raymous_md

New Member

Download Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương1: Khái quát về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Khái niệm và các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Khái niệm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phân biệt trách nhiệm dân ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng
Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khái niệm cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Năng lực bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam trước năm 1995
Theo pháp luật phong kiến
Thời pháp thuộc
Thời kỳ từ 1959 đến 1995
Chương 2: Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân theo luật dân sự Việt Nam
Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi
Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15
Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ
Trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên gây thiệt hại
Trường hợp người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự
Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại
Năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân là người của pháp nhân
Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thì ngược lại. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân hình thành khi đáp ứng những điều kiện nhất định đó là về độ tuổi và nhận thức. Mặt khác, năng lực hành vi dân sự lại được chia thành các mức khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi của cá nhân. Theo quy định tại Điều 19 BLDS “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của BLDS”. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18 BLDS 2005). Như vậy, người từ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được phép tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và tự mình gánh chịu các nghĩa vụ dân sự.
Quy định độ tuổi là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự về việc xác định năng lực hành vi dân sự (một trong hai yếu tố tạo thành năng lực chủ thể của cá nhân). Độ tuổi là yếu tố đáp ứng điều kiện có thể tự mình gánh vác các nghĩa vụ dân sự trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Sự phù hợp của việc quy định độ tuổi là yếu tố để cá thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thể hiện ngay trong BLDS 2005, đó chính là sự tương thích giữa việc quy định độ tuổi để xác định năng lực hành vi dân sự với việc căn cứ vào độ tuổi để quy định trách nhiệm bồi thường thiêt hại ngoài hợp đồng.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng độ tuổi là điều kiện không thể thiếu khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bất cứ một chủ thể nào. Độ tuổi góp phần vào việc quyết định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể.
- Nhận thức
Cũng như độ tuổi khả năng nhận thức cũng là yếu tố tạo thành năng lực hành vi dân sự của một chủ thể. Nếu một người tuy đã thành niên nhưng không thể nhận thức, không làm chủ hành vi của mình, thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự và không có năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật và cũng không thể nào trở thành chủ thể có thể đứng ra gánh vác trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ngay cả khi thiệt hại đó là do họ gây ra?
Khi phân tích về khả năng nhận thức của chủ thể ta thấy giữa khả năng nhận thức và độ tuổi có mối quan hệ với nhau, chúng đều là hai yếu tố tạo thành năng lực hành vi dân sự, nhưng khả năng nhận thức của con người lại phụ thuộc vào chính độ tuổi. Con người chỉ có khả năng nhận thức đầy đủ khi đạt một độ tuổi nhất định, khi chưa đạt độ tuổi này thì con người hay chưa có khả năng nhận thức hay là khả năng nhận thức còn hạn chế. Có trường hợp người không có khả năng nhận thức nhưng không phải do chưa đạt một độ tuổi nhât định mà do bị mất khả năng nhận thức của mình. Khái niệm “mất” thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Nếu một người đang có khả năng nhận thức nhưng lại bị mất đi thì nguyên nhân dẫn đến sự mất đi này có thể là do người đó bị mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác dẫn đến hậu quả không thể nhận thức và làm chủ được bản thân mình. Do vậy, họ mất đi năng lực hành vi, mất đi năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ xã hội.
Như vậy, để tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định thì chủ thể phải có đầy đủ ý chí cũng như lý trí để điều khiển hành vi của mình, phải nhận thức được những gì mình đang làm cũng như hậu quả của hành vi đó. Không có nhận thức có nghĩa họ không thể biết được mình đang làm gì và việc làm đó có hậu quả ra sao. Việc quy định nhận thức là điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất cần thiết. Người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể chính là người gây ra thiệt hại và cũng có thể không phải là người gây ra thiệt hại. Việc thực hiện bồi thường ảnh hưởng đến chính quyền lợi của họ do vậy họ phải nhận thức được việc mình đang làm và trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra với người không có khả năng nhận thức.
- Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường.
Thông thường chỉ cần đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thức thì một chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật mà cụ thể ở đây là tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi có đầy đủ năng lực chủ thể thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay nói cách khác là đã đủ điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được đặt ra để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để giải quyết các tình huống người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường. Việc xem xét mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường nhằm xác định đúng người thay mặt cho người gây thiệt hại để thực hiện nghĩa vụ. Họ phải thực hiện việc bồi thường dù họ không gây ra thiệt hại nhưng họ lại có lỗi trong việc quản lý người gây thiệt hại. Nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình thì thiệt hại đã không xảy ra. Lỗi của người phải bồi thường ở đây là lỗi trong việc quản lý người đã gây ra thiệt hại.
Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường ở đây có thể là mối quan hệ giữa người chưa thành niên dưới 15 tuổi với cha mẹ, giữa người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám hộ, với trường học, bệnh viện, tổ chức khác.
Việc xác định đúng mối quan hệ này để tránh việc xác định nhầm người có trách nhiệm bồi thường, chỉ có những người có trách nhiệm quản lý nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra mới phải bồi thường.
1.3. Năng lực bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam trước năm1995
1.3.1. Theo pháp luật phong kiến
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Pháp luật từ thời kỳ phong kiến cũng có những những quy định về vấn đề này, ở đây người viết chỉ phân tích năng lực bồi thường trong hai bộ luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến đó là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Phù hợp với quan điểm lập pháp thời đó, các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng luật hình, đều nhằm thiết lập một trật tự xã hội theo những chuẩn mực hà khắc có lợi cho sự thống trị của nhà nước phong kiến, chưa có sự phân biệt rõ ràng với những đặc trưng rất khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự. Do đó, không chỉ bao gồm các quy định về các hành vi phạm tội và hình phạt mà còn bao gồm cả các quy định về dân sự trong đó bao gồm cả những quy định v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
A [Free] Khóa luận Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số kiến n Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top