hoa_ngoclan

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch





Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam của khu vực Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.
Huyện Tuy Phong là một huyện phía bắc của tỉnh, giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía Đông và Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), phía Tây giáp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và huyện Bắc Bình (Ninh Thuận). Huyện nằm trên 2 trục giao thông chính: Quốc lộ 1A (dài 43 km) và đường sắt Bắc-Nam (dài 38 km). Tuy Phong nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, với Nha Trang là 165km, và thành phố Đà Lạt là 250km.
Chiều dài đường bờ biển của Tuy Phong tương đối dài với 50 km/192 km đường bờ biển của cả tỉnh Bình Thuận vì cả hai phía Nam và Đông giáp biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bình Thuận là 7.828,5 km, trong đó huyện Tuy Phong chiếm 79.385,54 ha (chiếm 10.13% diện tích toàn tỉnh).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u vực duyên hải miền trung và duyên hải miền nam Việt Nam có khả năng xây dựng các nhà máy điện gió quy mô công nghiệp, đấu nối vào lưới điện quốc gia. Các vùng huyện đảo và vùng miền núi, nông thôn cũng có khả năng sản xuất điện gió qui mô nhỏ, dùng cho hoạt động dân sinh và sản xuất tại chỗ.
Do ảnh hưởng của gió mùa nên chế độ gió từng vùng cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Gió ở Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận) không những có vận tốc trung bình lớn, còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.
Hình 2.10:Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió cao tại Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Ở Tây Nguyên, mặc dầu gió không mạnh, nhưng do hệ số năng lượng mẫu k lớn nên tiềm năng tương đối khá, trên cao nguyên thoáng, W có thể đạt 600kwh/m2. Hơn nữa, Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên sẵn có rất thuận lợi phát triển kết hợp giữa năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Một mặt, có thể đa dạng hóa được nguồn năng lượng, kết hợp những nguồn năng lượng truyền thống với những nguồn năng lượng tái tạo sạch với chi phí hợp lý; mặt khác có thể khai thác được thế mạnh, đồng thời hạn chế của mỗi nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn năng lượng này trong mối quan hệ bổ sung lẫn nhau.
2.6.3 Hiện trạng phát triển điện gió tại Việt Nam
Nước ta hiện nay, có 4 nguồn năng lượng tái tạo đang được phát triển phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là điện mặt trời, thủy điện nhỏ, điện sinh khối và điện gió. Trong đó, thủy điện nhỏ là loại hình năng lượng có chi phí sản xuất thấp nên phát triển mạnh nhất. Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong 287,48 MW điện từ năng lượng tái tạo thì điện gió và điện mặt trời chỉ chiếm chưa đến 1%. Tuy nhiên, theo Quy hoạch Điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/7/2007, dự kiến tỷ lệ công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên 3% vào năm 2015.
Từ năm 1980 trong Chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới và tái tạo, Viện Năng lượng, Bộ Giao thông Vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của Đại học Bách khoa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và thử nghiệm các tua bin gió cỡ nhỏ từ 150W đến 5kW. Tính đến năm 1999, đã có khoảng 1.000 máy phát điện gió cỡ hộ gia đình (công suất 150W-200W), tập trung ở các tỉnh duyên hải từ Đà Nẵng trở vào phía Nam. Cũng trong năm 1999, nhờ vốn tài trợ của Nhật Bản, tua bin gió công suất 30kW đã được lắp đặt tại xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 2000, một tua bin gió công suất 2kW đã được lắp đặt tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kontum. Năm 2002, Viện Năng lượng nghiên cứu và lắp đặt thành công tua bin gió công suất 3,2kW.
Hiện nay tại Việt Nam có một số dự án điện gió quy mô vừa và nhỏ đã và đang được triển khai. Nhà máy phát điện sức gió đầu tiên ở Việt Nam là nhà máy đặt tại huyện đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Công suất 800KW với vốn đầu tư 0.87 triệu USD (14 tỉ đồng) vào năm 2004. Như thế, với giá bán điện 0,05USD/kWh (750VNĐ/kWh) thì thời gian hoàn vốn là 7-8 năm. Thực tế cho thấy, mặc dù trong năm 2005, đã có 3 cơn bão lớn, tốc độ gió đều vượt qua cấp 12 nhưng tuabin gió-phát điện vẫn vận hành an toàn. Nhà máy điện gió thứ 2 của cả nước đặt ở huyện đảo Lý Sơn vận hành bằng sức gió, có kết hợp máy phát điện diesel với tổng công suất 7MW, tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Nhiều dự án điện gió rất lớn với mục tiêu hòa vào lưới điện Quốc gia vẫn đang được xúc tiến. Dự án xây dựng Nhà máy phong điện 3, tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 35,7 triệu USD với sản lượng điện hằng năm của nhà máy hoà vào lưới điện quốc gia đạt khoảng 55 triệu kWh. Dự án gió phát điện tại Qui Nhơn có tổng công suất dự kiến 30 MW, do Công ty cổ phần phong điện Phương Mai thực hiện theo cách đầu tư BOT. Dự án điện gió tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có công suất 625 kW. Đây là dự án thử nghiệm được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Chính phủ Ấn Độ.
Theo nguồn từ UNFCCC, hiện tại Việt Nam mới có duy nhất một dự án phong điện đã qua quá trình phê duyệt quốc gia và đang tiến hành thủ tục đăng ký với EB là dự án Phong điện 1- Bình Thuận.
Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã được Bộ trình Chính phủ xem xét và phê duyệt với mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện. Kế hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2010 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam có nêu:
Chú trọng phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
Phát triển, khai thác sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió được đề cập đến trong chính sách phát triển nông thôn, miền núi phục vụ xóa đói, giảm nghèo.
Theo số liệu từ Quy hoạch tổng thế phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam do Bộ Công thương đệ trình lên Chính phủ, được giới thiệu tại hội thảo "Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ phát triển năng lượng gió tại Việt Nam" thì từ nay đến 2025, tổng mức hỗ trợ dự kiến cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam là 30.903 tỷ đồng. Theo đó, khi khung pháp lý này ra đời, các doanh nghiệp đầu tư vào các nhà máy điện năng lượng tái tạo sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, giấy phép đầu tư và vốn vay. Cụ thể là được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng từ 10-15 năm, miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, thuế tài nguyên. Những biện pháp này đang được Bộ Công thương từng bước hiện thực hóa qua ký kết với Ngân hàng Thế giới về năng lượng tái tạo hồi đầu tháng 11/2008, qua các khóa đào tạo, hội thảo về năng lượng tái tạo cho các cán bộ quản lý tại các Bộ, ngành và các doanh nghiệp liên quan.
2.6.4 Khó khăn trong phát triển điện gió tại Việt Nam
Các số liệu về năng lượng gió không được chính xác, vì hiện nay tất cả các trạm đo gió chủ yếu của ta đều đo bằng máy cầm tay ở độ cao 12 m. Ở độ cao này gió bị che khuất nhiều bởi địa hình xung quanh, mặt khác chế độ đo không được liên tục (thông thường l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Y dược 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hịa lưới áp mái Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top