daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Hiệu quả can thiệp năng cao năng lực trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong quản lý THA: Các biện pháp can thiệp có hiệu quả rõ rệt trong nâng cao năng lực cán bộ trung tâm y tế huyện (TTYTH) và trạm y tế xã (TYTX) về quản lý tăng huyết áp (THA). Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức và thực hành về quản lý THA ở mức đạt (>75%), đều tăng nhiều so với trước can thiệp. Tại các TYTX thuộc nhóm can thiệp, trước khi can thiệp, tỷ lệ TYTX có đầy đủ 15 loại trang thiết bị y tế và thuốc phục vụ quản lý THA đều tăng (40%- 90% và 50%-100%).

2. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành quản lý THA của người bệnh: Các biện pháp can thiệp có hiệu quả rõ rệt trong nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh THA về quản lý THA. Hầu hết các kiến thức về bệnh THA ở nhóm can thiệp đều tăng cao mang ý nghĩa thống kê sau can thiệp (p<0,05-<0,001) và chỉ số hiệu quả (CSHQ) tăng (71,6%-97,4%). Tỷ lệ bệnh nhân THA có thái độ tốt về quản lý tăng HA gia tăng ở nhóm can thiệp (p<0,05-<0,01; CSHQ: 38,4%-48,6%). Tỷ lệ bệnh nhân THA có thực hành tốt về quản lý tăng HA tăng cao ở nhóm can thiệp (p<0,05-<0,01; CSHQ: 34%- 59%). Sau can thiệp tỷ lệ người bệnh THA ở nhóm can thiệp duy trì được huyết áp mục tiêu tăng cao (p<0,01; CSHQ tăng 30,5%).

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp: Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu từ phía cơ sở y tế bao gồm thiếu nhân lực có kinh nghiệm về quản lý THA tại TYTX. Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý bệnh nhân THA, hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp, công tác giám sát hỗ trợ quản lý bệnh nhân THA còn hạn chế. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý người bệnh THA là khả năng tiếp cận về mặt địa lý, đặc biệt là người trung và cao tuổi ở các xã miền núi; và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh THA còn thấp, đặc biệt là những người cao tuổi, dân tộc và trình độ học vấn thấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4 1.1. Một số khái niệm chung liên quan đến tăng huyết áp .............................. 4
1.1.1. Tăng huyết áp và quản lý tăng huyết áp...................................................4 1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam........................5 1.1.3. Gánh nặng bệnh tật của tăng huyết áp......................................................7 1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp...............................................12 1.1.5. Năng lực trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong quản lý tăng huyết áp.. 17 1.1.6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng y tế cơ sở trong quản lý tăng
huyết áp....................................................................................................23 1.2. Mô hình can thiệp quản lý tăng huyết áp................................................ 25 1.2.1. Một số mô hình can thiệp quản lý tăng huyết áp trên thế giới..............25 1.2.2. Một số mô hình quản lý tăng huyết áp tại Việt Nam.............................27
1.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở ....................................................................................................... 31 1.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................31 1.3.2. Khó khăn, hạn chế cơ bản của y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp .... 33 1.3.3. Các giải pháp quản lý bệnh không lây nhiễm, bao gồm tăng huyết áp ... 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 39
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu............................................................ 39 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................39 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu..................................................................................40
2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 41 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 42 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................42

2.3.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu......................42 2.3.3.Cácchỉ tiêu,chỉsốnghiêncứu..............................................................45 2.3.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ......................................................46 2.3.5. Quy trình và các hoạt động can thiệp.....................................................48 2.3.6. Một số khái niệm và thang đo sử dụng trong nghiên cứu.....................53 2.3.7. Phân tích số liệu.......................................................................................55 2.3.8. Các biện pháp hạn chế sai số ..................................................................56 2.3.9. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................59
3.1. Hiệu quả can thiệp năng cao năng lực trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong quản lý tăng huyết áp............................................................... 59 3.1.1. Tại trạm y tế xã ........................................................................................59 3.1.2. Tại trung tâm y tế huyện..........................................................................66
3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý tăng huyết áp của người bệnh .................................................................................. 67 3.2.1. Một số thông tin đặc trưng cá nhân của người bệnh .............................67
3.2.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức thái độ và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp......................................................................68
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp phòng chống tăng huyết áp tại trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện............................................ 87 3.3.1. Trạm y tế xã .............................................................................................87 3.3.2. Trung tâm y tế huyện...............................................................................93 3.3.3. Từ phía người bệnh tăng huyết áp..........................................................94
Chương 4: BÀN LUẬN....................................................................................95
4.1. Hiệu quả can thiệp năng cao năng lực trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong quản lý tăng huyết áp............................................................... 95

4.1.1. Nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ y tế về phát hiện, điều trị và quản lý tăng huyết áp ..............................................................................95
4.1.2. Kết quả bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc điều trị, hồ sơ quản lý tăng huyết áp..................................................................................................100
4.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý tăng huyết áp của người bệnh ................................................................................ 103
4.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành tuân thủ điều trị ....................................................................................................103 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp quản lý tăng huyết áp ... 120 4.3.1. Nhân lực y tế ..........................................................................................120 4.3.2. Công tác truyền thông - tư vấn..............................................................123 4.3.3. Đăng ký và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp mới ..............................124 4.3.4. Về phía bệnh nhân tăng huyết áp..........................................................125
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 128 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Hình 2.1.
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.5.
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ 3.7.
Biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.9.
Biểuđồ3.10. Biểu đồ 3.11.
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ.................................................. 41
Tính sẵn có về trang thiết bị y tế cho công tác quản lý tăng huyết áp trước và sau can thiệp tại trạm y tế xã ................................... 63 Tính sẵn có về thuốc cho công tác quản lý tăng huyết áp trước và sau can thiệp tại trạm y tế xã ...................................................... 64 Tính sẵn có về hồ sơ và sổ sách cho công tác quản lý tăng huyết áp trước và sau can thiệp tại trạm y tế xã................................... 65 Tính sẵn có về các tài liệu truyền thông cho công tác quản lý tăng huyết áp trước và sau can thiệp tại trạm y tế xã ................. 66 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về 5 triệu chứng của tăng huyết áp ...................................................................................... 69 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về 9 yếu tố nguy cơ...... 71 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về cả 8 biện pháp dự phòng tăng huyết áp ................................................................... 73 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về cả 6 biến chứng của tăng huyết áp .............................................................................. 75 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về 8 phương pháp điều trị tăng huyết áp .............................................................................. 77 Hiệuquảcanthiệpnângcaotháiđộdựphòngbệnhtănghuyếtáp.80 Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành tuân thủ cả 9 biện pháp điều trị tăng huyết áp .................................................................. 83

Bảng 1.1. Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 2.1. Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6. Bảng 3.7.
Bảng 3.8. Bảng 3.9. Bảng 3.10.
DANH MỤC BẢNG
Bảng phân độ THA theo TCYTTG và theo JNC VII...................... 5 Tử vong và YLL do tăng huyết áp và bệnh không lây nhiễm theo giới và một số bệnh liên quan trực tiếp theo giới, 2010 ................ 11 Gánh nặng bệnh tật tính theo DALY do tăng huyết áp và một số bệnh liên quan trực tiếp theo giới, 2010 ........................................ 12 Ranh giới đích điều trị tăng huyết áp ............................................ 53 Phân bố một số đặc trưng cá nhân của cán bộ y tế xã can thiệp và đối chứng ....................................................................................... 59 Phân bố lượng cán bộ y tế trung bình/trạm y tế xã, tuổi trung bình và thời gian công tác trung bình của cán bộ y tế ........................... 60 Hiệu quả công tác đào tạo quản lý tăng huyết áp của cán bộ y tế xã can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp............................... 60 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý tăng huyết áp của cán bộ y tế xã can thiệp và đối chứng............................................ 61 Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành quản lý tăng huyết áp của cán bộ y tế xã can thiệp và đối chứng............................................ 62 Một số thông tin đặc trưng cá nhân của người bệnh ..................... 67 Phân loại kinh tế hộ gia đình và thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh ở nhóm can thiệp và đối chứng ......................................................... 68 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về định nghĩa và cách phát hiện tăng huyết áp .......................................................................... 68 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về từng triệu chứng của tăng huyết áp..........................................................................................70 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ
của tăng huyết áp ........................................................................... 72

Bảng 3.11.
Bảng 3.12. Bảng 3.13.
Bảng 3.14. Bảng 3.15.
Bảng 3.16. Bảng 3.17. Bảng 3.18.
Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về từng biện pháp dự phòng bệnh tăng huyết áp ......................................................................... 74 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về từng biến chứng .......... 76 Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về điều trị và nơi khám chữa bệnh tăng huyết áp ......................................................................... 78 Hiệu quả can thiệp nâng cao thái độ về quản lý tăng huyết áp ..... 79 Hiệu quả can thiệp nâng cao thái độ dự phòng bệnh tăng huyết áp theo từng yếu tố ............................................................................. 81 Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp thường xuyênvà điềutrịbệnhtănghuyếtáp............................................82 Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành tuân thủ từng biện pháp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp ........ 84
Hiệu quả can thiệp duy trì huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân tăng huyết áp..........................................................................................85
Bảng 3. 19. Một số yếu tố của bệnh nhân ảnh hưởng đến hiệu quả duy trì huyết áp mục tiêu trong nhóm can thiệp.................................................. 86

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu hiện nay, không chỉ cho các quốc gia phát triển mà còn cho cả các quốc gia đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ước tính năm 2015, khoảng 1⁄4 dân số thế giới đang đối mặt với gánh nặng THA [1]. Theo báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong năm 2015 có khoảng 212 triệu năm sống mất đi (DALYs) do THA, tăng xấp xỉ 40% so với năm 1990 [2]. Bệnh THA đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động to lớn đến sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới [2]. Với những biến chứng khôn lường, THA luôn góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình và khá, trong đó có Việt Nam [3]. Chi phí cho điều trị bệnh THA và biến chứng của THA thực sự là gánh nặng cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội [3], [4]. Hệ thống y tế cũng chịu áp lực không ngừng gia tăng vì gánh nặng này.
Bệnh THA hoàn toàn có thể phòng tránh được [5], [6]. Bệnh nhân mắc THA có thể được điều trị hiệu quả và hạn chế được các biến chứng của bệnh nếu như có kiến thức đúng, tuân thủ chỉ định của thầy thuốc và kiểm soát tốt các hành vi nguy cơ [7], [8], [9]. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân cần có hiểu biết đúng về bệnh THA và thực hành tốt cách phòng và điều trị THA. Nhóm người có nguy cơ cao, đặc biệt là người tiền THA, cần được tư vấn và sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện kịp thời để được điều trị và quản lý tại các cơ sở y tế [8], [9]. Đồng thời, hệ thống y tế phải đủ năng lực cung ứng các dịch vụ, từ hướng dẫn phòng bệnh đến khám chữa bệnh và quan trọng là những dịch vụ này phải đảm bảo tính thường xuyên sẵn có, tính dễ tiếp cận và sử dụng thuận lợi, với chi phí hợp lý...để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao

2
của người dân [10], [11]. Đây thực sự là thách thức lớn trong giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam nói chung và với tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Theo TCYTTG, để quản lý được THA, cần có những nỗ lực đồng bộ gồm củng cố hệ thống y tế, tài chính y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo trang thiết bị và thuốc, cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt, một vấn đề rất quan trọng là nâng cao kiến thức, thái độ của người dân và người bệnh THA để họ có thể dự phòng, thay đổi hành vi lối sống, tăng cường hoạt động thể lực, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ điều trị nhằm đạt huyết áp mục tiêu và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra [1]. Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có một số chương trình can thiệp dự phòng, điều trị và quản lý THA. Nội dung các can thiệp tập trung chủ yếu vào: (1) Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về dự phòng, điều trị và quản lý THA; (2) Sàng lọc, chẩn đoán sớm để đưa bệnh nhân THA vào điều trị và quản lý tại tuyến y tế cơ sở; (3) Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế về dự phòng, điều trị và quản lý THA; (4) Tăng cường trang thiết bị và thuốc điều trị THA tại các cơ sở y tế gần dân nhất và (5) Tăng cường công tác giám sát các hoạt động dự phòng, điều trị và quản lý THA tại cộng đồng [8], [12]. Hiệu quả của các chương trình can thiệp dự phòng và điều trị THA tỏ ra rất khả quan và có hiệu quả rõ rệt [13], [14], [15].
Tỉnh Phú Thọ hiện 100% TYT xã có bác sỹ, 100% TYT tham gia khám chữa bệnh cho đối tượng có thẻ BHYT. Mục tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 277/277 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và trên 90% người dân có thẻ BHYT. Đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai quản lý THA tại TYT xã. Mặc dù số xã xây dựng mô hình còn ít, song kết quả bước đầu cho thấy đây là hướng đi đúng, nếu được phát huy và mở rộng phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương, mô hình hứa hẹn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đã có những quan điểm trái chiều về những vấn đề liên quan

3
như: (i) TYT xã có thực sự đủ năng lực điều trị, quản lý bệnh nhân THA hay không? (ii) Vai trò quản lý hệ thống như thế nào trong việc đảm bảo khả năng duy trì hiệu quả cũng như tính bền vững của mô hình? (iii) Đâu là những yếu tố rào cản, làm hạn chế chất lượng và hiệu quả triển khai điều trị, quản lý THA tại tuyến y tế cơ sở? Tới nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng khách quan, khoa học để trả lời những câu hỏi đó. Bởi vậy, việc mở rộng mô hình quản lý THA tại TYT xã vẫn chưa được thực hiện ở nhiều nơi và phần đông đối tượng nguy cơ cao và những bệnh nhân THA vẫn chưa có cơ hội được hưởng dịch vụ khám, tư vấn, phát hiện sớm, điều trị và quản lý THA có chất lượng ngay tại TYT xã, với chi phí hạn chế nhất, ít phiền hà nhất. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tui thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ" với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực trung tâm y tế và trạm y tế xã của huyện Hạ Hoà trong quản lý tăng huyết áp, giai đoạn 2015- 2018.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp trong quản lý tăng huyết áp giai đoạn 2015-2018.
3. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kết quả can thiệp quản lý tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã và trên bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2015-2018.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hịa lưới áp mái Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top