tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em miễn phí đồ án

Chương 1: Tổng quan
1.1 Giới thiệu đồ án
Thiết kế thiết bị ngưng tụ trong hệ thống tháp mâm xuyên lỗ hoạt động liên tục để chưng cất hỗn hợp Axeton - Nước ở áp suất thường với yêu cầu công nghệ như
sau:
 Năng suất nguyên liệu: 1000 kg/h
 Nhập liệu có nồng độ là 25% mol Axeton
 Nồng độ sản phẩm đỉnh là 95% mol Axeton
 Tỷ lệ thu hồi Axeton là 99%
1.2 Tính chất về nguyên liệu
Axetone có công thức phân tử : CH3COCH3 .Khối lượng phân tử bằng 58 đvC
Là một chất lỏng không màu, dễ lưu động và dễ cháy, với một cách êm dịu và
có mùi thơm. Nó hòa tan vô hạn trong nước và một số hợp chất hữu cơ như : eter,
metanol, etanol, diacetone alcohol…
Phần lớn được dùng làm dung môi nhất là trong công nghiệp sản xuất nhựa,
vecni, chất dẻo. Axeton làm dung môi tốt đối với các nitro xeluloza, acetyl
xenluloza. Nó ít độc nên được dùng làm dung môi cả trong công nghiệp dược
phẩm và thực phẩm. Axeton còn được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp một số
lớn các hợp chất xeten, izopren, …
Một số thông số hóa lý của Axeton :
 Nhiệt độ nóng chảy : -94,6
o
C ;
 Nhiệt độ sôi : 56,9
o
C ;
 Nhiệt dung riêng : 22 kcal/mol (ở 102
o
C)
 Độ nhớt : 0,316 cp ( ở 25
o
C)
 Nhiệt trị : 0,5176 cal/g ( ở 20
o
C)
1.3 Quá trình và thiết bị chưng cất
1.3.1 Quá trình chưng cất
Chưng cất là phương pháp tách hỗn hợp chất lỏng (cũng như các hỗn hợp khí đã
hóa lỏng) thành các cấu tử riêng biệt, dựa trên độ bay hơi khác nhau của các cấu tử
trong hỗn hợp
Ngày nay, quá trình chưng được ứng dụng rộng rãi để tách các hỗn hợp:
Dầu mỏ, tài nguyên được khai thác ở dạng lỏng
Không khí hóa lỏng được chưng cất ở nhiệt độ -190
o
C để sản xuất oxy là nito
Công nghệ sinh học thường cho sản phẩm là hỗn hợp chất lỏng như etylic-nước từ
quá trình lên men
Phân loại: có thể phân biệt theo các tiêu chí sau
 Áp suất làm việc: chân không, áp suất thường hay áp suất cao
 Số lượng cấu tử trong hỗn hợp: hệ hai cấu tử, hệ có ba hay số cấu tử ít hơn
mười và hệ nhiều cấu tử (lớn hơn mười)
 cách làm việc: liên tục, gián đoạn
Ngoài ra còn nhiều phương pháp chưng đặc biệt khác: chưng bằng hơi nước trực
tiếp, chưng trích ly hay chưng đẳng phí…
1.3.2 Thiết bị chưng cất
Trong sản xuất, người ta dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để thực hiện
quá trình chưng cất. Tuy nhiên yêu cầu chung của các thiết bị này là có bề mặt tiếp
pha lớn để tăng hiệu suất quá trình. Các thiết bị thường dùng là
 Thiết bị loại bề mặt
 Thiết bị loại màng
 Thiết bị loại phun
 Thiết bị loại đệm (tháp đệm)
 Thiết bị loại đĩa(tháp đĩa)
Trong đó loại dùng phổ biến nhất trong chưng luyện là tháp đệm và tháp đĩa
1.4 Quá trình và thiết bị ngưng tụ
1.4.1 Quá trình ngưng tụ
Là quá trình một hơi (hay hỗn hợp hơi) chuyển pha thành dạng lỏng tại một
điều kiện nhất định. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chủ yếu là tính
tan lẫn các chất lỏng sau khi ngưng
Người ta nhận thấy thường xảy ra hai dạng biến thiên nhiệt độ trong quá trình
ngưng tụ đẳng áp là: dạng ngưng tụ đẳng nhiệt, dạng ngưng tụ với nhiệt độ ngưng
tụ giảm dần
1.4.2 Thiết bị ngưng tụ
Tùy theo các tính chất và điều kiện làm việc của hơi ngưng cũng như phụ
thuộc vào chất tải ẩn nhiệt ngưng tụ (dòng lạnh) mà thiết bị ngưng tụ có cấu tạo rất
đa dạng.
 Phân loại theo chất làm lạnh: thiết bị lạnh dùng NH3, các freon R-12, R-22
 Phân loại theo điều kiện áp suất ngưng tụ: TBNT áp suất thấp( chân
không), áp suất thường, áp suất cao
 Phân loại theo khả năng tiếp xúc của hai lưu chất: kiểu gián tiếp(hay kiểu
bề mặt), kiểu trực tiếp(TBNT hơi nước kiểu baromet)


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top