haudau_92

New Member
Download Đồ án Khảo sát tính chất kéo bám của máy kéo Bông Sen 20 khi thay thế hệ thống di động bánh bằng hệ thống di động xích

Download Đồ án Khảo sát tính chất kéo bám của máy kéo Bông Sen 20 khi thay thế hệ thống di động bánh bằng hệ thống di động xích miễn phí





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm địa hình của nước ta 3
1.2. Vài nét về tình hình phát triển máy kéo trên thế giới 4
1.3. Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam 4
1.3.1. Tình hình nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy kéo ở Việt Nam 4
1.3.2. Tình hình nhập và sử dụng máy kéo ở Việt Nam 5
1.4. Tính chất cơ lý của đất 6
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
2.1. Đường đặc tính của động cơ 12
2.1.1. Đường đặc tính tốc độ 12
2.1.2. Đường đặc tính tải trọng 16
2.2. Tính năng kéo bám của máy kéo 17
2.2.1. Khái niệm về lực kéo tiếp tuyến, lực bám và hệ số bám của bánh xe
chủ động 17
2.2.2. Các lực cản chuyển động của máy kéo 21
2.2.3. Cân bằng lực kéo và phương trình vi phân chuyển động của máy kéo 25
2.3. Phương trình cân bằng công suất và hiệu suất kéo 26
2.4. Khái niệm chung về đường đặc tính kéo dùng hốp số cơ học 29
2.5. Xây dưng đường đặc tính kéo lý thuyết của máy kéo 31
Chương 3 KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH KÉO CỦA MÁY KÉO BÔNG SEN20 36
3.1. Đối tượng khảo sát 36
3.1.1. Đặc tính kỹ thuật động cơ 37
3.1.2. Hệ thống truyền lực 39
3.2. Thuật giải 40
3.2.1. Hệ thống công thức 40
3.2.2. Trình tự tính toán 44
3.3. Một số phương án khảo sát đặc tính kéo của máy kéo Bông sen 20 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, không có nước nào có thể bỏ qua công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng đã chứng tỏ sự tác động qua lại giữa tiến bộ nông nghiệp và công nghiệp hoá đã thể hiện nông nghiệp là yếu tố cất cánh nền kinh tế các nước kém phát triển và các nước này quá trình công nghiệp hoá luôn được tiến hành từ sự phát triển nông nghiêp. Gia tăng sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân thúc đẩy công nghiệp hoá. Ngược lại nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển lại trở thành nhân tố cản trở , kìm hãm công nghiệp vươn lên.

Vào những thập kỷ tới đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá để không ngừng tăng trưởng kinh tế trong đó việc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Để thự hiện mục đích trên chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra phương pháp, bước đi, các giải pháp khoa học công nghệ, một số biện pháp kinh tế xã hội cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn và từng khu vực. Đây là vấn đề đang được Đảng, nhà nước và các ngành các cấp có liên quan tập trung giải quyết.

Trong những năm gần đây có sự tham gia trở lại của cơ khí nông nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các liên hợp máy kéo lớn hoạt động có hiệu quả trên diện tích đất canh tác lớn, các liên hợp máy kéo trung bình và nhỏ thích hợp trên diện tích đất canh tác vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy các liên hợp máy kéo vừa và nhỏ thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Các liên hợp máy đó được sản xuất trong nước ở các nhà máy cơ khí nông nghiệp Hà Tây kết hợp với nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo và nhà máy điezen Sông Công và một số nhà máy địa phương khác.

Ngày nay, công ty chế tạo động cơ (viết tắt là VIKYNO), công ty điezen Sông Công ở miền Bắc (viết tắt la DISOCO), đã có nhiều tiến bộ trong việc thay đổi chủng loại, nâng cao chất lương, phát triển số lượng và đã bước đầu đã có xuất khẩu sang các nước trong khu vực đó là điều đáng mừng của ngành chế tạo máy kéo ở Việt Nam. Nhưng chất lượng chưa thể bằng được với các nước tiên tiến trên thế giới.

Gần đây loại máy kéo công suất vừa và nhỏ (BS 8, BS 12, BS 20…) đã được sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao. Để có thể sử dụng có hiệu quả máy cần nghiên cứu kỹ chức năng sử dụng của nó. Trong đó chức năng kéo và chức năng động lực học của máy kéo ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của liên hợp máy kéo, chức năng kéo phụ thuộc rất lớn vào khả năng bám của bộ phận di động với mặt đất. Do vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu chức năng này là một trong những nhiệm vụ cơ bản bộ môn động lực học chuyển động của ô tô máy kéo. Do vậy cần có những nghiên cứu đánh giá loại máy này để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, em đã nhận và thực hiện đề tài “Khảo sát tính chất kéo bám của máy kéo Bông Sen 20 khi thay thế hệ thống di động bánh bằng hệ thống di động xích”

Hà nội tháng 5, năm 2010

Sinh viên thực hiện

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm địa hình của nước ta

Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta có những đặc thù riêng, trước hết là địa hình ở các vùng khác nhau.Đồng bằng Nam bộ diện tích đất canh tác rộng và dễ dàng cho việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp bằng những loại máy kéo lớn. Nhưng ở đồng bằng Bắc bộ , vùng núi phía bắc và duyên hải miền trung thì diện tích đất canh tác ít thửa ruộng và được chia nhỏ. Do đó khó đưa các loại máy kéo lớn vào sản xuất mà thường dùng loại máy kéo nhỏ có công suất từ 12-30 mã lực do Việt Nam , Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất, đồng ruộng phân bố vụn vặt với kích thước lô thửa thường nhỏ và không vuông vắn, mặt đồng ruộng không bằng phẳng, đường xá đi lại khó khăn, thậm chí có nhiều khu không có lối cho máy vào.

Đặc điểm lớn thứ hai là cơ cấu cây trồng rất đa dạng với các yêu cầu về cơ giới hoá cũng rất khác nhau, tính quy hoạch đồng ruộng còn thấp, cùng một khu hay ngay trên cùng một lô có thể trồng nhiều loại cây trồng khác nhau.

Máy kéo là nguồn động lực chính để thực hiện các khâu công nghệ sản xuất nông lâm nghiệp, phải hoại động trong những điều kiện rất khó khăn phức tạp, đặc biệt là máy kéo lâm nghiệp vì hầu hết các vùng đất lâm nghiệp thường có độ dốc cao và chưa được cải tạo. Do vậy đòi hỏi các máy kéo dùng trong lâm nghiệp nói riêng, sản xuất nói chung phải có tính ổn định cao, có chức năng kéo bám tốt.

Ở nước ta, một mặt do nền công nghiệp chế tạo máy nói chung và chế tạo máy kéo nói riêng chưa phát triển, mặt khác do khả năng về vốn đầu tư còn hạn chế nên việc cải tiến các máy kéo nông nghiệp còn thấp. Tuy nhiên, với các công việc đòi hỏi các máy kéo có công suất lớn và tính ổn định cao phải sử dụng các máy chuyên dùng.

1.2. Vài nét về tình hình phát triển máy kéo trên thế giới

Hiệu quả sử dụng các liên hợp máy kéo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thế chia thành 3 nhóm chinh: các yếu tố về điều kiện sử dụng, về chức năng kỹ thuật của máy kéo và tồ chức sử dụng máy. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, có thể hỗ trợ cho nhau hay kìm hãm nhau.

Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện kết cấu và tổ chức sử dụng có hiệu quả các liên hợp máy kéo là nhiệm vụ trọng tâm nhất và cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất trong công cuộc cơ giới hoá nông nghiệp. Cũng chính vì vậy nhiều cơ quan nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới đã đầu tư rất lớn vào nghiên cứu giải quyết vấn đề trên, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển.

Máy kéo thuộc loại máy có cấu tạo phức tạp, có nhiều chi tiết đòi hỏi độ bền và độ chính xác cao. Do đó công việc thiết kế chế tạo máy kéo là công việc phức tạp đòi hỏi đầu tư cao về kỹ thuật công nghệ chế tạo và thiết bị máy móc hiện đại. Đứng đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga.

Ở các nước chậm phát triển hay đang phát triển việc trang bị một số hệ thống máy kéo cho quốc gia của mình chủ yếu theo hướng nhập khẩu. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, để tiết kiệm vốn và để kích thích, tạo điều kiện cho công nghiệp trong nước phát triển, nhiều nước đang phát triển cũng đã hình thành và phát triển ngành chế tạo máy kéo.

1.3. Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy kéo ở Việt Nam

Công tác nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy kéo ở nước ta bắt đầu khá sớm, từ năm 1962 đã nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm nhiều loại máy kéo. Liên tục đã có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về chế tạo máy kéo. Có thể nói sự phát triển của ngành chế tạo máy kéo ở nước ta vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu và hoàn thiện.

1.3.2. Tình hình nhập và sử dụng máy kéo ở Việt Nam

Trong thời kỳ bao cấp, Miền Bắc nhập nhiều loại máy kéo từ các nư...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top