daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn Thạc sĩ: Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)
Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)
“Áp lực từ bài thi” có ảnh hưởng đến việc sinh viên. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn Nội dung và tài liệu học tập, Phương pháp học và ôn thi. Trong đó, “Áp lực từ bài thi” có ảnh hưởng nhiều nhất tới Phương pháp học và ôn thi và ảnh hưởng ít nhất tới Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập. Mối quan hệ của Áp lực bài thi và những khái niệm này là thuận chiều: sinh viên càng cảm giác bài thi khó và quan trọng thì càng chủ động đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn những tài liệu thiên về luyện thi. Áp lực từ bài thi cũng làm sinh viên thích lựa chọn phương pháp tự học, học tại nhà hơn là đến lớp; khi đến lớp, sinh viên không thích tham gia các hoạt động không giúp chuẩn bị cho bài thi CĐR và thích học một mình hơn là học tương tác với bạn. “Hiểu biết về bài thi” có ảnh hưởng tới việc sinh viên Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập, lựa chọn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN....................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................xi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................8
1.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................................8
1.1.1. Chuẩn đầu ra..............................................................................................................8
1.1.2. Hoạt động dạy và học.............................................................................................10
1.1.3. Ảnh hưởng của bài thi trong KTĐG.....................................................................12
1.2. Các nghiên cứu liên quan..........................................................................................17
1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi đối với quá trình dạy .............................18
1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi đối với quá trình học .............................24
1.3. Các mô hình lý thuyết về hiện tượng ảnh hưởng của bài thi ................................28
1.3.1. Khung lý thuyết của Hughes (1993).....................................................................28
1.3.2. Khung lý thuyết của Bailey (1996) ......................................................................29
1.3.3. Khung lý thuyết của Burrow (1998).....................................................................30
1.3.4. Khung lý thuyết của Green (2003).......................................................................31
1.3.5. Khung lý thuyết của Saif (2006)...........................................................................32
1.3.6. Khung lý thuyết của Shih (2007)..........................................................................34
1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu ..............................................................................36
1.4.1. Khung lý thuyết về hoạt động dạy ........................................................................37
1.4.2. Khung lý thuyết về hoạt động học ........................................................................42
Tóm tắt chương 1.............................................................................................................47
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................50
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................50
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu kết hợp .........................................................................50iv
2.1.2. Thiết kế nghiên cứu của luận án ...........................................................................51
2.2. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................................53
2.2.1. Mẫu nghiên cứu định lượng ..................................................................................53
2.2.2. Mẫu nghiên cứu định tính......................................................................................58
2.3. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................................60
2.3.1. Công cụ nghiên cứu định lượng – Bảng hỏi........................................................60
2.3.2. Công cụ nghiên cứu định tính – Phỏng vấn bán cấu trúc ..................................81
2.4. Thu thập số liệu..........................................................................................................83
2.4.1. Thu thập số liệu định lượng...................................................................................83
2.4.2. Thu thập số liệu định tính ......................................................................................84
2.5. Phân tích dữ liệu.........................................................................................................84
2.5.1. Phân tích dữ liệu định lượng .................................................................................84
2.5.2. Phân tích dữ liệu định tính.....................................................................................88
2.6. Tổng hợp số liệu định lượng và định tính ...............................................................91
2.7. Đạo đức nghiên cứu...................................................................................................91
2.8. Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................................91
Tóm tắt chương 2.............................................................................................................93
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA BÀI THI XÉT CĐR TỚI HOẠT ĐỘNG
HỌC TIẾNG ANH TRONG ĐHQGHN ....................................................................97
3.1. Các đặc điểm cá nhân của sinh viên ........................................................................97
3.1.1. Động lực học tiếng Anh.........................................................................................97
3.1.2. Sự tự tin....................................................................................................................98
3.1.3. Niềm tin về cách học và KTĐG tiếng Anh hiệu quả .........................................98
3.2. Yếu tố bài thi ..............................................................................................................99
3.2.1. Cảm nhận về độ khó của bài thi............................................................................99
3.2.2. Tầm quan trọng của bài thi ....................................................................................99
3.2.3. Hiểu biết về bài thi............................................................................................... 100
3.3. Hoạt động học tiếng Anh ....................................................................................... 100
3.3.1. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập................................................................ 100
3.3.2. Nội dung và tài liệu học tập................................................................................ 101
3.3.3. Phương pháp học tập và chiến lược ôn thi ....................................................... 102
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
3.4. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của sinh viên và bài thi tới hoạt động học
tiếng Anh ......................................................................................................................... 103
3.4.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................... 103
3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................. 107
3.4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM ...................................................... 109
3.4.4. Ảnh hưởng của Yếu tố người học tới Hoạt động học ..................................... 112
3.4.5. Ảnh hưởng của Bài thi tới Hoạt động học tiếng Anh...................................... 115
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................... 122
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA BÀI THI XÉT CĐR TỚI HOẠT ĐỘNG
DẠY TIẾNG ANH TRONG ĐHQGHN.................................................................. 126
4.1. Các đặc điểm cá nhân của giảng viên tiếng Anh ................................................ 126
4.1.1. Hiểu biết về chương trình, người học và PPGD .............................................. 126
4.1.2. Niềm tin về việc giảng dạy và KTĐG............................................................... 129
4.1.3. Bồi dưỡng chuyên môn....................................................................................... 130
4.1.4. Kinh nghiệm luyện thi......................................................................................... 131
4.2. Yếu tố bài thi ........................................................................................................... 133
4.2.1. Hiểu biết về bài thi............................................................................................... 133
4.2.2. Cảm nhận về độ khó và chất lượng của bài thi ................................................ 134
4.2.3. Tầm quan trọng của bài thi ................................................................................. 136
4.3. Hoạt động dạy tiếng Anh ....................................................................................... 138
4.3.1. Mục tiêu và nội dung giảng dạy......................................................................... 138
4.3.2.Tài liệu giảng dạy ................................................................................................. 139
4.3.3. Phương pháp giảng dạy....................................................................................... 141
4.3.4. Hoạt động KTĐG ................................................................................................ 141
4.4. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân giảng viên và bài thi tới hoạt động dạy
tiếng Anh ........................................................................................................................ 142
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 142
4.4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................................. 147
Tóm tắt chương 4.......................................................................................................... 168
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN .......................................................................................... 174vi
5.1. Ảnh hưởng tới hoạt động học tiếng Anh trong ĐHQGHN................................ 174
5.1.1. Ảnh hưởng của Yếu tố người học...................................................................... 174
5.1.2. Ảnh hưởng của Yếu tố bài thi ............................................................................ 181
5.2. Ảnh hưởng tới hoạt động dạy tiếng Anh.............................................................. 185
5.2.1. Ảnh hưởng tới Mục tiêu của hoạt động dạy tiếng Anh................................... 185
5.2.2. Ảnh hưởng tới Nội dung và tài liệu giảng dạy................................................. 191
5.2.3. Ảnh hưởng tới Phương pháp giảng dạy ............................................................ 195
5.2.4. Ảnh hưởng tới Hoạt động KTĐG ...................................................................... 199
Tóm tắt chương 5.......................................................................................................... 202
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 207
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................ 226
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 227
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐHNN Đại học Ngoại ngữ
ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
KQHT Kết quả học tập
PPGD Phương pháp giảng dạy
KTĐG Kiểm tra đánh giá
NLNN Năng lực ngoại ngữ
TACS Tiếng Anh cơ sởviii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Khung lý thuyết của Hughes (1993)..............................................................29
Bảng 2.1. Phương pháp kết hợp trong phân tích số liệu...............................................53
Bảng 2.2. Tỉ lệ đáp viên theo cơ sở đào tạo ...................................................................58
Bảng 2.3. Thông tin về giảng viên tham gia phỏng vấn ...............................................59
Bảng 2.4. Thông tin về sinh viên tham gia phỏng vấn .................................................59
Bảng 2.5. Thao tác hóa khái niệm Đặc điểm riêng của sinh viên ...............................61
Bảng 2.6. Thao tác hóa khái niệm Yếu tố bài thi ..........................................................63
Bảng 2.7. Thao tác hóa khái niệm Hoạt động học tập ..................................................64
Bảng 2.8. Tóm tắt bảng hỏi dành cho sinh viên ............................................................67
Bảng 2.9. Phân loại giá trị Cronbach’s alpha.................................................................68
Bảng 2.10. Độ tin cậy bảng hỏi dành cho sinh viên......................................................68
Bảng 2.11. Thống kê kết quả độ tin cậy bảng hỏi dành cho sinh viên .......................70
Bảng 2.12. Thao tác hóa khái niệm Đặc điểm cá nhân của giảng viên ......................72
Bảng 2.13. Thao tác hóa khái niệm Yếu tố bài thi ........................................................74
Bảng 2.14. Thao tác hóa khái niệm Hoạt động giảng dạy............................................75
Bảng 2.15. Tóm tắt bảng hỏi dành cho giảng viên ........................................................77
Bảng 2.16. Độ tin cậy bảng hỏi dành cho giảng viên ...................................................78
Bảng 2.17. Độ tin cậy của từng nhóm biến trong bảng hỏi dành cho giảng viên......80
Bảng 2.18. Tóm tắt nội dung câu hỏi phỏng vấn dành cho giảng viên.......................82
Bảng 2.19. Tóm tắt nội dung câu hỏi phỏng vấn dành cho sinh viên .........................82
Bảng 2.20. Các bước phân tích thống kê suy luận ........................................................86
Bảng 2.21. Quy trình phân tích số liệu ...........................................................................91
Bảng 2.22. Quy trình thu thập và phân tích số liệu .......................................................92
Bảng 3.1. Niềm tin về việc học và KTĐG tiếng Anh hiệu quả ...................................98
Bảng 3.2. Hiểu biết về bài thi........................................................................................ 100
Bảng 3.3. Sinh viên đặt mục tiêu và lập kế hoạch học tập ........................................ 100
Bảng 3.4. Nội dung và tài liệu học tập......................................................................... 101
Bảng 3.5. Phương pháp học tập và chiến lược ôn thi ................................................ 102
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiix
Bảng 3.6. Kết quả phân tích EFA lần cuối .................................................................. 105
Bảng 3.7. Hệ số tải các nhân tố ở lần chạy EFA cuối ................................................ 105
Bảng 3.8. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích của các nhân tố sau EFA 106
Bảng 3.9. Tóm tắt các nhân tố và các biến của mô hình nghiên cứu sau EFA....... 106
Bảng 3.10. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thực chứng (sau
khi hiệu chỉnh bằng hệ số MI - Modification Indices)............................................... 108
Bảng 3.11. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng Độ tin cậy tổng hợp và
Phương sai trích .............................................................................................................. 109
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình
nghiên cứu ....................................................................................................................... 111
Bảng 3.13. Hệ số ảnh hưởng giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
(Standardized Regression Weights) ............................................................................. 112
Bảng 4.1. Hiểu biết của giảng viên .............................................................................. 126
Bảng 4.2. Niềm tin của giảng viên ............................................................................... 129
Bảng 4.3. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ............................................................. 130
Bảng 4.4. Kinh nghiệm luyện thi.................................................................................. 131
Bảng 4.5. Hiểu biết về bài thi........................................................................................ 133
Bảng 4.6. Cảm nhận về độ khó và chất lượng của bài thi ......................................... 134
Bảng 4.7. Tầm quan trọng của bài thi .......................................................................... 136
Bảng 4.8. Mục tiêu và nội dung giảng dạy.................................................................. 138
Bảng 4.9. Ảnh hưởng tới giảng dạy 4 kỹ năng ........................................................... 139
Bảng 4.10. Tài liệu giảng dạy liên quan đến bài thi................................................... 140
Bảng 4.11. Tài liệu giảng dạy không liên quan đến bài thi ....................................... 140
Bảng 4.12. Phương pháp giảng dạy.............................................................................. 141
Bảng 4.13. Hoạt động KTĐG ....................................................................................... 141
Bảng 4.14. Kết quả phân tích khám phá lần cuối ....................................................... 143
Bảng 4.15. Hệ số tải các nhân tố ở lần chạy EFA cuối.............................................. 143
Bảng 4.16. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích của các nhân tố sau EFA144
Bảng 4.17. Mối tương quan giữa các yếu tố thuộc mô hình nghiên cứu................. 147
Bảng 4.18. Độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến “Ảnh hưởng của yếu tố giảng
viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”................................................................................ 148x
Bảng 4.19. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình “Ảnh
hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”...................................... 149
Bảng 4.20. Kiểm định các giả thuyết về các yếu tố giảng viên ảnh hưởng tới Hoạt
động dạy tiếng Anh ........................................................................................................ 150
Bảng 4.21. Tóm tắt kết quả bảng hỏi về ảnh hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt
động giảng dạy tiếng Anh trong ĐHQGHN ............................................................... 151
Bảng 4.22. Độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến “Ảnh hưởng của yếu tố bài thi
tới hoạt động dạy tiếng Anh” ........................................................................................ 152
Bảng 4.23. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình “Ảnh
hưởng của yếu tố giảng viên tới hoạt động dạy tiếng Anh”...................................... 153
Bảng 4.24. Kiểm định các giả thuyết về các yếu tố giảng viên ảnh hưởng tới Hoạt
động dạy tiếng Anh ........................................................................................................ 153
Bảng 4.25. Tóm tắt kết quả bảng hỏi “Ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy tiếng
Anh trong ĐHQGHN” ................................................................................................... 166
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phixi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Thành tố quá trình dạy học .............................................................................11
Hình 1.2. Hoạt động học tập ............................................................................................12
Hình 1.3. Hệ quả, Ảnh hưởng, Tác động (Cheng, Sun và Ma, 2015).........................14
Hình 1.4. Khung lý thuyết của Bailey (1996) ................................................................30
Hình 1.5. Khung lý thuyết Burrow (1998).....................................................................31
Hình 1.6. Khung lý thuyết của Green (2003).................................................................32
Hình 1.7. Khung lý thuyết của Saif (2006) ....................................................................33
Hình 1.8. Khung lý thuyết của Shih (2007) ...................................................................34
Hình 1.9. Khung lý thuyết của Shih (2009) ...................................................................36
Hình 1.10. Khung lý thuyết về hoạt động dạy của luận án ..........................................41
Hình 1.11. Khung lý thuyết về hoạt động học của luận án ..........................................47
Hình 1.12. Lý thuyết tạo động lực bằng nỗi sợ hãi .......................................................45
Hình 2.1. Phương pháp kết hợp trong thu thập số liệu .................................................52
Hình 2.2. Quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai đoạn ........................54
Hình 2.3. Quy trình chọn mẫu của luận án.....................................................................54
Hình 2.4. Tỉ lệ đáp viên theo học phần TACS ...............................................................57
Hình 2.2.6. Các quy trình phân tích số liệu thống kê....................................................86
Hình 3.1. Động lực thực dụng..........................................................................................97
Hình 3.2. Động lực thâm nhập.........................................................................................97
Hình 3.3. Sự tự tin .............................................................................................................98
Hình 3.4. Cảm nhận của sinh viên về độ khó bài thi ....................................................99
Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động học sau phân
tích EFA........................................................................................................................... 107
Hình 3.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa) về ảnh hưởng tới hoạt
động học tiếng Anh ........................................................................................................ 110
Hình 3.7. Mô hình ảnh hưởng của bài thi CĐR tới hoạt động học tiếng Anh ........ 121
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy........... 1461
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập là một phần quan trọng, không thể
thiếu, hợp thành một chỉnh thể thống nhất của quá trình dạy học ngoại ngữ (Hoàng
Văn Thái, 2016). Từ lâu, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và quá trình dạy học đã
có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Kiểm tra đánh giá khi ở khâu cuối của quá
trình đào tạo sẽ đưa ra thông tin về mức độ hoàn thành mục tiêu đào tạo của người
học; tuy nhiên, nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá
trình đào tạo.
Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, việc đổi mới toàn diện việc dạy và
học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của quốc gia. Ngày 30/9/2008, Chính phủ kí quyết định 1400 phê
duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020 (gọi tắt là Đề án 2020) với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm hướng tới mục tiêu “đến năm
2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ
năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh
của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” (Trích Quyết định 1400 TTCP). Đề án 2020 đã có những chương trình hành
động quyết liệt với những sản phẩm cụ thể trong lộ trình đổi mới toàn diện việc dạy
và học ngoại ngữ của quốc gia. Ngày 24/1/2014, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
(gọi tắt là Khung NLNN 6 bậc) đã được xây dựng và phê duyệt. Khung NLNN 6
bậc chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong cả nước. Dựa trên Khung NLNN, yêu
cầu chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với các cấp học sau phổ thông được qui định đối
với khối không chuyên là bậc 3 và bậc 4 đối với khối chuyên ngoại ngữ cao đẳng,
bậc 5 đối với khối chuyên ngoại ngữ bậc đại học.
Việc áp dụng bài thi VSTEP nhằm xác định chuẩn đầu ra về trình độ ngoại
ngữ cho sinh viên toàn Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo ra những áp lực mới, những
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
thử thách mới đối với cả người học, người dạy và các nhà quản lý. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nhằm xác định mức độ tác động của bài thi
đối với quá trình dạy và học tiếng Anh trong hệ thống Đại học quốc gia Hà Nội. Vì lý
do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Dạy và học tiếng Anh: ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu
ra (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)” làm nội dung nghiên cứu của
luận án.
2. Bối cảnh của nghiên cứu
Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 7 trường đại học thành viên và 5 khoa trực
thuộc: trường ĐH Khoa học tự nhiên, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn,
trường ĐH Giáo dục, trường ĐH Ngoại ngữ, trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Công
nghệ, trường ĐH Việt Nhật, khoa Luật, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Quốc tế,
khoa Y dược và khoa Sau đại học. Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên
bậc đại học của các trường đại học thành viên và các khoa phụ thuộc do trường ĐH
Ngoại ngữ phụ trách. Trong chương trình đào tạo trình độ đại học điều chỉnh theo
Quy chế đào tạo đại học 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014, chương trình đào
tạo chuẩn có 3 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 14 tín chỉ, chương trình đào tạo chất
lượng cao có 4 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 19 tín chỉ và chương trình đào tạo
chuẩn quốc tế có 5 học phần tiếng Anh cơ sở chiếm 24 tín chỉ. Sinh viên có quyền
đăng ký học tại trường hay các cơ sở ngoài trường với điều kiện đáp ứng đủ chuẩn
đầu ra ngoại ngữ theo yêu cầu.
Khoản 3 điều 12 của quy chế đào tạo đại học - Đại học quốc gia Hà Nội ban
hành kèm theo quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 nêu rõ: Chuẩn
đầu ra về trình độ ngoại ngữ quy định là bậc 3 đối với các chương trình đào tạo
(CTĐT) chuẩn, ngành chính-ngành phụ, ngành kép, bậc 4 đối với CTĐT chất lượng
cao, tài năng, liên kết quốc tế, bậc 5 đối với CTĐT chuẩn quốc tế.
Ngày 11/3/2015, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định 729/QĐ-
BGDĐT chính thức công nhận Đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 3
đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP) là
một công cụ đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học
phổ thông, được sử dụng trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân và hướng tới được3
quốc tế công nhận. Sau khi được ban hành, VSTEP chính thức trở thành bài thi
tiếng Anh nhằm xác định chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho tất cả sinh viên các trường
thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được xét tốt
nghiệp trong một năm, bài thi được tổ chức thường xuyên trong các tháng 1, 3, 5, 6,
7, 9 và 11 hàng năm.
Luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN
khi chịu ảnh hưởng của bài thi xác định CĐR tiếng Anh (VSTEP) từ tháng 12 năm
2016 đến tháng 5 năm 2019.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết
quả học tập ngoại ngữ và ảnh hưởng (washback effects) của KTĐG đối với quá
trình dạy học ngoại ngữ, tác giả tiến hành nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng
(washback effects) của bài thi tiếng Anh xác định chuẩn đầu ra (VSTEP) đối với
việc dạy và học tiếng Anh trong Đại học quốc gia Hà Nội. Cụ thể, mục đích của
nghiên cứu này gồm: (i) đánh giá ảnh hưởng của bài thi xác định CĐR tiếng Anh tới
hoạt động học tiếng Anh của sinh viên ĐHQGHN hay không, (ii) nếu có ảnh hưởng
thì các yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình học tiếng Anh của sinh viên, (iii) đánh
giá liệu bài thi xác định CĐR tiếng Anh có ảnh hưởng tới hoạt động dạy tiếng Anh
của giảng viên ĐHQGHN hay không, và (iv) nếu có ảnh hưởng thì các yếu tố nào
ảnh hưởng tới quá trình dạy tiếng Anh của giảng viên.
Bằng việc làm rõ hiện tượng ảnh hưởng và các yếu tố gây ảnh hưởng, tác
giả hy vọng sẽ phác họa được một phần của bức tranh tổng thể việc dạy và học
tiếng Anh tại ĐHQGHN. Từ đó, nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy
tiếng Anh trong Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), hướng tới mục tiêu chung
nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho nước nhà, đáp ứng yêu cầu của thời
kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kiểm tra đánh giá đối với
quá trình dạy và học ngoại ngữ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
(2). Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh
(VSTEP) đối với quá trình dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Bài thi chuẩn đầu ra tiếng Anh (VSTEP) và quá trình dạy
và học tiếng Anh tại ĐHQGHN.
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bài thi tiếng Anh xác định chuẩn đầu ra tới
quá trình dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh
(VSTEP) đối với việc học tiếng Anh của sinh viên tại ĐHQGHN là gì?
1.1. Khi phải chịu áp lực từ bài thi, yếu tố cá nhân của sinh viên ảnh hưởng
tới hoạt động học tiếng Anh như thế nào?
1.2. Những yếu tố bài thi ảnh hưởng thế nào tới hoạt động học tiếng Anh của
sinh viên tại ĐHQGHN?
Câu hỏi 2: Các ảnh hưởng của bài thi xác định chuẩn đầu ra tiếng Anh
(VSTEP) đối với hoạt động dạy tiếng Anh của giảng viên tại ĐHQGHN là gì?
2.1. Khi phải chịu áp lực từ bài thi, yếu tố cá nhân của giảng viên ảnh hưởng
tới hoạt động dạy tiếng Anh như thế nào?
2.2. Những yếu tố bài thi ảnh hưởng thế nào tới hoạt động dạy tiếng Anh tại
ĐHQGHN?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc áp dụng bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh làm công cụ đo chuẩn đầu
ra về trình độ ngoại ngữ trong ĐHQGHN đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt
động học tiếng Anh của sinh viên, hoạt động biên soạn tài liệu, tiến hành giảng dạy,
kiểm tra đánh giá của giáo viên. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy quá
trình dạy và học còn rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực làm việc dạy và học tiếng
Anh chưa được triển khai đúng theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ toàn diện
để sinh viên tự tin gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Nếu xác định
được những ảnh hưởng này, luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
tiếng Anh trong ĐHQGHN nói riêng và trong cả nước nói chung.5
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn nghiên cứu: Luận án giới hạn ở việc tập trung nghiên cứu các ảnh
hưởng của việc áp dụng bài thi tiếng Anh xác định CĐR đối với hoạt động dạy và
học tiếng Anh cho đối tượng sinh viên không chuyên tiếng Anh, ở bậc đại học trong
ĐHQGHN. Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dành cho Việt Nam (VSTEP) được nghiên cứu như một trường hợp điển hình của bài
thi xét chuẩn đầu ra. Trong luận án, do hiện tượng “ảnh hưởng của bài thi” là một hiện
tượng phức tạp, hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm nhiều biến số và để phục vụ
việc kiểm định mô hình, hoạt động dạy và học mới chỉ được nghiên cứu riêng rẽ, sự
tương tác giữa 2 quá trình này chưa được nghiên cứu trong luận án này.
7.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát và đánh giá được thực hiện tại các đơn vị đào
tạo thành viên của ĐHQGHN: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên không thuộc ngành Ngôn ngữ Anh và
Sư phạm Anh của Đại học Ngoại ngữ. Đối tượng khảo sát là 89 giảng viên (GV) và
751 sinh viên (SV). Thời gian khảo sát được tiến hành từ 4/3/2019 đến 30/5/2019.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm phương pháp này sử dụng các kỹ
thuật như: lập thư mục nghiên cứu, hồi cứu các văn bản, điển cứu các công trình
khoa học, phân tích nội dung và đối chiếu để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
trong các tài liệu nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu kết hợp: Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính ở các bước thu thập và phân tích số liệu. Thu
thập số liệu định lượng bao gồm số liệu từ bảng hỏi. Thu thập số liệu định tính bao
gồm phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu liên quan đến bài thi VSTEP và chương
trình học của các học phần Tiếng Anh cơ sở trong chương trình đào tạo (CTĐT) của
ĐHQGHN.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu toán học với các thông tin định
lượng và xử lý logic với các thông tin định tính; sử dụng các phần mềm xử lý số
liệu Excel, SPSS, AMOS phân tích số liệu; phân tích, đánh giá, bình luận, tổng kết
nhằm đưa ra các nhận định của tác giả về những vấn đề nghiên cứu dựa trên các ý
kiến trả lời phỏng vấn và kết quả thu được từ điều tra bằng phiếu hỏi.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1.Về lý luận: Luận án làm rõ thêm nội hàm của một số khái niệm cơ bản liên
quan đến kiểm tra đánh giá kết quả học tập, ảnh hưởng của việc áp dụng bài thi
mang tính quyết định (high-stake tests), ảnh hưởng của KTĐG đến hoạt động dạy
học ngoại ngữ (washback effects) trong bối cảnh đặc thù của giáo dục ngoại ngữ ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, luận án đóng góp thêm hai khung lý
thuyết mới về ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy và học ngoại ngữ vào lĩnh
vực nghiên cứu giảng dạy và KTĐG ngoại ngữ.
Luận án là một trong những nghiên cứu quy mô đầu tiên được thực hiện để
tìm hiểu ảnh hưởng của một bài thi quan trọng tới hoạt động dạy và học tiếng Anh ở
Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu hiện tượng ảnh
hưởng của bài thi tới một khía cạnh: hoạt động dạy hay hoạt động học. Luận án sẽ
cố gắng tìm hiểu hiện tượng này ở cả hai khía cạnh. Ngoài ra, hầu hết các nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của bài thi tới hoạt động dạy/học tiếng Anh mà chưa tính đến
vai trò trung gian của những đặc điểm cá nhân của người dạy/người học. Luận án sẽ
xem xét hiện tượng ảnh hưởng trong bối cảnh có sự tác động qua lại giữa các đặc
điểm của bài thi và các đặc điểm người tham gia (giảng viên, sinh viên) trong việc tạo
ra những ảnh hưởng đến hoạt động dạy và hoạt động học tiếng Anh.
9.2. Về thực tiễn: Luận án sẽ xác định được thực trạng dạy và học tiếng Anh
trong ĐHQGHN khi đứng trước những quy định đối với sinh viên tốt nghiệp
phải đạt được yêu cầu cao về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, trong đó bài thi xác định
chuẩn đầu ra (VSTEP) là một công cụ đo chính thức. Những ảnh hưởng của bài
thi VSTEP đã được tìm hiểu trên 2 lĩnh vực: hoạt động học của sinh viên (động
lực học tập, sự tự tin, niềm tin vào việc học và KTĐG hiệu quả, nội dung học
tập, phương pháp học tập và ôn thi) và hoạt động dạy của giảng viên (xác định
mục tiêu và nội dung dạy, tài liệu, phương pháp giảng dạy, hoạt động KTĐG).
Dựa trên những vấn đề cụ thể được phát hiện, đề tài sẽ có những khuyến nghị
mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng Anh
tại ĐHQGHN nói riêng và trong cả nước nói chung.7
10.Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của
tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận về ảnh hưởng của bài thi xác định
chuẩn đầu ra tiếng Anh đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh tại ĐHQGHN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Ảnh hưởng của bài thi xét chuẩn đầu ra tới hoạt động học tiếng
Anh trong ĐHQGHN
Chương 4: Ảnh hưởng của bài thi xét chuẩn đầu ra tới hoạt động dạy tiếng
Anh trong ĐHQGHN
Chương 5: Bàn luận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra là một khái niệm hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong giáo
dục đại học trên thế giới. Hussey & Smith (2008) có phân biệt ba loại khái niệm về
chuẩn đầu ra (CĐR): CĐR của bài học, CĐR của môn học và CĐR của chương
trình đào tạo (CTĐT). Theo đó, CĐR của bài học cụ thể hóa những điều giáo viên
muốn người học đạt được sau mỗi hoạt động dạy học/một bài học cụ thể. CĐR của
của bài học bao gồm những yêu cầu đạt được cụ thể của từng thành tố nhỏ của quá
trình học. CĐR này khá linh hoạt và có thể thay đổi tùy theo tình hình dạy-học thực
tế miễn sao đảm bảo tính giáo dục. Thứ hai, CĐR của môn học rộng và phức tạp
hơn CĐR của hoạt động dạy. CĐR loại này không phải là một danh sách các nội
dung sẽ giảng dạy mà là những khu vực kiến thức và kỹ năng rộng cần đạt được
khái quát hơn. Những kiến thức, kỹ năng đó không thể đạt được trong một buổi học
mà phải kéo dài trong nhiều buổi học. Điểm giống nhau giữa CĐR của buổi học và
CĐR môn học là cả hai đều không phải là khái niệm cố định, chính xác. Thứ ba,
CĐR của CTĐT là khái niệm rộng và phức tạp nhất. Noel Entwistle (2005) cho
rằng CĐR của CTĐT là lời khẳng định tiêu chuẩn hoàn thành một lộ trình học tập
và người học được trao bằng cấp tương xứng để chứng minh việc hoàn thành đó.
CĐR của CTĐT bao gồm một danh sách những khu vực kiến thức và kỹ năng mà
CTĐT trang bị cho người học. Độ rộng và sâu của kiến thức, khả năng tư duy kỳ
vọng ở bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đều được chỉ rõ. Những kỹ năng, phẩm chất cần
có của một người làm việc trong chuyên ngành mà CTĐT đó đào tạo cũng được nêu
cụ thể.
Tại Việt Nam, tại thông tư 07/2015 TT-BGDĐT thì “Chuẩn đầu ra là yêu cầu
tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt
được sau khi hoàn thành CTĐT, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội
và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện”. Nói cách khác,
CĐR là những gì nhà trường cam kết với người học, gia đình người học, nhà tuyển
dụng, nhà nước và toàn xã hội rằng người học sẽ đạt được sau khi kết thúc CTĐT.9
Như vậy, khái niệm CĐR được dùng phổ biến ở Việt Nam và cũng được dùng
trong nghiên cứu này là loại CĐR thứ ba – CĐR của CTĐT theo phân loại của
Hussey & Smith (2008).
Chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ
Quy định đi kèm thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 về
“Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại
học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ” đã miêu tả rõ người học tốt nghiệp đại học cần “có kỹ năng
ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về
các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử
dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có
thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công
việc chuyên môn”.
Tại ĐHQGHN, ngày 29 tháng 10 năm 2010, Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) ban hướng dẫn 3109 về “Xây dựng và hoàn thiện CTĐT theo CĐR tại
ĐHQGHN”. Theo Hướng dẫn 3109, CĐR của CTĐT bao gồm CĐR về kiến thức,
CĐR về kỹ năng và CĐR về phẩm chất đạo đức. Trong đó, năng lực sử dụng ngoại
ngữ là một CĐR về kỹ năng: “Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ (như tiếng Anh
đối với hệ chuẩn là B1, tương đương 4.0 IELTS, đối với hệ CLC là B2, tương
đương 5.0 IELTS và đối với chương trình tài năng, tiên tiến và đạt chuẩn quốc tế là
C1, tương đương 6.0 IELTS; các thứ tiếng khác được đối chiếu tương đương)”.
Ở hướng dẫn 3109/HD - ĐHQGHN kể trên, các mức năng lực ngoại ngữ B1,
B2, C1 đang được dùng theo Khung tham chiếu châu Âu về năng lực ngoại ngữ. 4
năm sau đó, thông tư 01/2014-BGDĐT về “Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dành cho Việt Nam” đã đưa ra các mức năng lực ngoại ngữ tương đương được
áp dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Theo đó, B1 là bậc 3, B2
là bậc 4 và C1 là bậc 5 theo thang 6 bậc. Cập nhật chính sách, đến cuối năm 2014,
ĐHQGHN ban hành Quy chế đào tạo đại học kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-
ĐHQGHN. Trong Quy chế này, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ quy định như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
a) Bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) đối với
các chương trình đào tạo chuẩn, ngành chính - ngành phụ, ngành kép);
b) Bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) đối với
chương trình đào tạo chất lượng cao, tài năng, chương trình đào tạo liên kết quốc tế
do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng và các chương trình đào tạo liên kết quốc tế
do đối tác nước ngoài và Đại học Quốc gia Hà Nội cùng cấp bằng;
c) Bậc 5 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) đối với
chương trình đào tạo chuẩn quốc tế.
Bài thi chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ
Để đánh giá chuẩn đầu ra của một khóa học hay một chương trình đào tạo,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có hai hình thức kiểm tra đánh giá (KTĐG) chủ yếu
là đánh giá gián tiếp (indirect methods) và đánh giá trực tiếp (direct methods)
(Palomba & Banta, 1999). Trong đó, hình thức KTĐG gián tiếp bao gồm điều tra
mức độ hài lòng của sinh viên với khóa học, đánh giá chuyên cần, phỏng vấn nhóm
tập trung, v.v. Các hình thức này sẽ tìm hiểu được ý kiến của sinh viên về khóa học,
đưa ra những minh chứng về việc sinh viên có thể đã tham gia hoạt động học tập
nhưng không cung cấp được bằng chứng thuyết phục, rõ ràng về kết quả học tập của
sinh viên (Palomba & Banta, 1999). Ngược lại, hình thức KTĐG trực tiếp bao gồm
các bài thi chuẩn hóa, dự án, thuyết trình, sản phẩm trưng bày, bài luận, v.v. Những
hoạt động KTĐG này tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện được những kiến thức, kỹ
năng đã thu nhận được trong quá trình học tập (Suskie, 2004).
Tại ĐHQGHN, từ năm 2015, bài thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc
3 (VSTEP 3) đã được sử dụng làm công cụ đánh giá chuẩn đầu ra tiếng Anh của
sinh viên. Bài thi gồm có 4 phần thi tương ứng với 4 kỹ năng ngôn ngữ (Nghe, Nói,
Đọc, Viết) (xem phụ lục 10). Như vậy, bài thi này chính là một hình thức KTĐG
trực tiếp trình độ tiếng Anh khi tốt nghiệp của sinh viên ĐHQGHN.
1.1.2. Hoạt động dạy và học
Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009), hoạt động dạy là một mặt của quá trình dạy
và học do người giáo viên thực hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định
nhằm giúp người học đạt được các mục tiêu theo từng bài học hay toàn khóa đào
tạo. Cũng theo tác giả này, hoạt động dạy là của giáo viên, nhưng không chỉ dừng11
lại ở việc truyền đạt nội dung kiến thức mà còn là hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn
người học trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển kỹ năng. Một yếu tố đảm bảo tính
hiệu quả của hoạt động dạy là người giáo viên phải nắm bắt được các đặc điểm về
năng lực, hứng thú, v.v của người học.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng (2018) đề xuất các thành tố cơ bản của quá trình
dạy học ở hình dưới đây:
Hình 1.1. Thành tố quá trình dạy học
Như vậy, ở dạng đơn giản nhất, hoạt động dạy học gồm có mục tiêu dạy học –
yếu tố sẽ quyết định các yếu tố tiếp theo như: nội dung dạy học, phương pháp dạy
học và phương tiện dạy học. Ngoài ra, mục tiêu dạy học nói riêng và các yếu tố
khác của quá trình dạy học nói chung chịu tác động bởi nhu cầu xã hội và môi
trường kinh tế - xã hội – văn hóa – khoa học của nơi mà hoạt động dạy học được
diễn ra.
Ở khía cạnh thứ hai của quá trình dạy và học, khái niệm “học” là khái niệm trung
tâm của lĩnh vực nghiên cứu giáo dục và được nhiều tác giả định nghĩa. Một trong
những định nghĩa được sử dụng nhiều là định nghĩa của Smith (1984): “Học” được
dùng để nói đến (1) việc thu nhận và trở nên thành thạo một kiến thức nhất định, (2)
việc tăng cường và học hỏi từ trải nghiệm, (3) một quá trình có chủ đích, được lên kế
hoạch để thử nghiệm các giải pháp để giải quyết một vấn đề. Nói cách khác khái niệm
“học” được dùng để miêu tả một sản phẩm, một quá trình hay một chức năng”. Theo
tác giả Nguyễn Hoàng Đan Huy (2015), hoạt động học là hoạt động chủ đạo của sinh
viên để chuẩn bị hành trang về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, giúp họ sẵn
sàng bước vào môi trường lao động nghề nghiệp trong tương lai. Jones & Vonhees
(2002) đề xuất khung lý thuyết về hoạt động học như sau:
viên tham gia nghiên cứu vẫn điều chỉnh việc giảng dạy và kiểm tra tiếng Anh theo
yêu cầu của các bài kiểm tra. Những giáo viên hiểu biết nhiều hơn về KTĐG có xu
hướng có nhiều hoạt động không chịu định hướng từ bài thi trong giờ học hơn. Từ
gợi ý này, có thể thấy nếu muốn việc giảng dạy tiếng Anh tại ĐHQGHN không chỉ là
dạy để luyện thi mà dạy để phát triển năng lực tiếng Anh của sinh viên, việc tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn về PPGD và KTĐG vẫn vô cùng cần thiết.
Luận án là một trong ít nghiên cứu tìm hiểu sâu về ảnh hưởng của “Kinh
nghiệm luyện thi” tới hoạt động dạy tiếng Anh. Theo kết quả tìm được, Kinh
nghiệm luyện thi của giảng viên ảnh hưởng mức độ trung bình tới Mục tiêu giảng
dạy và ảnh hưởng yếu tới Nội dung và tài liệu, Hoạt động KTĐG. Khi so sánh hai
nhóm biến, “Sử dụng tài liệu không định hướng từ bài thi” và “Sử dụng tài liệu định
hướng từ bài thi”, nhóm biến thứ nhất có điểm trung bình cao hơn. Về mặt tổ chức
hoạt động học tập, giảng viên mong có nhiều thời gian hơn để tổ chức hoạt động
nhóm trong mỗi bài giảng và mong có nhiều thời gian hơn để thực hiên các hoạt
động học tập qua dự án. Về hoạt động KTĐG, giảng viên không hoàn toàn đồng ý
về việc lấy bài thi CĐR làm tài liệu để thiết kế bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.
Giảng viên bày tỏ mong muốn có thêm các hình thức KTĐG theo quá trình. Như
vậy, có thể thấy, nếu giảng viên càng có kinh nghiệm luyện thi các bài thi tiếng Anh
chuẩn hóa, giảng viên càng nhận ra rằng để thi tốt bất cứ bài thi, sinh viên cần có
nền tảng năng lực tiếng Anh vững vàng và nền tảng này cần được phát triển
dần thông qua các hoạt động ứng dụng, không mang tính luyện thi nhiều.
5.2.2. Ảnh hưởng của Yếu tố bài thi
Sau khi phân tích khám phá (EFA), Yếu tố bài thi gồm có 2 nhóm: “Độ khó
và chất lượng bài thi” và “Tầm quan trọng của bài thi”. Theo kết quả nghiên cứu
của luận án, bài thi xét CĐR tiếng Anh không ảnh hưởng tới Mục tiêu giảng dạy,
ảnh hưởng mạnh mẽ tới Nội dung và tài liệu giảng dạy, Hoạt động KTĐG và ảnh
hưởng mức trung bình tới Phương pháp giảng dạy.
5.2.2.1. Ảnh hưởng tới Mục tiêu của hoạt động dạy tiếng Anh
Theo kết quả tìm được, giảng viên cho biết bài thi CĐR không có tác động
đến Mục tiêu giảng dạy của họ. Mục tiêu của từng học phần đã được Ban chủ nhiệm
cương ghi rõ, ở học phần TACS 1 trọng tâm của chương trình là Ngữ pháp (Ngữ
pháp cần được dạy tách biệt, không lồng ghép (explicitly) để phát triển độ chính
xác ngôn ngữ của sinh viên), Phát âm (Phát âm luôn phải được chú ý trong mỗi tiết
học), các tiểu kỹ năng Đọc và Nghe. Đề cương học phần không nêu mục tiêu của
chương trình là phát triển kỹ năng Nói. Trong đề cương học phần TACS 2, mục tiêu
của chương trình không được đề cập đến; nhưng ở phần cách tiếp cận trong dạy học
(Teaching approach) có nêu: “Luyện tâp phát âm (Pronunciation practice) luôn
phải được coi là trọng tâm của mỗi buổi học”. Đề cương TACS 2 không nhắc đến
việc phát triển các kỹ năng khác.
Cách xác định mục tiêu này có thể được lý giải như sau: Thứ nhất, nhóm
biên soạn chương trình còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách tiếp cận truyền thống
trong giảng dạy tiếng Anh (Grammar – Translation và Structural Approach). Thứ
hai, phần lớn sinh viên không chuyên ngữ trong toàn ĐHQGHN (trừ sinh viên
trường ĐHNN) không chọn tiếng Anh là một môn học trong tổ hợp xét tuyển Đại
học và cách học tiếng Anh không hiệu quả ở bậc phổ thông dẫn đến tình trạng năng
lực tiếng Anh của sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, giảng viên nhận thấy cần
phải bổ sung lại cho sinh viên vốn từ vựng, ngữ pháp cơ bản trước khi có thể phát
triển các năng lực giao tiếp khác.
Ở học phần TACS 3, đề cương vẫn không ghi rõ mục tiêu của học phần là gì
nhưng các giảng viên đều thống nhất với nhau về mục tiêu của học phần này là giúp
sinh viên thi đỗ bài thi CĐR. Việc xác định muc tiêu cho học phần TACS 3 (hay cả
học phần TACS 1 và 2) chỉ được truyền đạt trực tiếp cho giảng viên qua các buổi
họp khoa, buổi tập huấn. Như vậy có thể nói, bài thi CĐR ảnh hưởng tới việc xác
định mục tiêu giảng dạy của các học phần TACS ngay từ khâu xây dựng chương
trình và được thể hiện ra rõ nhất ở học phần TACS 3. Ở học phần cuối cùng này,
thay vì nghiên cứu những đặc tả về năng lực sử dụng tiếng Anh mà sinh viên cần
đạt được ở bậc 3/6 (B1) được miêu tả rõ trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành
cho Việt Nam, từ người xây dựng chương trình, biên soạn đề cương học phần đến
giảng viên đều chỉ lấy mục tiêu thi đạt bài thi CĐR làm mục tiêu giảng dạy của học
phần này. Khi mục tiêu giảng dạy chỉ được nêu chung chung và khái quát như vậy,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Luận văn Sư phạm 1
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng anh Ngoại ngữ 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông Khoa học Tự nhiên 0
D Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D xác lập mối liên hệ giữa toán học cao cấp và toán học phổ thông nhằm giúp sinh viên ngành toán rèn luyện tay nghề dạy học Luận văn Sư phạm 1
D Giáo trình Cơ học đất - Địa chất (Trường trung cấp Cầu đường và dạy nghề) Kiến trúc, xây dựng 0
A Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học trực tuyến Luận văn Sư phạm 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top