Download Đề án Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng tại Việt Nam miễn phí





Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975), mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và phát triển kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế rất chậm, thậm chí có xu hướng giảm sút và bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Khi mà nguồn viện trợ từ nước ngoài không còn nữa. Mĩ lại bao vây cấm vận kinh tế. Đảng ta tiến hành thử nghiệm và đổi mới tư duy kinh tế. Vậy muốn cải thiện tình hình, muốn xây dựng cuộc sống “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì tất phải đi theo con đường có tính quy luật chung là công nghiệp hóa và hiện đại hóa.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

là cách được áp dụng phổ biến ở các nước kém phát triển để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.
Tính phổ biến của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở nhiều khía cạnh: Bản thân công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hiện tượng có tính phổ biến, nghĩa là để từ kém phát triển trở thành phát triển, từ lạc hậu trở thành tiên tiến, hiện đại, các nước đều phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù nội dung, cách thức, bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tính đặc thù, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế từng thời kỳ, nhưng những nội dung cơ bản nói lên thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại có những nét chung. Đó là ở mọi quốc gia, mọi thời kỳ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao giờ cũng là quá trình trang bị kỹ thuật hiện đại cho các ngành kinh tế.
Tuy rằng mỗi nước có mục tiêu riêng của mình, do bản chất chính trị, kinh tế - xã hội quy định, song vẫn có những nét tương đồng. Đó là, đều xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, tạo năng suất lao động xã hội cao, bảo đảm nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
3) Quan điểm về công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân:
a) Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa phải tạo nên những chuyển biến căn bản và toàn diện đời sống kinh tế xã hội, trong đó sự chuyển biến có hiệu quả về kinh tế, kĩ thuật là cơ sở vật chất cho những chuyển biến về xã hội. Suy đến cùng mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, bình đẳng, dân chủ, có kỉ cương, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, kết hợp lợi ích mỗi người với lợi ích chung của cả dân tộc.
Về mặt xã hội, quá trình công nghiệp hóa phải đạt được những nội dung cơ bản sau:
- Bảo đảm sự ổn định và củng cố chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở đổi mới từng bước vững chắc.
- Cải thiện một cách căn bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân về ăn ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, nâng cao dân chí cùng với lối sống văn minh.
- Bảo đảm quyền lợi cho mọi người dân, quyền bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Về mặt kinh tế - kĩ thuật, cần đạt được những yêu cầu như:
- Khai thác có hiệu quả các lợi thế và các nguồn lực của đất nước, liên kết với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
- Phát triển các ngành kinh tế quốc dân với tốc độ nhanh, ổn định và vững chắc.
- Thay thế cơ bản các kĩ thuật và công nghệ truyền thống bằng kĩ thuật, công nghệ tiên tiến. Áp dụng phổ biến cách công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước.
- Bảo đảm sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực. Không ngừng tăng năng suất lao động, tăng tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập quốc dân.
b) Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ
Trong điều kiện hiện nay, thực hiện công nghiệp hóa cũng đồng thời có nghĩa là thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, tạo nên sự chuyển biến về chất của lực lượng sản xuất.
Việc nâng cao trình độ khoa học – công nghệ phải đảm bảo các ngành kinh tế quốc dân sử dụng được máy móc với trình độ hiện đại khác nhau, phương pháp công nghệ từng bước được thay thế lao động thủ công. Cần kết hợp nhiều trình độ khác nhau, tranh thủ công nghệ tiên tiến, kết hợp đầu tư theo chiều sâu với đầu tư theo chiều rộng.
c) Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm này chi phối việc xác định nội dung và cách thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta. Trên cơ sở đổi mới nền kinh tế, đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó mọi người đều được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.
Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.
d) Kết hợp giữa các mô hình “hướng ngoại”; “hướng nội”.
Quá trình công nghiệp hóa cũng đồng thời là quá trình phát triển kinh tế hàng hóa. Xác định thị trường là điều không thể thiếu để phát triển sản xuất hàng hóa.
Mô hình “hướng ngoại” là tập trung đầu tư trọng điểm vào những ngành hàng, lĩnh vực có khả năng xuất khẩu. Còn “hướng nội” là phát huy nội lực trong nước sản xuất những hàng hóa nhằm thay thế nhập khẩu.
Việc tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước phải có sự kết hợp hài hòa với nhau. Song, trong sự kết hợp ấy hiện nay chúng ta cần ưu tiên hơn vào chiến lược hướng ngoại là vì:
- Hướng ngoại là động lực và điều kiện phát huy lợi thế so sánh của đất nước trên tinh thần bảo đảm hiệu quả của kinh tế đối ngoại và phát triển trong thế chủ động.
- Hướng ngoại là cơ sở tạo nên nguồn ngoại tệ để giải quyết các vấn đề trong nước trong điều kiện trao đổi bình đẳng: đôi bên cùng có lợi.
- Đòi hỏi khắt khe của thị trường nước ngoài, tạo động lực để nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
Nhưng cũng không thể không quan tâm đến chiến lược hướng nội vì:
- Thị trường trong nước có quy mô lớn. Nhiều loại hàng hóa cung còn nhỏ hơn cầu. Bỏ qua thị trường này là một sai lầm khi chen chân vào thị trường thế giới hiện nay rất khó khăn. Hơn nữa với lợi thế “sân nhà” lẽ nào chúng ta chịu để thị trường nội địa bị chiếm lĩnh!
- Bảo đảm khai thác mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức bách (việc làm, trật tự xã hội...);
- Tạo điều kiện nhất định cho thực hiện hướng ngoại và góp phần giải tỏa tình trạng căng thẳng thiếu ngoại tệ.
Việc vận dụng quan điểm này phải được cụ thể hóa trong các chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
Công nghiệp hóa ở các nước ASEAN:
Các bước tiến hành công nghiệp hóa.
Một bước đi quan trọng của quá trình công nghiệp hóa ở các nước ASEAN là rất linh hoạt trong việc chuyển hướng công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đồng thời quan tâm tới phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Điều nổi bật trong chiến lược này là kết hợp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp truyền thống, sản phẩm sử dụng nhiều lao động với sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao.
Các nước ASEAN có chính sách tích cực thâm nhập thị trường nước ngoài. Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc thu hút vào đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ đã giúp cho các nước ASEAN đổi mới được công nghệ, hiện đại hóa và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong quá trình công nghiệp hóa ASEAN đã chú trọng tới việc giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục hướng nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường sự điều tiết của nhà nư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương môn Chính Sách Công có đáp án Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Đề thi + đáp án thi công chức tiếng anh tỉnh quảng ngãi 2017 (full + giải thích chi tiết) Ngoại ngữ 0
D Đề trắc nghiệm chuyên ngành Nội Vụ Văn Phòng (có đáp án) thi công chức Văn hóa, Xã hội 0
D đề trắc nghiệm thi công chức chuyên ngành khoa học công nghệ có đáp án Văn hóa, Xã hội 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
S Đề án Chuyển đổi Công ty CP May Đức Giang sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Đề xuất phương án xây dựng bộ máy tổ chức quản lý công ty Apatit Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top