Barra

New Member

Download miễn phí Đề án Tổ chức hoạt động quảng cáo ở một doanh nghiệp (lấy ví dụ tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile)





Ngay từ khi mới thành lập không giống như các mạng di động khác Viettel lại quyết tâm “đánh mạnh” vào các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Và ngay trên mảnh đất của nhiều miền cao nguyên đất đỏ, Viettel đã phải đầu tư tiền tỷ cũng chỉ để phục vụ vài trăm thuê bao di động. với số tiền từ các thuê bao còn khá khiêm tốn. Nhưng bù lại Viettel ngày càng bắt rễ sâu vào vùng đất Tây Nguyên phóng khoáng này.
Sau một loạt những khó khăn về nghẽn mạng, Viettel tại Đăk Lăk đã đẩy mạnh việc xây dựng và lắp ráp trạm BTS mới trải rộng xuống các vùng huyện thậm chí là xã. Hiện tại đã xây dựng được 74 trạm và tính đến hết tháng 5-2007 đã đưa vào phát sóng 6 trạm “Đến thời điểm này song của Viettel đã phủ kín trên địa bàn, kể cả bản ở vùng sâu, vùng xa”.
Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng đặc biệt. Trong năm 2005 Viettel Đăk Lăk đã đặt cửa hàng, đại lý ở 100% số huyện và đến nay có 8/10 huyện có đại lý chính thức của Viettel kinh doanh bán hàng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gian sản phẩm dùng trong giai đoạn mở đường càng ít thì lợi về tài chính đối với người sản xuất càng lớn. Do vậy quảng cáo mở đường sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm khi cản phẩm đó mới xuất hiện trên thị trường.
Lợi thế chắc chắn của người quảng cáo mở đường đó là về thời gian, cơ hội để trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực này. Tên của người khởi đầu là điều đầu tiên để nhắc nhở về loại sản phẩm và nó tạo nên sự lôi cuốn khách hàng trước khi đối thủ cạnh tranh tiến vào. Người ta quen với nhãn hiệu của người khởi xướng hơn là nhãn hiệu thương mại của người kế tiếp. Họ tin tưởng vào sản phẩm của người đi đầu hơn vì họ cảm giác nó tốt hơn, có lợi hơn, do có kinh nghiệm hơn.
2. Giai đoạn cạnh tranh
Hiếm có một sản phẩm thành công nàomà không qua các cuộc chạy đua gay gắt giữa các đối thủ cùng kinh doanh một loại hàng hóa. Người mở đường giới thiệu một sản phẩm mới chịu một tỷ lệ chi phí cao cho việc phát triển và xúc tiến sản phẩm, cũng như phải chịu rủi ro gắn liền với sự thất bạicó thể có của sản phẩm. Tuy nhiên, một khi người mở đường đã thu hẹp lại những sự bất trắc của một sản phẩm mới bằng việc giới thiệu thành công thì thị trường cũng mở ra cho những người kế tiếp tiềm năng bước vào. Khi người tiêu dùng không còn phân vân “sản phẩm ấy để làm gì?” mà là “mình sẽ mua kiểu nào?” thì khi ấy sản phẩm đã bước vàop giai đoạn cạnh tranh. Chúng ta nói về quảng cáo cho một sản phẩm ở giai đoạn cạnh tranh là quảng cáo cạnh tranh.
Mục đích của quảng cáo trong giai đoạn cạnh tranh là để chỉ ra được các nét thống nhất hay những sự hoàn thiện của một loại hàng hóa làm cho nó tốt hơn những hàng hóa khác.
3. Giai đoạn duy trì
Khi một sản phẩm đã đạt đến độ chín muồi và dã có được sự chấp nhận rộng rãi thì nó bước vào giai đoạn duy trì. Những nhà quảngcáo có kinh nghiệm biết rằng có những sản phẩm bước vững chắc vào giai đoạn mở đường và giai đoạn cạnh tranh sẵn sang thách thức với “kẻ đứng đầu”. Trong thực tế, nếu sản phẩm của bạn thực sự duy nhất trong giai đoạn duy trì thì đó có thể trở thành nguyên nhân gây lo lắng. Điều này vó thể chỉ ra rằng loại sản phẩm của bạn dang suy giảm và các nhà sản xuất khác nhận ra tiềm năng bán ra nhỏ bé trong thị trường của nó. Giai đoạn duy trì luôn là giai đoạn chuyển tiếp. Sản phẩm của bạn cuối cùng hay sẽ suy giảm trước đối thủ cạnh tranh mới hay nó sẽ thích nghi thông qua việc ứng dụng công nghệ mới, tiến hành marketing hay xúc tiến bán để lại tiếp thêm sức mạnh cho chính nó.
Mục tiêu của quảng cáo duy trì là đảm bảo giữ thị phần và ngăn ngừa việc thí điểm sử dụng những sản phẩm khác của người tiêu dùng. Sản phẩm trong giai đoạn này không nhất thiết phải cắt giảm bớt việc quảng cáo mà chúng cần sử dụng những chiến lược marketing và xúc tiến bán khác so với những chiến lược đã sử dụng trong các giai đoạn mở đường và cạnh tranh.
Giai đoạn duy trì cũng được đặc trưng là giai đoạn có lợi nhất. Các chi phí phát triển sản phẩm đã được trừ dần, các kênh phân phối dã hình thành, các quan hệ bán hàng cũng đã được thành lập. Các công ty luôn có gắng gữ cho sản phẩm của mình ở giai đoạn duy trì càng lâu càng tốt.
Như vậy sản phẩm cũng giống như con người. Chúng cũng được sinh ra, trưởng thành và mất đi. Quảng cáo có vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của sản phẩm. Quảng cáo được dẫn ra trong giai đoạn giới thiệu hay mở đường khác về cách tiếp cận so với việc quảng cáo cho sản phẩm đã có uy tín trong cuộc cạnh tranh với những đối thủ khác hay so với người đứng đầu lĩnh vực đang tìm cách duy trì vih trí của mình. Vì sản phẩm chuyển dịch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, sự chấp nhận của người tiêu dùng cũng thay đổi nên điều này cần được phản ánh trong quảng cáo.
Những quyết định cơ bản trong hoạt động quảng cáo
1. Xác định mục tiêu quảng cáo
Bước đầu tiên phải thực hiện là xác định mục tiêu quảng cáo. Mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động quảng cáo. Những mục tiêu này xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu, về việc định vị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị truờng và về Marketing- Mix.
Tùy theo những điều kiện cụ thể đó mà doanh nghiệp có mục tiêu quảng cáo khác nhau. Mục tiêu quảng cáo còn phụ thuộc vào yêu cầu của hỗn hợp truyền thông của doanh nghiệp. Thông thường mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp thường hướng vào những vấn đề sau:
- Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống.
- Mở ra thị trường mới.
- Giới thiệu sản phẩm mới.
- Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Các mục tiêu quảng cáo có thể được xếp loại tùy theo ý muốn là thông tin, thuyết phục, hay nhắc nhở. Quảng cáo thông tin được dùng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm với mục tiêu tạo nhu cầu ban đàu. Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh khi mục tiêu của doanh nghiệp là làm tăng nhu cầu. Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành nhằm duy trì khách hàng.
2. Xác định ngân sách quảng cáo
Cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp để xác định ngân sách quảng cáo. Do vậy có bốn phương pháp xác định ngân sách như sau:
2.1 Phương pháp xác định theo tỷ lệ (%) trên doanh số
Phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp ấn định ngân sách cho quảng cáo bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó so với doanh số dự kiến.
Ưu điểm của phương pháp này là:
Thứ nhất, ngân sách có thể thay đổi theo chừng mực mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được, làm cho các nhà quản lý yên tâm vì chi phí tquảng cáo gắn liền với sự tăng, giảm doanh số bán của doanh ngiệp trong chu kỳ kinh doanh
Thứ hai, phương pháp này khuyến khích các nhà quảng lý làm quyết định trong khuôn khổ của mối liên hệ giữa chi phí quảng cáo, giá bán và lợi nhuận cho mỗi đơn vị sản phẩm
Thứ ba, phương pháp này ổn định cạnh tranh trong tình thế các doanh nghiệp khác cũng xác định ngân sách trên doanh số theo một quan hệ tỷ lệ đã hình thành
Nhược điểm của phương pháp này đó là chưa có cơ sở thỏa đáng, chưa có luận điểm vững vàng để bảo vệ cho nó và trong một chừng mực nào đó còn luẩn quẩn coi kết quả doanh thu là nguyên nhân của mức độ hoạt động quảng cáo. Từ đó dẫn đến việc khó tranh thủ các cơ hội tăng cường hoạt động thiêu thụ và quảng cáo.
2.2 Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp xác định mức ngân sách của mình bằng mức ngân của đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trường và trong chu kỳ kinh doanh.
Dù sao chi phí của hãng cạnh tranh cho thấy mức độ chi tiêu hợp lí của ngành kinh doanh. Hơn nữa việc duy trì một mức độ chi phí ngang bằng cạnh tranh sẽ loại trừ được cuộc chiến tranh truyền thông.
Tuy nhiên trong thực tế khó mà biết được mức chi ngân sách cụ thể ở các doanh nghiệp cho qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
M Đề án Mô hình tổ chức kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
L Xây dựng một số giáo án dạy học chủ đề tổ hợp xác suất trong chương trình lớp 11 (Ban nâng cao) theo Luận văn Sư phạm 0
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Tình hình tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý tại các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con trong hệ thống thương mại dịch vụ ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương hiện nay trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y Đề án Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học Môn đại cương 0
N Đề án Hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn Nhân lực của tổ chức trong giai đoạn hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top