việc nắm bắt các thành tự khoa học và công nghệ - vận dụng sáng tạo vào quy trình sản xuất làm cho hàm lượng trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng tăng lên, đồng thời sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ngày càng giảm bớt. Tài năng trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng của thị trường, dự báo được chiều hướng hay đơi của cung cầu, từ đó mà có thể " đi trước - đón đầu" trong việc vạch kế hoạch hành động của doanh nghiệp. Tài năng trong quản lý tài chính để mũi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả mà không để xảy ra lãnh phí, thất thoát.
Nhưng tài năng phải đi đôi với đạo đức, và đạo đức là nền tảng nhân cách cho tài năng của nhà doanh nghiệp được.
Theo em, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các nhà doanh nghiệp là tính trung thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước để không đi vào con đường trốn thuế, lậu thuế, buôn bán những đồ quốc cấm, hay tiến hành những dịch vụ có lợi cho thuần phong mĩ tục của dân tộc! Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ đúng như những lời giới thiệu và quảng cáo! Trung thực ngay cả với bản thân để không tham ô, thụt két, "chiếm công vị tư" dù hàng ngày, hàng giờ va chạm với tiền và hàng lại có quyền quyết định trong tay và cũng có thể không ai bi

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top