dulieuxd

New Member

Download Khóa luận Đặc điểm địa chất - tiềm năng dầu khí mỏ cá heo và sư tử biển của lô A thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn miễn phí





MỤC LỤC
MỤC LỤC . 3
LỜI MỞ ĐẦU . 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . 7
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU . 8
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ . 8
II. LỊCH SỬ THĂM DÒ LÔ A . 9
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT . 11
I. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO . 11
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG THẠCH HỌC . 27
CHƯƠNG III: CÁC THÔNG SỐ ĐỊA VẬT LÝ . 42
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN . 42
II. CÁC THÔNG SỐ ĐỊA VẬT LÝ . 47
CHƯƠNG IV: TRỮ LƯỢNG MỎ KHÍ CÁ HEO VÀ SƯ TỬ BIỂN . 51
I. KHÁI NIÊM CHUNG VỀ TRỮ LƯỢNG . 51
II. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG MỎ KHÍ CÁ HEO
VÀ SƯ TỬ BIỂN . 63
KẾT LUẬN . 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

không đồng nhất baogồm: granit,
granodiorit, diorit và đá biến chất, tuổi của các thành tạo này có thể là Jura
muộn – Creta, nằm không chỉnh hợp trên móng không đồng nhất là lớp phủ
trầm tích Paleogene –Đệ Tứ có chiều dày biến đổi từ hàng trăm đến hàng
nghìn mét.
B. Các thành tạo Kainozoi
PALEOGENE
Oligocene
Hệ tầng Cau
Hệ tầng Cau có thể xem tương đương với hệ tầng Bawah, Keras và
Gabus (Agip 1980) thuộc bồn trũng Đông Natuna (ở phía Nam của bồn
trũngNam Côn Sơn).
Hệ tầng Cau vắng mặt trên phần lớn các đới nâng: Nâng Mãng Cầu,
nâng Dừa, phần Tây lô 04, phần lớn lô 10, 11-1, 28, 29 và một số diện tích ở
phần Tây, Tây Nam của bồn trũng. Trầm tích của hệ tầng Cau bao gồm chủ
yếu các lớp cát kết có màu xám xen các lớp sét bột kết màu nâu. Cát kết
thạch anh hạt thô đến mịn, độ lựa chọn kém, xi măng sét, carbonate. Chiều
dày trung bình khoảng 360m. Mặt cắt hệ tầng Cau có thể có đến hàng nghìn
mét chia làm 3 phần:
Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng
SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 28 - Khĩa 2005
Phần dưới gồm cát kết hạt mịn đến thô đôi khi rất thô hay sạn kết, cát
kết chứa cuội, và cuội kết màu xám, xám phớt nâu, nâu đỏ chứa các mảnh
vụn than hay các lớp kẹp than. Ở một số giếng khoan gặp các lớp đá phun
trào: andesit, basalt, diabas nằm xen kẽ (GK 20-PH-1X).
Phần giữa gồm chủ yếu là các thành phần hạt mịn chiếm ưu thế gồm
các tập sét kết phân lớp dày đến dạng khối màu xám sẩm, xám đen xen kẽ ít
bột kết, đôi khi phớt nâu đỏ hay tím đỏ, khá giàu vật chất hữu cơ và vôi xen
kẽ các lớp sét kết chứa than.
Phần trên gồm cát kết hạt nhỏ đến vừa màu xám tro, xám sáng đôi chỗ
có chứa glauconit, trùng lỗ xen kẽ bột kết, sét kết màu xám tro, xám xanh
hay nâu đỏ.
Sét kết của hệ tầng Cau phân lớp dày hay dạng khối, rắn chắc. Ở
phần dưới tại những vùng bị chôn vùi sâu khoáng vật sét bị biến đổi khá
mạnh, một phần bị kết tinh. Sét kết hệ tầng này thường chứa vật chất hữu cơ
cao nên được coi là tầng sinh dầu khí, đồng thời nhiều nơi cũng được coi là
tầng chắn tốt.
Cát kết của hệ tầng này có hạt mịn đến nhỏ (ở phần trên) hay hạt vừa
đến thô, đôi khi rất thô (ở phần dưới), độ lựa chọn kém đến trung bình, hạt
bán tròn cạnh đến góc cạnh. Đôi khi trong cát kết có chứa mảnh vụn đá biến
chất và magma của các thành tạo móng trước Đệ Tam.
Các tập cát kết của hệ tầng Cau có khả năng chứa trung bình. Tuy
nhiên, chất lượng đá chứa biến đổi mạnh theo chiều sâu và theo khu vực tuỳ
thuộc môi trường trầm tích và mức độ biến đổi thứ sinh.
Đặc điểm trầm tích nêu trên chứng tỏ hệ tầng Cau được hình thành
trong giai đoạn đầu tạo bồn trũng. Ở thời kỳ đầu, phát triển trầm tích tướng
lục địa bao gồm các thành tạo lũ tích xen trầm tích đầm hồ, vũng vịnh, nhiều
Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng
SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 29 - Khĩa 2005
khu vực xảy ra các hoạt động núi lửa tạo nên một số lớp phun trào andesit,
basalt, diabas và tuff. Vào giai đoạn sau trầm lắng các thành tạo có xu hướng
mịn dần; đôi nơi cát kết có chứa glauconit và hoá thạch biển. Trầm tích được
lắng đọng trong môi trường tam giác châu, vũng vịnh đến biển ven bờ.
Hệ tầng Cau phủ không chỉnh hợp trên móng trước Đệ Tam và được
định tuổi là Oligocene dựa vào bào tử phấn hoa đới Florschuetza Tribolata và
phụ đới Cicatricosisporité dorogensis Ly copodium neogenicus.
NEOGENE
Miocene dưới
Hệ tầng Dừa
Hệ tầng Dừa phân bố rộng rãi trong bồn trũng Nam Côn Sơn bao gồm
chủ yếu cát kết, bột kết màu xám sáng, xám lục xen kẽ với sét kết màu xám,
xám đỏ, xám xanh; các lớp sét chứa vôi giàu vật chất hữu cơ có chứa than
hay các lớp than mỏng. Đôi khi có những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều hạt
vụn hay đá vôi màu trắng xen kẽ trong hệ tầng. Tỷ lệ cát/sét trong toàn bộ
mặt cắt gần tương đương nhau, tuy nhiên về phía Đông của bồn trũng thành
phần hạt mịn tăng dần và ngược lại, ở phần rìa phía Tây tỷ lệ cát kết tăng do
gần nguồn cung cấp vật liệu.
Cát kết hạt nhỏ đến hạt vừa đôi khi hạt thô (ở phần dưới lát cắt) có độ
lựa chọn va ømài tròn tốt. Đá gắn kết tốt, có chứa nhiều glauconit và hoá thạch
sinh vật biển, đặc biệt phong phú trùng lỗ.
Các trầm tích kể trên hầu như mới bị biến đổi thứ sinh ở mức độ thấp,
phần lớn vào giai đoạn Catagenesis sớm. Vì vậy, đặc tính thấm và chứa
nguyên sinh của đá chưa hay rất ít bị ảnh hưởng. Một số tập cát kết của hệ
tầng được coi là tầng chứa trung bình đến tốt với độ rỗng thay đổi từ 17 - 23%
và độ thấm vài chục mD đến vài trăm mD.
Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng
SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 30 - Khĩa 2005
Sét kết ngoài thành phần khoáng vật chính là 2 nhóm hydromica và
kaolinite, thì còn chứa một lượng đáng kể (5 - 10%) nhóm khoáng vật hỗn hợp
của montmorilonite và hydromica có tính trương nở mạnh, do vậy chất lượng
chắn có phần tốt hơn.
Trầm tích hệ tầng Dừa được thành tạo trong điều kiện địa hình cổ gần
như bằng phẳng hay có phân cắt không đáng kể. Chính trong điều kiện này
nên thành phần lát cắt khá đồng nhất trong toàn vùng. Trầm tích của hệ tầng
được thành tạo trong môi trường từ tam giác châu tới biển nông và biển nông
ven bờ. Chiều dày của hệ tầng Dừa thay đổi từ 200m - 800m, cá biệt có nơi
dày tới 1.000m.
Hệ tầng Dừa nằm phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Cau.
Tuổi Miocene sớm của hệ tầng Dừa được xác định dựa vào Foram đới
N6 - N8 (theo Martini, 1971). Hệ tầng có thể tương đương với phần chính của
hệ tầng Barat và một phần của hệ tầng Arang (Agip, 1980) thuộc trũng Đông
Natuna.
Khĩa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Phan Văn Kơng
SVTH: Nguyễn Văn Săng Vơ - 31 - Khĩa 2005
Miocene giữa
Hệ tầng Thông - Mãng cầu
Trầm tích của hệ tầng Thông – Mãng Cầu phân bố rộng khắp bồn
trũng Nam Côn Sơn. Mặt cắt hệ tầng có thể chia thành hai phần chính:
Phần dưới chủ yếu là cát kết thạch anh hạt mịn đến trung, xi măng
carbonate, chứa glauconite và nhiều hóa thạch sinh vật xen kẹp những lớp
mỏng sét kết và sét vôi.
Phần trên là sự xen kẽ giữa các lớp đá vôi màu xám sáng, màu trắng
sữa đôi khi màu nâu bị dolomite hóa với các lớp sét - bột kết, cát kết hạt mịn,
xi măng carbonate màu xám xanh.
Các trầm tích lục nguyên, lục nguyên chứa vôi phát triển mạnh dần về
phía rìa Bắc và phía Tây - Tây Nam của bồn trũng. Trầm tích của hệ tầng
Thông - Mãng Cầu mới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn catagenesis sớm nên
các tập cát kết có khả năng chứa vào loại tốt.
Đá carbonate phát triển khá rộng rãi tại các vùng nông ở Trung tâm
bồn trũng, đặc biệt tại các lô phía Đông của bồn trũng: các lô 04, 05, 06... Đá
có màu trắng, trắng sữa, dạng khối, chứa phong phú san hô và các hóa thạch
động vật khác, có lẽ đã được thành tạo trong môi trường biển mở của thềm
lục địa. Trong tập đá carbonate còn gặp xen kẹp các lớp đá vôi dolomite hay
dolomite hạt nhỏ.
Khả nă...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top