thanhnguyenkun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng Container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Danh mục Phụ lục
Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Logistics ...........................................................................1
1.1. Khái niệm và phân loại Logistics.......................................................................1
1.2. Mối quan hệ giữa Logistics và Quản trị dây chuyền cung ứng..........................5
1.3. Vai trò và ý nghĩa của Logistics.........................................................................6
1.4 Xu hướng phát triển Logistics trên thế giới.........................................................9
1.5. Kinh nghiệm phát triển Logistics của các quốc gia .........................................11
Kết luận Chương 1...................................................................................................15
Chương 2: Phân tích hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu
bằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng
điểm phía Nam .........................................................................................................16
2.1. Ngành sản xuất - xuất khẩu giày dép trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm
phía Nam..................................................................................................................16
2.2. Đặc điểm thị trường giày dép của Mỹ .............................................................19
2.3. Thực trạng hoạt động Logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng
container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía
Nam .........................................................................................................................24
2.4. Phân tích SWOT ...............................................................................................37
Kết luận Chương 2...................................................................................................41
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong giao
nhận giày dép xuất khẩu bằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa
bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam..............................................................43
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp...........................................43
3.2. Các chiến lược, giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động Logistics trong
giao nhận giày dép xuất khẩu bằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa
bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam................................................................47
3.3. Các kiến nghị....................................................................................................70
Kết luận ....................................................................................................................71
Tài liệu tham khảo 1. Tính cấp thiết của đề tài:
Doanh nghiệp là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất ra hàng hóa và dịch
vụ của xã hội nên mỗi doanh nghiệp đều phải liên kết chặt chẽ với thị trường ở đầu
vào lẫn đầu ra của sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có
quyền tự chủ lựa chọn các yếu tố đầu vào và quyết định việc phân phối, tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ đầu ra. Thực hiện sự tự chủ này nghĩa là doanh nghiệp tổ chức quá
trình tìm kiếm, tiếp nhận các nguồn lực sản xuất, tổ chức quá trình lưu thông và phân
phối hàng hóa, dịch vụ. Đó chính là chức năng logistics tồn tại tất yếu trong mỗi
doanh nghiệp.
Hoạt động logistics trong giao nhận là một hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam
trong những năm gần đây, đem lại nhiều lợi ích kinh tế như tối ưu hóa sử dụng thể
tích, trọng tải container, tiết kiệm chi phí giao nhận vận tải, tổ chức vận chuyển có
hệ thống phù hợp ngày cần hàng, cung cấp thông tin làm cơ sở phân tích, quản lý,
hoạch định dây chuyền cung ứng, thúc đẩy thương mại điện tử, tuy nhiên những
thách thức từ môi trường bên ngoài cũng như những hạn chế nội tại đã cản trở sự
phát triển của hoạt động này. Do đó cần thiết có sự nghiên cứu, đánh giá thực trạng
nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động logistics. Việc chọn hoạt động logistics
trong giao nhận giày dép xuất khẩu vào thị trường Mỹ làm đối tượng nghiên cứu vì
logistics được áp dụng tương đối phổ biến và tiêu biểu vào mặt hàng giày dép, kết
quả nghiên cứu có khả năng mở rộng ra ứng dụng cho các ngành hàng khác như may
mặc, cho các thị trường khác như EU, Nhật Bản,…; Mỹ là thị trường quốc gia lớn nhất
cho hàng xuất khẩu của Việt Nam (kim ngạch năm 2003 đạt 4,55 tỷ USD); giày dép
hiện đứng vị trí thứ 3 trong KNXK vào Mỹ, đạt 392,6 triệu USD năm 2003, tăng
54,8% (nguồn: Cục Thống kê Mỹ). Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài Luận văn “Các
giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động logistics trong giao nhận giày dép
xuất khẩu bằng container đường biển vào thị trường Mỹ trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
2.1. Đúc kết một số lý luận về logistics.
2.2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển logistics của các quốc gia Trung Quốc,
Singapore và rút ra bài học cho Việt Nam.
2.3. Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động logistics của các doanh nghiệp
trên địa bàn Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam trong giao nhận giày dép xuất khẩu
bằng container vào thị trường Mỹ, nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức (phân tích SWOT).
2.4. Đề ra các định hướng chiến lược, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
và phát triển hoạt động logistics trong giao nhận giày dép xuất khẩu bằng container
vào thị trường Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động logistics trong giao nhận bằng container
đường biển cho giày dép xuất khẩu vào thị trường Mỹ trên địa bàn VKTTĐPN. Đối
tượng doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu bao gồm:
− Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ.
− Công ty thương mại, người mua, thay mặt của một số tập đoàn sản xuất và tiêu
thụ giày dép vào thị trường Mỹ.
− Công ty cung cấp dịch vụ logistics cho giày dép xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là các doanh nghiệp trên địa bàn
VKTTĐPN tiêu biểu là 4 tỉnh, thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà
Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay VKTTĐPN được mở rộng thêm 3 tỉnh mới là Long An,
Tây Ninh và Bình Phước, tuy nhiên tác giả chỉ khảo sát ở 4 tỉnh thành phố trên vì
đây là địa bàn tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép, chiếm đến 79,71% KNXK giày dép cả nước (năm 2003).
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian chủ yếu từ năm 2000 (đánh dấu sự kiện
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký ngày 13/7/2000) đến hết tháng 9 năm
2004.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp điều tra xã hội học: Để tiếp cận với thực tiễn hoạt động logistics,
tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2004, kết hợp
phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi đến tổng số 162 công ty, kết quả nhận được trả lời từ
61 công ty trong đó có 54 phiếu phù hợp, sử dụng được.
4.2. Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp điều tra xã
hội học với các số liệu nghiên cứu của các đề tài đã thực hiện, số liệu từ Niên giám
thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ các báo cáo phân tích của Bộ
Thương mại, Hội đồng thương mại Việt Mỹ, từ Internet,… để phân tích, đánh giá, so
sánh và tổng hợp.
4.3. Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và tư duy
logic trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp.
5. Điểm mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài là nội dung nghiên cứu về logistics, đây là lĩnh vực còn
tương đối mới về mặt lý luận ở nước ta, cho đến nay mới chỉ có một công trình
nghiên cứu chuyên khảo của Phó Giáo sư Tiến sỹ Đoàn Thị Hồng Vân về logistics
được xuất bản ở Việt Nam. Trước đây cũng đã có một số đề tài về thị trường Mỹ như
“Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ” (năm 2001) của Giáo
sư Tiến sỹ Võ Thanh Thu, Luận văn Thạc sỹ về “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Hoa Kỳ” (năm 2003) của Lục Đan Mỹ
Uyên, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt động logistics cho hàng
giày dép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. hàng và công ty logistics”, mục 3.2.2.4), kết hợp xây dựng kho có năng lực chứa lớn,
phí lưu kho thấp để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đưa nguyên phụ liệu
vào Trung tâm để giao hàng nhanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kho
chứa nguyên phụ liệu cần bố trí bên cạnh kho logistics để giảm chi phí đầu tư xây
dựng, vận hành, tổ chức vận tải hiệu quả giữa kho với các doanh nghiệp xuất khẩu
khi tận dụng được phương tiện vận tải trên cả hai chiều (chuyên chở sản phẩm từ
nhà máy đến kho và chở nguyên phụ liệu theo chiều ngược lại).
Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu giày dép trong nước để đẩy mạnh
hoạt động logistics đầu vào, cần sớm đưa ngành này vào danh mục khuyến khích đầu
tư để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao tính chủ động, hiệu quả
xuất khẩu và giảm giá thành sản phẩm. Ngành thuộc da sử dụng nhiều hóa chất xử
lý da tươi (da muối), chất thải và nước xả gây ô nhiễm (để xử lý một tấn da tươi cần
35-80m3 nước) nên tập trung vào khu công nghiệp ở hạ lưu các sông để tránh ô
nhiễm cho nguồn nước sinh hoạt như khu công nghiệp Hiệp Phước của TPHCM (xã
Hiệp Phước, huyện Nhà Bè). Sự phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong
nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ logistics đầu vào vì các công ty logistics có
sẵn cơ sở vật chất về kho, phương tiện xếp dỡ, vận chuyển, nên sẽ cung ứng dịch vụ
tồn trữ, tổ chức quản lý nguyên phụ liệu, vận chuyển đến các nhà máy xuất khẩu,
cung ứng nguyên phụ liệu theo điều kiện Vừa kịp lúc JIT.
* Lợi ích đạt được dự kiến:
Việc tạo lập môi trường cạnh tranh và giảm chi phí đầu vào (giá thuê đất, cước
vận tải, phí cầu đường, điện, nước,…) sẽ giúp giảm giá dịch vụ logistics (giá CFS
giảm từ 10 USD/cbm xuống ngang bằng với giao nhận thông thường 6 USD/cbm),
khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia vào hoạt động
logistics.
Khi mở rộng đối tượng và ngành hàng áp dụng logistics trong giao nhận để
đóng phối hợp các loại hàng thì chi phí vận tải sẽ giảm (Ví dụ ở Phụ lục 8 cho thấy
chi phí vận tải được tiết kiệm 25,37%).
Việc xây dựng kho logistics, kho nguyên phụ liệu ở Sóng Thần, tỉnh Bình Dương giúp giảm chi phí vận tải nội địa cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì vị trí và
giao thông thuận lợi, tận dụng vận tải hai chiều.
Phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước sẽ thúc đẩy logistics đầu
vào; cung ứng nguyên phụ liệu theo điều kiện Vừa kịp lúc JIT giúp giảm tồn kho, chi
phí bảo quản nguyên phụ liệu và vốn lưu động cho nhà máy xuất khẩu.
* Những khó khăn khi thực hiện giải pháp:
Nguồn nhân lực địa phương (khu vực Sóng Thần, tỉnh Bình Dương) chưa đáp
ứng yêu cầu tuyển dụng của các công ty logistics.
Ngành sản xuất nguyên phụ liệu giày dép đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải xử lý
nguồn chất thải để giảm thiểu ô nhiễm (nhất là khâu chế biến da thuộc).
Doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phải đảm bảo uy tín kinh doanh, giao
hàng đúng số lượng, chất lượng và thời hạn. Một số doanh nghiệp trong cuộc khảo
sát phản ánh rằng ngoài vấn đề chất lượng chưa tốt, tín nhiệm trong kinh doanh cũng
là một vấn đề mà các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu trong nước phải khắc
phục vì những lô hàng giao đầu tiên có chất lượng tốt, nhưng những lần giao hàng
sau chất lượng không đạt yêu cầu, số lượng không đủ, thời gian giao hàng không
đúng hẹn làm ảnh hưởng đến lịch trình sản xuất và công ty xuất khẩu giày dép bị
khách hàng phạt nên đã chuyển sang sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms:
* Mục tiêu giải pháp: Hiểu đúng và vận dụng có hiệu quả các điều kiện thương mại
Incoterms, đa dạng hóa, lựa chọn điều kiện thương mại phù hợp, giảm dần xuất khẩu
theo điều kiện nhóm E, F, tăng xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, D.
* Biện pháp thực hiện:
Nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms có quan hệ chặt chẽ với hoạt động
logistics vì điều kiện thương mại Incoterms xác định người mua hay người bán có
quyền tổ chức hoạt động logistics và thu lợi ích kinh tế từ hoạt động này.
Tùy vào năng lực cạnh tranh, cách kinh doanh của doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam mà xác định điều kiện thương mại phù hợp. Đối với doanh nghiệp

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top