smile_kiss90

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Kết luận
Kết luận là nêu lên trong chuyên dề nêu lên được cái gì trong từng phần, phân này sử lại cho đúng, không nên Thank nhiều lần
Quản trị nhân lực là một bộ phận không thể thiếu được trong quản trị kinh doanh. Ngày nay, khi các thiết bị đã được hiện đại hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh lại thuộc về chất lượng, yếu tố quyết định chất lượng đó chính là yếu tố con người, và chính vì thế mà không một doanh nghiệp nào có thể lơ là công tác quản trị doanh nghiệp. Nắm được tầm quan trọng của chính sách quản trị nhân lực Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ đã khai thác triệt để chính sách này và sử dụng nó như một công cụ đòn bẩy hữu hiệu để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với kết quả đạt được, công ty đã đảm bảo tối đa việc làm cho công nhân chấm dứt tình trạng thất nghiệp ở công ty. Đảm bảo đầy đủ tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện tốt công tác quản trị nhân lực nên Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ đã hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng với nhu cầu của công việc.
Một lần nữa em xin chân thành Thank Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS Võ Quế đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.




Tài liệu tham khảo


1. Quản trị doanh nghiệp Lê Văn Tâm
2. Quản trị học Nguyễn Liên Diệp
3. Quản trị nhân sự Vũ Việt Hằng
4. Quản trị nhân sự Nguyễn Hữu Thân
5. Quản trị nhân sự Trần Thị Kim Dung
6. Quản lý nguồn lực Paul Hersey-Ken Blan Hard
7. Bồi dưỡng và Đào tạo lại
Nguồn lực trong điều kiện mới Nguyễn Minh Đường
8. Bài giảng môn kinh doanh lữ hành
9. Tạp chí du lịch




Mục lục

Lời mở đầu
chương I: Những lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực.
1. Khái niệm, vai trò và một số mô hình quản lý nguồn nhân lực
1.1 Khái niệm
1.2 Vai trò
1.3 Một số mô hình quản lý
2. Công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.1 Đặc điểm chung về lao động trong kinh doanh lữ hành
2.2 Đặc điểm chung về sử dụng lao động trong kinh doanh lữ hành
2.1.1Quy định sử dụng lao động của nhà nước
2.1.2 Đặc điểm công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.3 Các yêu cầu với công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành
2.3.1.1 Các yêu cầu
2.3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và tổ chức lao động
3. Nội dung tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
3.1 Nội dung công tác tổ chức nguồn nhân lực
3.1.1 Tuyển chọn nhân sự
3.1.1.1 Sự cần thiết
3.1.1.2 đoán nhu cầu cần tuyển dụng
3.1.1.3 Tuyển dụng nhân sự
3.1.2 Bố trí và sử dụng lao động
3.1.2.1 Sử dụng số lao động
3.1.2.2 Sử dụng thời gian lao động
3.1.2.3 Sử dụng chất lượng lao động
3.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
3.1.3.1 Sự cần thiết
3.1.3.2 Nội dung quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.2 Công tác quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành
3.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
3.2.2 Nội dung kinh doanh lữ hành
3.2.3 Các nguyên tắc quản lý trong kinh doanh lữ hành
4. ý nghĩa của công tác tổ chức và quản lý lao động trong kinh doanh lữ hành
Chương II: Công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ.
1. Vài nét về công ty
1.1 Sự hình thành
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ
2.1 Công tác tuyển dụng
2.2 Công tác bố trí và sử dụng lao động
2.3 Công tác đào tạo và phát triển lao động
2.4 Công tác đãi ngộ lao động
3. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ.
3.1 Công tác tuyển dụng
3.2 Công tác bố trí và sử dụng lao động
3.3 Công tác đào tạo và phát triển lao động
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ

1. Thực trạng và dự báo nhu cầu về nhân lực tới năm 2005
2. Nhiệm vụ của Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ trong thời gian tới
2.1. Những thuận lợi và khó khăn
2.2. Mục tiêu của Công ty trong năm 2004
3. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ.
3.1 Tuyển chọn lao động
3.2 Đào tạo và phát triển lao động
3.3 Sắp xếp lao động
3.4 Chính sách khuyến khích bằng đòn bẩy kinh tế.

Kết luận
Tài liệu tham khảo



Lời mở đầu
Trong lịch sử phát triển kinh tế nói chung và kinh tế thị trường nói riêng, con người là nhân tố hàng đầu chiếm giữ vai trò quyết định, có vai trò quyết định tồn tại và phát triển nền kinh tế của từng quốc gia, cũng như mỗi doanh nghiệp. Có thể nói hiệu quả kinh tế và xã hội của mọi chế độ xã hội đều phụ thuộc hoàn toàn bởi sức mạnh cong người và sức mạnh của cả cộng đồng. Con người ở đây được đánh giá bởi các yếu tố tài, đức và sức khoẻ hau nói cách khác là “Hồng và Chuyên “.
Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch thì công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lao động luôn được đánh giá là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhất của các nhà quản lý vĩ mô và vi mô. Công tác quản lý nhân lực là đi sâu nghiên cứu mọi khả năng tiềm tàng trong mỗi đơn vị lao động, trong từng con người là thành viên để tạo điều kiện kích thích sự lao động sáng tạo của một ngươì và mọi người nhằm mục đích để đưa lại hiệu quả cao.
Công tác quản lý nhân lực lao động trong kinh doanh lữ hành có đặc điểm chung của kinh doanh du lịch, nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt của loại hình kinh doanh này. Đặc điểm khác biệt trong công tác quản lý nhân lực lao động trong kinh lữ hành là xuất phát đặc điểm kinh doanh lữ hành
Trãi qua quá trình nghiên cứu lý luận tại nhà trường về công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ hành và kết hợp với quá trình thực tập thế tế tại Công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ. Em đã chọn đề tài.
“Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ”
cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các phần sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực
Chương II: Công tác tổ chức và quản lý nhân lực trong kinh doanh lữ
hành tại Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ

2. Công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành.
2.1 Đặc điểm chung về lao động trong kinh doanh du lịch:
Trong bất kỳ một lĩnh vực sản xuất nào dù công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại dịch vụ, để tạo ra được sản phẩm không thể thiếu được yếu tố con người. Du lịch với đặc điểm là nhành kinh doanh tổng hợp, sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ trong du lịch đòi hỏi lao động trực tiếp là chủ yếu. Chính vì thế tỷ trọng lao động trong việc tạo ra sản phẩm du lịch là rất lớn và chất lượng của lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm.
Lao động trong kinh doanh du lịch là bộ phận cấu thành của lao động xã hội hóa nói chung, nó hình thành và phát triển trên cơ sở sự phân công lao động xã hội. Do vậy nó mang đầy đủ đặc điểm chung nhất của lao động xã hội nói chung:
- Đáp ứng yêu câu của xã hội về lao động
- Tạo ra của cải cho xã hội.
- Thúc đẩy xã hội phát triển.
- Phụ thuộc vào hình thái kinh tế.
Tuy nhiên, kinh doanh du lịch là một lĩnh vực có những nét đặc trưng riêng cho nên lao động trong du lịch cũng có những nét đặc thù riêng.
Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm: Lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất. Trong đó sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn hơn. lao động trong du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ, các điều kiện thuận lợi cho khách tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế các dịch vụ này không có hình dạng vật chất cụ thể nên lao động tạo ra chúng là lao động sản xuất phi vật chất.
Mức độ chuyên môn hóa trong kinh doanh du lịch rất cao. Tính chuyên môn hóa tạo ra nhiệm vụ của từng khâu, từng bộ phận khác nhau, chuyên môn hóa tạo ra sự thuần thục, khéo léo trong tay nghề do vậy nâng cao được chất lương phục vụ, tiết kiệm chi phí thời gian tạo ra năng xuất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao. Mỗi bộ phận đều có ảnh hưởng dây truyền đến các bộ phận khác trong toàn hệ thống làm cho các bộ phận trở nên phụ thuộc vào nhau. Do vậy, rất khó khăn cho việc thay thế lao động một cách đột xuất giữa các bộ phận và có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức lao động phải bố trí phù hợp. Đối với những đối tượng lao động đặc biệt cần có sự dự phòng về mặt nhân sự thay thế bằng việc xây dựng hệ thống cộng tác viên và phải thực hiện tốt thông tin giữa các bộ phận để có sự kết hợp đồng bộ trong hoạt động.
Thời gian lao động của lao động trong du lịch phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách, không hạn chế về mặt thời gian. Vì vậy phải tổ chức thành ca để đảm bảo lao động có điều kiện nghỉ ngơi khôi phục lại sức lao động, đồng thời đảm bảo duy trì được điều kiện phục vụ thường xuyên, đáp ứng mọi yêu cầu của khách ở bất kỳ thời gian nào khi khách yêu cầu.
Cường độ làm việc không cao nhưng phải chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường phức tạp. So với một số lao động vật chất và phi vật chất khác thì lao động trong du lịch có cường du lịch có cường độ không cao nhưng họ phải chịu áp lực tâm lý cao vì thường xuyên phải tiếp xúc nhiều đối tượng khách có đặc điểm, thói quen tiêu dùng, trình độ học vấn, quốc tịch……khác nhau. Ngoài ra, lao động trong du lịch và đặc biệt là lao động nữ trong khách sạn còn phải chịu áp lực về dư luận xã hội do trình độ hiểu biết của nhân dân về hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa cao. Vì thế để phục vụ có chất lượng cao, người lao động trong du lịch phải luôn tìm tòi học hỏi để biết tâm lý của từng loại khách, qua đó có thái độ phục vụ ứng xử cho phù hợp, lao động trong du lịch đòi hỏi người lao động phải nhanh nhẹn ứng xử khéo léo trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh để làm hài lòng khách,đưa lại chất lượng cao trong quá trình phục vụ
Tóm lại tất cả những đặc điểm trên của lao động trong kinh doanh du lịch nói lên tính phức tạp trong quản lý và khó đo lường chất lượng của sản phẩm du lịch vì nótác động trực tiếp đến việc tổ chức quản lývà sử dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp du lịch dẫn đến chất lượng của lao động, chất lượng phục vụ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Lys

New Member
Bạn ơi cho mình xin link down bài này với nhé. Mình Thank nhiều ạ!!!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top