maquai

New Member

Download Pháp luật bảo vệ sức khỏe cộng đồng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng miễn phí





Quyền được an toàn là quyền của người tiêu dùng được an toàn về tính mạng, sức khoẻ khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Trong những năm qua, đặc biệt trong thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn giữ vị trí trọng tâm trong sinh hoạt của người dân Việt Nam.
Hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng phải đảm bảo các điều kiện cơ bản, có thể sử dụng được và không gây hại đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Hàng hóa và dịch vụ cung ứng đe dọa đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng phải được thu hồi khỏi thị trường theo một quy trình nhanh gọn và đơn giản. Nếu các nguy cơ gắn liền với sản phẩm đang được người tiêu dùng sử dụng, người tiêu dùng cần được thông báo kịp thời về chất lượng của sản phẩm để tránh các hậu quả đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ có thể gây ra từ các sản phẩm hay dịch vụ kém chất lượng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Pháp luật bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Ai đó đã nói một cách hình tượng rằng, sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Cũng chính vì lẽ đó, các quy định nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng giữ một vị trí quan trọng trong hệ các quy định của mỗi chế độ, từ khi chưa có nhà nước đến khi có nhà nước, từ các quy định bất thành văn đến các quy định thành văn.
I. Pháp luật về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam 
ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng không phải chỉ xuất hiện từ năm 1945 (với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà) mà đã được đề cập đến trong các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc. Qua các Bộ luật Hồng Đức (nhà Lê), Bộ luật Gia Long (nhà Nguyễn), Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931, Dân luật Trung Kỳ 1936 và các tài liệu nghiên cứu lịch sử đã cho thấy điều này. Tuy nhiên, phải đến khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhất là từ năm 1986, thì hệ thống các quy phạm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng mới có bước phát triển cao, tập trung, sâu sắc.
Hệ thống văn bản pháp luật về sức khoẻ cộng đồng rất rộng, có thể chia thành các lĩnh vực[1]: các văn bản quy định chung; về hôn nhân gia đình; về bảo vệ phụ nữ và trẻ em; về phòng chống tệ nạn xã hội; về bồi thường thiệt hại; về lĩnh vực y tế, dược; về lĩnh vực thương mại. Do tính liên quan rộng rãi của vấn đề sức khoẻ cộng đồng, nên không thể có một bộ luật chung về vấn đề này. Đạo luật liên quan trực tiếp nhất là Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên đạo luật này chỉ đưa ra các nguyên tắc chung cho việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thiếu cơ chế, quy phạm cụ thể. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân, sức khoẻ cộng đồng phải căn cứ vào các văn bản chuyên ngành.
Cùng với sự ra đời của của đạo luật mới trong thời gian gần đây, như Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Thương mại 2005; Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Trợ giúp pháp lý 2006; Luật Phòng, chống HIV /AIDS 2006... vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ngày càng được quan tâm và luật hoá.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật còn mang tính khái quát, chưa mang tính quy phạm cụ thể nên hiệu quả áp dụng chưa cao. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Trước mắt cần tập trung xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước; Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
 II. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng là một phạm trù rộng, kèm theo đó, hệ thống pháp luật có liên quan cũng rất rộng. Chúng tui xin đề cập một vài nét chuyên sâu về một khía cạnh của bảo vệ sức khoẻ cộng đồng - pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
1. Pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Cũng giống như việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng nói chung, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm rất nhiều các văn bản điều chỉnh.Xin liệt kê một số văn bản chủ yếu là: Bộ luật Dân sự,  Bộ luật Hình sự,  Luật Thương mại (liên quan trực tiếp là Điều 9 bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng), Pháp lệnh Thú y; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân; Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, như Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; Nghị định 78/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật….
Trong các văn bản này, quan trọng nhất phải kể đến hai văn bản: Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Pháp lệnh) có hiệu lực từ ngày 01/10/1999, gồm 06 chương, 30 điều. Về Pháp lệnh này, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Pháp lệnh không có quy định chính thức về đối tượng áp dụng, mà thông qua các quy định tại Điều 1, 4, 5, 6, chúng ta có thể nhận thấy đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá (trong nước và ngoài nước) và người tiêu dùng. Cụ thể hoá điều này, Nghị định 69/2001/NĐ-CP (Nghị định 69) quy định rõ đối tượng điều chỉnh là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình; đồng thời chỉ rõ “người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định…”
- Một số quy định trong Pháp lệnh thể hiện tư tưởng, đường lối, chính sách, không mang tính quy phạm (ví dụ Điều 2 “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội”; Điều 3 “ Nhà nước khuyến khích việc tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm”). Chúng tui cho rằng, trong các văn bản luật, việc đặt ra các điều luật này là không cần thiết.   
- Nghị định 69 quy định thêm một số trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; đồng thời nhắc lại một số trách nhiệm đã được quy định tại Pháp lệnh - mang tính trùng lặp, cần bỏ các quy định này.
- Điều 14 Pháp lệnh quy định “Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ”. Các loại hình kinh doanh này khá phổ biến ở Việt Nam (bán hàng rong, quán “cóc”…), việc quản lý lĩnh vực này khá nhạy cảm và khó khăn. Do vậy, để  khả thi, Pháp lệnh quy định Chính phủ sẽ quy định chi tiết. Tiếc rằng, Nghị định 69 đã không làm được việc này. Nói khác hơn, trong trường hợp này, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ dựa trên các nguyên lý chung của luật dân sự mà không có quy phạm “chuyên ngành”.
- Trong đời sống, luôn tồn tại nhiều kiểu “hợp đồng chấp nhận” - những hợp đồng được soạn thảo sẵn mà người tiêu dùng chỉ có thể chấp nhận hay không chấp nhận tham gia, không được sửa chữa gì (hợp đồng cung cấp điện, nước, thông tin truyền thông, tín dụng…), trong đó người sản xuất, kinh doanh đưa nhiều điều kiện bất lợi cho người tiêu dùng - và do tính chất “độc quyền”, người tiêu dùng buộc phải ký các hợp đồng này. Khi xảy ra tranh chấp, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như thế nào thì Pháp lệnh và Nghị định 69 đều không nêu rõ Chúng tui cho rằng, trong thời gian tới, khi xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cần cấm việc đưa vào hợp đồng những điều khoản gây bất lợi, bất bình đẳng cho người tiêu dùng.
- Về vấn đề...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về bảo hộ lao động tại các DN trực thuộc Tổn Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Nguyên nhân giải pháp cho việc vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Nhân Luật Bắc Miền Trung - thực trạng và giải pháp hoàn Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (Qua thực tiễn tại huyện Điện Bi Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Sự tác động của môi trường Luật pháp chính trị ảnh hưởng đến hoạt động Marketing xuất nhập kh Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ dâ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng t Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty c Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top