binhcong_bc

New Member

Download Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Bố cục đề tài 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ VÀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ 9
1.1 Khái niệm chứng khoán, khái niệm chào bán chứng khoán và chào bán chứng khoán riêng lẻ 9
• Khái niệm chứng khoán và phân loại chứng khoán 9
1.1.1.1. Khái niệm chứng khoán 9
1.1.1.2. Đặc điểm chứng khoán 11
1.1.1.3. Phân loại chứng khoán 13
1.1.2. Khái niệm chào bán chứng khoán và cách chào bán chứng khoán 14
1.1.2.1. Khái niệm chào bán chứng khoán 14
1.1.2.2. cách chào bán chứng khoán 15
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 18
1.1.3.1. Khái niệm chào bán chứng khoán riêng lẻ 18
1.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 18
1.1.3.3. Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay 20
1.2. Các quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 21
1.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 21
1.2.2. Những quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu riêng lẻ 23
1.2.3. Những quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ 31
1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 37
2.1. Thực trạng về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 37
2.1.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ 37
2.1.2. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ 52
2.1.2.1. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp 52
2.1.2.2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của các tổ chức tín dụng 59
2.1.2.3. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty nhà nhà nước 61
2.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ 63
2.2.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện về pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ 63
2.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 63
2.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 66
2.2.2. Một số biện pháp khác 67
2.2.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền kiến thức về TTCK 68
2.2.2.2. Xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán chào bán riêng lẻ 68
KẾT LUẬN 70
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. Như vậy, pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ.
Về thủ tục chào bán trái phiếu riêng lẻ đơn giản hơn so với chào bán trái phiếu ra công chúng. Các DN không phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tuỳ theo đặc thù và lĩnh vực kinh doanh, DN khi chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ thực hiện những thủ tục khác nhau.
* Quy định về cách chào bán trái phiếu riêng lẻ:
Trái phiếu được chào bán riêng lẻ có thể thực hiện theo các cách: bán trực tiếp, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu trái phiếu... như đối với chào bán cổ phiếu.
Như vậy, pháp luật điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ ở nước ta trong những năm qua nhìn chung còn nhiều bất cập và được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang dần hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế về chào bán chứng khoán riêng lẻ.
1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ
Kinh nghiệm phát triển của một số TTCK lâu đời trên thế giới cho thấy cần thiết phải có sự quản lý nhà nước đối với thị trường. Vụ sụp đổ thị trường vào những năm 1929, 1987, 1990 của TTCK Mỹ và một số nước Châu Âu là những “ngày đen tối” trong lịch sử phát triển của TTCK. Hàng loạt thị trường lớn phải đóng cửa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ sụp đổ này là do thiếu sự quản lý và kinh nghiệm điều hành thị trường. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với TTCK. Thông thường đó là những hoạt động quản lý nhà nước trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ thực chất là hoạt động quản lý nhà nước trên thị trường sơ cấp. Hoạt động này nhằm mục đích:
Thứ nhất, bảo đảm tính công bằng trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, các chủ thể chào bán có điều kiện như nhau được đối xử công bằng, bình đẳng. Quản lý phải gắn liền với hiệu quả, các vi phạm được xử lý kịp thời, hoạt động chào bán chứng khoán diễn ra đúng pháp luật.
Thứ hai, tạo lập sự ổn định và trung thực trong hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, bảo đảm chất lượng cho các chứng khoán cung cấp cho thị trường có tính thanh khoản cao, ít rủi ro.
Lịch sử hình thành và phát triển TTCK cho thấy, đầu tiên TTCK hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn , bản thân các quốc gia và các nhà kinh doanh chứng khoán nhận thấy cần có sự quản lý và giám sát về TTCK.
Cơ quan quản lý nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tùy thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK.
Tại Trung Quốc, ban đầu Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động TTCK cùng phối hợp thực hiện còn có Hội đồng nhà nước trong lĩnh vực cổ phần hóa doanh nghiêp. Đến ngày 29/12/1998, Luật chứng khoán Trung Quốc thông qua đã thống nhất việc quản lý giám sát TTCK vào Ủy ban giám sát chứng khoán của Quốc vụ viên. [14, tr.25]
Tại Anh, cơ quan quản lý nhà nước về TTCK là Ủy ban đầu tư chứng khoán (SIB – Securities Investment Board). Ủy ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo Luật về các dịch vụ tài chính năm 1986. [14, tr.25]
Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán (SEC – Securities and Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện việc quản lý TTCK. [14, tr.25]
Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có TTCK phát triển, với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi ra đời TTCK Việt Nam, đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước, thành lập theo Nghị định 75/1996/NĐ – CP. Theo đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới, có hai cách quản lý nhà nước trên thị trường sơ cấp. Đó là cách quản lý theo chất lượng và theo chế độ công bố thông tin đầy đủ. [32, tr.131] Nếu quản lý theo chất lượng cơ quan quản lý đưa ra nhiều tiêu chí bảo đảm chủ thể chào bán có tình hình tài chính ổn định, có uy tín trên thị trường. Nếu quản lý theo chế độ thông tin đầy đủ cơ quan quản lý chú trọng đến chất lượng thông tin và công bố thông tin rộng rãi ra công chúng.
Những nước có TTCK phát triển thường áp dụng chế độ công bố thông tin đầy đủ. Việt Nam và một số nước đang phát triển, cơ quan quản lý thường áp dụng cách quản lý theo chất lượng. Ở những nước này, TTCK còn non trẻ phải có những bảo đảm an toàn cần thiết.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán chủ yếu tập trung vào hoạt động của chủ thể phát hành, các tổ chức trung gian tham gia chào bán, các nhà đầu tư. Đó là các hoạt động ban hành văn bản pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ; tổ chức và hướng dẫn về điều kiện, thủ tục, cách chào bán chứng khoán; thanh tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động chào bán, xử lý các hành vi vi phạm...
Quản lý hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của chủ thể phát hành: đối tượng quản lý là các chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ theo quy định của pháp luật. Các chủ thể này đã tiến hành hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ trên thực tế. Cơ quan quản lý xác định điều kiện chào bán chứng khoán; quy định thủ tục, cách chào bán; nội dung công bố thông tin, các báo cáo tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán. Quản lý phải bảo đảm chủ thể phát hành cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin liên quan tới đợt chào bán. Việc công bố thông tin phải tiến hành thường xuyên. Những thông tin được công bố bảo đảm chính xác, kịp thời, dễ tiếp cận.
Quản lý hoạt động của các tổ chức trung gian tham gia thị trường: tổ chức trung gian có thể là những NHTM, các công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư chứng khoán... Các trung gian tài chính có lợi thế về chuyên môn hỗ trợ DN thực hiện thành công đợt chào bán. Thẩm quyền quản lý những tổ chức này thuộc về nhiều cơ quan khác nhau, tuỳ từng trường hợp vào hình thức quản lý, chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Cơ quan quản lý cần quy định rõ trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các tổ chức này nhằm bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ diễn ra công bằng, đúng pháp luật.
Quản lý hoạt động của các nhà đầu tư: TTCK luôn vận động theo những quy luật riêng. Nhà đầu tư là chủ t...
 

tctuvan

New Member
Bạn download tại link này

Nhớ thank cho chủ thớt nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
A [Free] Khóa luận Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số kiến n Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top