thanh_v_d

New Member

Download miễn phí Đồ án Khảo sát an ninh trong Thông tin di động và mạng 3G co demo


đồ án tổng 63 trang có demo
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ 3G
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT AN NINH TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT AN NINH TRONG 3G UMTS


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sau khi thu được bản tin, phía thu sử dụng khóa chia sẻ (giống khóa bên phát) để giải mật mã (biến đổi ngược) và được văn bản gốc.
Phương pháp trên có một số nhược điểm: trước hết không thực tế khi khóa phải có độ dài bằng độ dài số liệu, mặc dù khóa càng dài càng cho tính an ninh cao và càng khó mở khóa. Thông thường các khóa ngắn được sử dụng (64 hay 128bit) và chúng được lặp lại nhiều lần cho số liệu. Các phép toán phức tạp hơn có thể được sử dụng vì phép cộng không đủ để đảm bảo. Tiêu chuẩn mật mã hóa số liệu (DES) thường được sử dụng, mặc dù không phải là đảm bảo nhất. Nhược điểm thứ hai là phía phát và phía thu đều sử dụng một khóa chung (khóa chia sẻ).
- Tính thuận nghịch: các hàm số dùng trong mật mã học phải có khả năng đảo ngược (reversible), vì chúng ta cần có khả năng vừa mật mã hóa các thông điệp song cũng đồng thời giải mã chúng (với điều kiện chúng ta có chìa khóa đúng của nó).
- Những hạn chế: Hạn chế của các thuật toán khóa đối xứng bắt nguồn từ yêu cầu về sự phân hưởng chìa khóa bí mật, mỗi bên phải có một bản sao của chìa khóa.
Do khả năng các chìa khóa có thể bị phát hiện bởi đối thủ mật mã, chúng thường phải được bảo vệ trong khi phân phối và trong khi dùng. Hậu quả của yêu cầu về việc lựa chọn, phân phối và lưu trữ các chìa khóa một cách không có lỗi, không bị mất mát là một việc làm khó khăn, khó có thể đạt được một cách đáng tin cậy.
2.5.2 Mã hóa bất đối xứng
Mã hóa bất đối xứng sử dụng một cặp chìa khóa có liên quan với nhau về mặt toán học, một chìa công khai dùng để mã hóa (public key) và một chìa bí mật dùng để giải mã (private key). Một thông điệp sau khi được mã hóa bởi chìa công khai sẽ chỉ có thể được giải mã với chìa bí mật tương ứng. Khóa thứ nhất được phân phối rộng rãi trên các đường truyền không an ninh cho mục đích sử dụng công khai. Khóa thứ hai không bao giờ được truyền trên mạng và nó chỉ được sử dụng bởi phía đối tác cần giải mật mã số liệu. Hai khóa này liên hệ với nhau một cách phức tạp bằng cách sử dụng rất nhiều số nguyên tố và các hàm một chiều. Kỹ thuật này dẫn đến không thể tính toán được khóa riêng dựa trên khóa công khai. Khóa càng dài thì càng khó phá vỡ hệ thống. Các hệ thống khóa 64bit như DES, có thể bị tấn công rễ ràng bằng cách tìm từng tổ hợp khóa đơn cho đến khi tìm được khóa đúng. Các hệ thống khóa 128bit phổ biến hơn
Các thuật toán bất đối xứng: RSA, Elliptic Curve, ElGamal, Diffie Hellman …
Hình 2.4 Mô hình mã hóa bất đối xứng
Mã hóa đối xứng chỉ sử dụng một khóa cho việc mã hóa và giải mã.
Ngược lại mã hóa bất đối xứng sử dụng một cặp chìa khóa có liên quan với nhau về mặt toán học.
Một chìa công khai dùng để mã hoá (public key) và một chìa bí mật dùng để giải mã (private key).
Một thông điệp sau khi được mã hóa bởi chìa công khai sẽ chỉ có thể được giải mã với chìa bí mật tương ứng.
Do các thuật toán loại này sử dụng một chìa khóa công khai nên còn có tên gọi khác là thuật toán mã hóa dùng chìa khóa công khai (public-key cryptography).
Về khía cạnh an toàn, các thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng cũng không khác nhiều với các thuật toán mã hóa khóa đối xứng. Có những thuật toán được dùng rộng rãi, có thuật toán chủ yếu trên lý thuyết; có thuật toán vẫn được xem là an toàn, có thuật toán đã bị phá vỡ...
Nhìn chung, chưa có thuật toán nào được chứng minh là an toàn tuyệt đối Vì vậy, cũng giống như tất cả các thuật toán mật mã nói chung, các thuật toán mã hóa khóa công khai cần được sử dụng một cách thận trọng.
- Một số điểm yếu của mã hóa bất đối xứng
Khả năng bị tấn công dạng kẻ tấn công đứng giữa : kẻ tấn công lợi dụng việc phân phối khóa công khai để thay đổi khóa công khai. Sau khi đã giả mạo được khóa công khai, kẻ tấn công đứng ở giữa 2 bên để nhận các gói tin, giải mã rồi lại mã hóa với khóa đúng và gửi đến nơi nhận để tránh bị phát hiện.
Tồn tại khả năng một người nào đó có thể tìm ra được khóa bí mật.
Khả năng một mối quan hệ nào đó giữa 2 khóa hay điểm yếu của thuật toán dẫn tới cho phép giải mã không cần tới khóa hay chỉ cần khóa mã hóa vẫn chưa được loại trừ.
Gần đây, một số dạng tấn công đã đơn giản hóa việc tìm khóa giải mã dựa trên việc đo đạc chính xác thời gian mà một hệ thống phần cứng thực hiện mã hóa.
Để đạt được độ an toàn tương đương, thuật toán mật mã hóa khóa bất đối xứng đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều hơn đáng kể so với thuật toán mật mã hóa khóa đối xứng. Vì thế trong thực tế hai dạng thuật toán này thường được dùng bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả cao.
- Một số ứng dụng mã hóa bất đối xứng:
Một ứng dụng rõ ràng nhất của mật mã hóa khóa công khai là bảo mật
Các thuật toán tạo chữ ký số khóa công khai có thể dùng để nhận thực. Một người sử dụng có thể mã hóa văn bản với khóa bí mật của mình. Nếu một người khác có thể giải mã với khóa công khai của người gửi thì có thể tin rằng văn bản thực sự xuất phát từ người gắn với khóa công khai đó.
Các đặc điểm trên còn có ích cho nhiều ứng dụng khác như: tiền điện tử, thỏa thuận khóa…
2.5.3 So sánh mã đối xứng và mã bất đối xứng
Hình 2.5 So sánh mã đối xứng và mã bất đối xứng
2.5.4 Chữ kí điện tử (Digital Signature)
Chữ kí điện tử là đoạn dữ liệu ngắn đính kèm với văn bản gốc để chứng thực tác giả của văn bản và giúp người nhận kiểm tra tính toàn vẹn của nội dung văn bản gốc.
Chữ kí điện tử được tạo ra bằng cách áp dụng thuật toán băm một chiều trên văn bản gốc để tạo ra bản phân tích văn bản (message digest), sau đó mã hóa tạo ra chữ kí số đính kèm với văn bản gốc để gửi đi. Khi nhận, văn bản được tách làm 2 phần, phần văn bản gốc được tính lại để so sánh được phục hồi từ việc giải mã chữ kí số.
2.5.4.1 Mô hình chữ kí điện tử
Chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách tính toán tóm tắt bản tin gốc thành bản tin tóm tắt (MD).
Hình 2.6 Mô hình chữ kí điện tử
Các MD được kết hợp với thông tin của người ký, nhãn thời gian và thông tin cần thiết khác. MD là một hàm nhận số liệu đầu vào có kích cỡ bất kỳ và tạo ra ở đầu ra một kích cỡ cố định. Tập thông tin này, sau đó được mật mã hóa bằng khóa riêng của phía phát và sử dụng các giải thuật bất đối xứng. Khối thông tin nhận được sau mật mã hóa được gọi là khóa điện tử.
Do MD là một hàm nên nó cũng thể hiện phần nào trạng thái hiện thời của bản tin gốc. Nếu bản tin gốc thay đổi thì MD cũng thay đổi. Bằng cách kết hợp MD vào chữ ký điện tử, phía thu có thể dễ dàng phát hiện bản tin gốc có bị thay đổi kể từ khi chữ ký điện tử được tạo hay không.
2.5.4.2 Nhận thực
Trong an ninh máy tính xác thực là một quy trình nhằm cố gắng xác minh nhận dạng số của phần truyền gửi thông tin trong giao thông liên lạc chẳng hạn như một yêu cầu đăng nhập. Phần gửi cần xác thực có thể là một người dùng sử dụng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top