tctuvan

New Member
GS. TS. Phạm Thị Thùy, TS. Trần Thị Thúy,
TS. Phan Duệ Thanh, ThS. Tống Thị Mơ
Bộ môn CNSH-Vi sinh, Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội
TÓM TẮT
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Nomuraea rileyi: Xác định được tỷ lệ thành
phần môi trường thích hợp là 40% cám gạo, 30% bột ngô, 20% bột đậu tương, 10% trấu, tỷ lệ
nước trong môi trường sản xuất là 2/3 với 150 g trong dung tích bọ sản xuất 700 ml, sử dụng
chủng nấm Nr-06 cấy trên môi trường sản xuất, sau 10 ngày lên men bề mặt, trong điều kiện
nhiệt độ 27,10
C và độ ẩm 72,5%, chất lượng của chế phẩm nấm đạt 5 x109
bt/gr… Xác định thời
gian bảo quản chế phảm nấm là 12 tháng, chất lượng của chế phẩm nấm đạt trung bình 4
x109
bt/gr và hiệu quả trừ sâu đạt 54,7% sau 12 ngày thử nghiệm. Đưa ra quy trình công nghệ sản
xuất chế phẩm nấm với 6 bước: Chủng giống thuần →cấy vào môi trường sản xuất → Đưa
ra khay →Thu và làm khô sinh khối nấm →Nghiền, đóng gói →Bảo quản và thử nghiệm.
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chế phẩm nấm Nr trừ sâu hại rau ở nồng độ 3,0
x108
bt/ml, ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27,10
C và ẩm độ 72,2%, sau 14 ngày thí nghiệm: Đối
với sâu khoang (Spodoptera litura) hại rau tuổi 2, hiệu lực của chế phẩm nấm Nr đạt 73,8% và tỷ
lệ sâu chết mọc nấm ra đạt 15%. Đối với sâu cuốn lá đậu tương (Hylepta indicate) hiệu lực của
chế phẩm nấm Nr đạt 68,5% sau 12 ngày thử nghiệm.
Ứng dụng chế phẩm nấm Nr ở nồng độ 3,0 x108
bt/ml tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội:
Mô hình trừ sâu khoang hại bắp cải: Sau 15 ngày thí nghiệm, hiệu lực của chế phẩm Nr đạt
68,7% và tỷ lệ sâu chết mọc nấm ngoài ruộng là 20%. Mô hình trừ sâu cuốn lá hại đậu tương:
Hiệu lực của chế phẩm Nr đạt 64,5% sau 15 ngày phun.
Từ khóa: Chế phẩm Nomuraea rileyi, sâu khoang, sâu cuốn lá đậu tương, điều kiện phòng
thí nghiệm, thí nghiệm đồng ruộng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc lạm dụng thuốc hóa học để phòng trừ dịch sâu, bệnh hại và sử dụng hóa chất để kích
thích sinh trưởng cây trồng những năm qua đã bộc lộ khá nhiều nhược điểm, bởi thuốc đã gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp cũng như để lại dưlượng hóa
chất trong nông sản thực phẩm nhất là các loại rau xanh và đậu đỗ. Để sản xuất rau, đậu theo
hướng hữu cơ, đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu sản xuất ra các chế phẩm sinh học để
khắc phục hạn chế mà thuốc hoá học gây ra. Một trong số chế phẩm đó là nấm Nomuraea rileyi
(Nr) [5, 6, 7].
Đây là chế phẩm mới, lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất ở Việt Nam dùng để phòng trừ
các loại sâu hại rau và đậu tương, bằng việc điều tra ngoài đồng ruộng trong mấy năm gần đây,
tác giả Phạm Thị Thùy và cộng sự đã nhận thấy nấm Nr kí sinh gây bệnh trên khá nhiều loại sâu
hại như sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera), sâu
khoang (Spodoptera liturra), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu keo da láng (Spodoptera exgua) và
sâu cuốn lá (Hylepta indicata) hại đậu tương. Loài nấm này phát sinh và xuất hiện nhiều trên các
sâu hại rau vụ Xuân, Xuân hè và đậu tương vụ Hè thu, vụ Đông, khi điều kiện thời tiết thích hợp

thì nấm này phát sinh mạnh, chúng có khả năng hạn chế được một phần sâu hại rau và đậu đỗ[1,
2].
Nội dung báo cáo trình bày về kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm nấm Nr và
ứng dụng để phòng trừ các loại sâu khoang hại rau và sâu cuốn lá đậu tương trong điều kiện
phòng thí nghiệm và mô hình ứng dụng ngoài đồng ruộng vùng Hà Nội.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
a- Chủng nấm bột Nr-06 phát triển trên môi trường MYAR, được phân lập từ sâu xanh
bướm trắng nhiễm nấm, thu tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Nguyên liệu sản xuất nấm Nomuraea rileyi: Cám gạo, bột ngô, bột đậu tương và trấu.
b- Hóa chất thí nghiệm: Agar, pepton, cao nấm men, Maltoza, Rozabengal, MgSO4.7H2O,
KHPO4 và một số hoá chất cần thiết khác.
c- công cụ và thiết bị chuyên dùng như nồi khử trùng, buồng cấy, kính hiển vi, máy xay chế
phẩm, bình thủy tinh 700 cc, bocal, bình tam giác, khay, túi nilon…
d - Côn trùng dùng thử nghiệm: Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang
(Spodoptera liturra), sâu tơ (Plutella xylostella) và sâu cuốn lá (Hylepta indicata) đậu tương.
Nguồn thu ở ngoài ruộng từ trứng và ổ trứng sâu mang về nuôi tại phòng thí nghiệm để lấy
sâu tuổi 2 đồng đều làm thí nghiệm.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1- Nghiên cứu xác định tỷ lệ môi trường sản xuất thích hợp cho nấm Nr phát triển tốt
tạo chế phẩm đạt chất lượng cao
a - Xác định tỷ lệ cám gạo thích hợp trong môi trường bột ngô, bột đậu và trấu
Bố trí 6 công thức thí nghiệm:
- CT1: Cám gạo 20%, bột ngô 50%, bột đậu 20%, trấu 10%
- CT2: Cám gạo 30%, bột ngô 40%, bột đậu 20%, trấu 10%
- CT3: Cám gạo 40%, bột ngô 30%, bột đậu 20%, trấu 10%
- CT4: Cám gạo 50%, bột ngô 20%, bột đậu 20%, trấu 10%
- CT5: Cám gạo 60%, bột ngô 10%, bột đậu 20%, trấu 10%
- CT6: Cám gạo 70%, bột ngô 0%, bột đậu 20%, trấu 10%
b- Xác định tỷ lệ nước thích hợp trong môi trường để chế phẩm đạt chất lượng tốt
Bố trí 6 công thức thí nghiệm:
- CT1: Lượng nước 150 cc, môi trường sản xuất 150 g, Tỷ lệ 1: 1
- CT2: Lượng nước 100 cc, môi trường sản xuất 150 g, Tỷ lệ 1: 1,5
- CT3: Lượng nước 75 cc, môi trường sản xuất 150 g, Tỷ lệ 1: 2
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top