hoangduc0520

New Member

Download miễn phí Đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài





PHỤ LỤC:

Lời mở đầu

I. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

II. Việt Nam giải quyết mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

III. Hạn chế áp dụng luật nước ngoài – Bảo lưu “ trật tự công cộng”

Kết luận

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đề tài: Mối quan hệ giữa Pháp Luật Quốc Gia và Pháp Luật Quốc Tế trong việc điêu chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
lời mở đầu:
Trong đời sống quốc tế phát sinh mối quan hệ giữa công dân và
pháp nhân của nước này với công dân và pháp nhân của nước khác.Nhóm quan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau do công pháp quốc đIều chỉnh. Nhóm quan hệ phát sinh giữa công dân hay pháp nhân của các nước khác nhau với nhau do một nghành luật độc lập đIều chỉnh gọi là tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế la một hệ thống các quy phạm pháp luật biểu hiện mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ dân sự giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau. PLQG và PLQT là hai yếu tố không thể tách dời trong việc giải quyết mối quan hệ đó. những pháp sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhiều khi rất phức tạp,việc giả quyết không tốt sẽ gây ra những hậu quả có thể phá vỡ quan hệ của hai nước.Vì vậy tư pháp quốc tế được xây dựng dựa trên hai nguồn luật quốc gia và luật quốc tế,ngoài ra còn bao gồm tập quán quốc tế nhằm giải quyết thoả đáng theo pháp luật của hai nước tham gia vào quan hệ dân sự.
I-Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.Khái niệm dân sự có yếu tố nước ngoài:
Trong giao lưu quốc tế, những quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân thuộc các quốc gia khác nhau tham gia do những quy phạm thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế điều chỉnh. Đối tượng những quan hệ này là các quan hệ tài sản, nhân thân giữa các chủ thể tham gia các quan hệ đó.
Chủ thể tham gia các quan hệ này là các cá nhân, pháp nhân và trong một số trường hợp cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế tham gia. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự hiểu theo nghĩa rộng-Nó không chỉ bao gồm các quan hệ dân sự hiểu theo nghĩa truyền thống mà còn bao gồm cả các quan hệ tài sản và nhân thân nảy sinh trong các lĩnh vực thương mại (kinh tế), hôn nhân gia đình, lao động, tố tụng dân sự,kinh tế (kể cả trong tố tụng trọng tài). Theo quy định tại Điều 826 Bộ luật dân sự,thì những quan hệ dân sự có một trong ba yếu tố sau đây sẽ được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
- Có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia;
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt ở nước ngoài;
- Tài sản có liên quan đến tài sản đó ở nước ngoài;
(Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài hay người không có quốc tịch, pháp nhân nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài)
2. áp dụng luật dân sự Việt Nam, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 827 thì “ các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được áp dụng đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Như vậy, việc áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là định hướng đầu tiên, chỉ trừ khi “Bộ luật này quy định khác”. Những trường hợp Bộ luật dân sự quy định khác là những trường hợp áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế. Khoản 2 Diều 827 Bộ luật dân sự quy định “trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng điều ước quốc tế”. Theo quy định này, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay ký kết có hiệu lực pháp luật cao hơn so với các quy định của Bộ luật dân sự. Đay là một trong những nguyên tắc quan trọng của Công pháp quốc tế.
Pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng để điểu chỉnh các quan hệ dân sự khi được Bộ luật dân sự, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hay các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hay ký kết viện dẫn hay khi các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận không trái với các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam, thì áp dụng luật Việt Nam. Theo quy định trên có thể hiểu pháp luật nước ngoài không chỉ được áp dụng luật nội dung mà có thể áp dụng luật xung đột.
Tập quán quốc tế là một thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần, được đa số các nước công nhân áp dụng một cách liên tục, rộng rãi đến mức trở thành một quy tắc pháp lý mà mỗi người phải tuân theo nếu như không có quy định khác. Tập quán quốc tế có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc.
Chẳng hạn, toà án nước nào thì dùng luật tố tụng nước đó để điều chỉnh các vấn đề của một sự kiện hay là tập quán theo “luật quốc tịch”- công dân hay pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa lý pháp lý được xác định theo luật đó vv…
Hiện tại có những quan niệm khác nhau về giá trị pháp lý của tập quán quốc tế.
Các nước tư bản coi tập quán quốc tế là nguồn luật đương nhiên của tư pháp quốc tế, tức có giá trị pháp lý như những quy phạm của các văn kiện luật. ở các nước XHCN tập quán quốc tế chỉ được coi là nguồn của tư pháp quốc tế khi nhà nước XHCN công nhận tập quán đó. Tập quán quốc tế chỉ được áp dụng khi không có luật trực tiếp điều chỉnh, không được các bên thoả thuận trong hợp đồng quy định áp dụng. Nhưng chúng chỉ được áp dụng khi việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia: không ai có thể yêu cầu hay buộc toà án hay cơ quan có thẩm quyền của một nước áp dụng pháp luật của một nước khác để dẫn tới hậu quả trái với nguyên tắc cơ bản, những nền tảng chính trị, xã hội của nước mình. Nguyên tắc này được nhận định tại điều luật này, Toà án có quyền lựa chọn “pháp luật nơi xảy ra hành vi” hay “pháp luật nơi xả ra hậu quả” để làm căn cứ giải quyết. Nếu những phương tiện như tàu bay, tàu biển gây ra thiệt hại ở không phận, hải phận quốc tế thì sẽ áp dụng pháp luật của nước mà các phương tiện đó mang quốc tịch. Nhưng có ngoại lệ khi luật hàng không, hàng hải Việt Nam quy định khác.
Đối với hành vi thiệt hại do công dân Việt Nam thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam cho công dân Việt Nam khác, thì pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết.
3. áp dụng luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế:
Nếu toà án, trọng tài của một nước chỉ áp dụng luật nước mình để điều chỉnh mọi quan hệ có yếu tố nước ngoài hay bằng một cách mở rộng phạm vi hiệu lực của luật nước mình đối các quan hệ đó mà không tính được rằng trong những những trường hợp cụ thể việc áp dụng luật nước ngoài là hợp lý và không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội nước mình thì việc giải quyết tranh chấp nhiều khi mang lại kết quả không công bằng. Vì thế để bảo vệ ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S [Free] Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Mối quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc với vấn đề giai cấp Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Làm rõ mối quan hệ về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Mi Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Mối quan hệ giữa các phương pháp nhận thức biện chứng – siêu hình và vận dụng vào quá trình q Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xét Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Mối quan hệ giữa tư bản và người lao động Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top