Download Chuyên đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Download Chuyên đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 3
1.1. Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp 3
1.1.2. Nhu cầu định giá doanh nghiệp 4
1.1.3. Mục tiêu và yêu cầu của hoạt động định giá doanh nghiệp 7
1.2. Nguyên lý và các phương pháp định giá doanh nghiệp. 8
1.2.1. Xác định giá trị doanh nghiệp bằng việc xác định giá trị các tài sản cấu thành 8
1.2.1.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp 8
1.2.1.2. Nội dung các phương pháp 10
1.2.2. Xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào giá trị thực tế tạo ra của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động 18
1.2.2.1. Cơ sở của phương pháp 18
1.2.2.2 Nội dung của các phương pháp 18
1.3 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 24
1.3.1. Cơ sở lý luận của phương pháp dòng tiền chiết khấu 24
1.3.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 26
1.3.2.1. Xác định giá trị của các luồng thu nhập trong tương lai 26
1.3.2.2. Xác định tỷ lệ chiết khấu 27
1.2.2.3. Xác định giá trị của doanh nghiệp 30
1.3.3. Ưu nhược điểm của phương pháp dòng tiền chiết khấu 32
1.3.3.1. Ưu điểm của phương pháp: 32
1.3.3.2. Nhược điểm của phương pháp: 33
1.3.4. Điều kiện áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu 34
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT. 35
2.1. Thực trạng phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu ở Việt Nam 35
2.1.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng 35
2.1.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 35
2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 37
2.2.1. Khái quát về Công ty Hóa chất 37
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 37
2.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 38
2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 40
2.2.2.1. Phân tích thị trường và phân tích ngành 40
2.2.2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 40
2.2.2.1.2. Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam 41
2.2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 45
2.2.2.2.2. Dự đoán báo cáo tài chính trong tương lai 50
2.2.2.2.3.Xác định giá trị của doanh nghiệp: 51
2.2.3. Đánh giá về việc định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 55
2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được 55
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 59
3.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam 59
3.1.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam 59
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong định giá Công ty Hóa chất 64
3.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quá khứ của Công ty Cổ phần Hóa chất để đưa ra những dự đoán sát thực nhất. 64
3.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp 65
3.2.3. Nâng cao chất lượng của phương pháp dòng tiền chiết khấu 66
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

vốn vay sau thuế.
Đối với cổ đông ưu đãi : Cổ tức ưu đãi. Với lãi suất chiết khấu = chi phí trả cổ tức ưu đãi (3).
Luồng thu nhập tụ do của công ty = (1) + (2) + (3). Với lãi suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân ( WACC ).
Cách 2: Sử dụng thước đo thu nhập trước lãi vay và thuế.
Luồng thu nhập của công ty = FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế * (1 - thuế suất) + chi phí khấu hao - chi tiêu tài sản cố định thuần - tăng giảm vốn lưu động.
1.3.2.2. Xác định tỷ lệ chiết khấu
● Chi phí vốn vay
Chi phí đối với các khoản vay của doanh nghiệp chính là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay của mình.
Đối với các DN phát hành trái phiếu thì chi phí cơ hội chính bằng lãi suất đáo hạn của trái phiếu.
● Chi phí cổ phiếu ưu đãi thông thường
Chi phí vốn của cổ phiếu ưu đãi phổ thông được tính theo công thức:
Chi phí cổ phiếu ưu đãi = cổ tức cam kết của cổ phiếu : giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi.
● Chi phí vốn cổ phần
Có 2 cách để xác định chi phí cơ hội của vốn cổ phần: Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPhần mềm và sử dụng mô hình định giá cân bằng nhiều biến số APM.
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
CAPhần mềm là một mô hình định giá được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại, mô hình này giả định chi phí của vốn cổ phần bằng với thu nhập từ các chứng khoán phi rui ro và chi phí bù đắp rui ro:
RE  = Rf + bE * (RM – Rf)
Trong đó:
Rf : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
bE : Rủi ro hệ thống của vốn cổ phần
RM – Rf : Mức đền bù rủi ro thị trường
RM : Tỷ suất lợi nhuận dự tính của danh mục thị trường
RE  : Chi phí vốn cổ phần
Để xác định được chi phí vốn cổ phần (RE) theo cách nay chúng ta phải xác định được 3 yếu tố đó là: tỷ lệ lãi suất phi rui ro Rf, mức đền bù rủi ro thị trường (RM – Rf ), rủi ro hệ thống bE. Chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp là hàm số với biến số là rủi ro hệ thống của vốn cổ phần bE. Chi phí vồn cổ phần thay đổi tỷ lệ thuân với hệ số rủi ro hệ thống bE .
Lãi suất phi rủi ro thường được lấy bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Do yếu tố an toàn của trái phiếu Chính phủ nên viêc xác định lãi suất phi rủi ro = lãi suất trái phiếu Chính phủ là hoàn toàn hợp lý.
Mức bù đắp rủi ro thị trường là phần chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận dự tính và lãi suất phi rủi ro trên thị trường. Lý luận của mô hình CAPhần mềm suất phát điểm từ quan điểm đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chứng khoán có mức độ rủi ro càng lớn thì mức lãi suất càng yêu cầu càng cao, hay chi phí phát hành chứng khoán càng lớn – chi phí vốn cổ phần lớn.
Hệ số bE phụ thuộc vào việc cổ phiếu của doanh nghiệp có được niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không.
Hệ số bE xác định dựa trên các hệ số tài chính của từng công ty, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì hệ số bE được công bố công khai trên thị trường, và được cập nhật định kỳ. Đối với các công ty chưa niêm yết thì có thể lấy các tỷ sô bE của các công ty trong cùng ngành để tạm tính chi phí vốn cổ phần. Phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin phải hoàn hảo, thị trường chứng khoán phải có lịch sử phát triển lâu đời.
Mô hình định giá cân bằng nhiều yếu tố ( APM):
Mô hình CAPhần mềm là hàm số có duy nhất một biến số thay đổi đó là tỷ suất lợi nhuận theo thị trường. Mô hình APhần mềm xác định chi phí vốn cổ phần theo nhiều biến số thay vì chỉ có một thước đo xác định rui ro hệ thống . Trong mô hình APhần mềm các yếu tố tác động đến chi phí vốn cổ phần bao gồm:
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp – một thước đo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế theo giá trị hàng hóa, vật chất mà doanh nghiệp thực tế tạo ra.
Tỷ lệ lãi suất thực ngắn hạn, xác định dựa trên mức chênh lệch giữa lãi suất tín phiếu kho bạc và chỉ số giá tiêu dùng.
Lạm phát ngắn hạn, được đo bằng mức độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.
Lạm phát dài hạn, được đo bằng mức chênh lệch giữa lãi suất đáo hạn của trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn và dài hạn.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu thì mô hình APhần mềm khá hoàn thiện về mặt lý luận, nếu tính được giá trị của chi phí vốn cổ phần theo phương pháp nay thi xẽ cho kết quả chính xác hơn mô hình CAPhần mềm rất nhiều. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin cực kỳ hoàn hảo. Do đó, mô hình này khó áp dụng trong thực tế.
● Chi phí vốn bình quân (WACC)
Khi xác định giá trị của dòng tiền trong tương lai, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do thì việc tính chi phí vốn bình quân là hợp lý.
Công thức tính chi phí vốn bình quân:
WACC =
Trong đó:
WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền
Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu
Kd : Chi phí vốn vay
E : Vốn chủ sở hữu
D : Vốn vay
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí vốn vay Kd : chi phí nợ được xác định bằng cách xác định chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Chi phí vốn chủ sở hữu Ke :
Ke = KRF + b ´ RP
KRF : Lãi suất phi rủi ro
RP : Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu tư
b : Hệ số rủi ro thị trường
1.2.2.3. Xác định giá trị của doanh nghiệp
Phương pháp nay xác định giá trị của doanh nghiệp bằng cách xác định giá trị cụ thể của dòng thu nhập của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định từ thời điểm tính giá trị doanh nghiệp, giai đoạn nay thường là 5 năm. Sau giai đoạn trên dòng thu nhập của doanh nghiệp được xác định dựa trên giả định là ổn định về tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng đều theo một tỷ lệ nhất định.
Việc xác định giá trị của dòng thu nhập được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: dựa trên kế hoach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một tương lai gần, thường là 5 năm tính từ thời điểm định giá doanh nghiệp.
Giai đoạn 2 : xác định giá trị dòng thu nhập của doanh nghiệp trong thời gian tồn tại còn lại. Trong giai đoạn này, giả định luồng thu nhập của doanh nghiệp là ổn định với một tỷ lệ tăng trưởng nhất định, tỷ lệ tăng trưởng dự tính được xác định dựa trên xu hướng phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp.
Nguyên tắc tính giá trị hiện tại của các nguồn thu nhập trong các giai đoạn 1 và 2 của doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 1: diễn ra trong n năm, các nguồn thu nhâp được ký hiệu là FCF1, FCF2, FCF3…..FCFn, lãi suất chiết khấu là r. Tổng giá trị dòng thu nhập của doanh nghiệp quy về thời điểm định giá là:
Vo1 = + + +… +
Trong giai đoạn 2: tính từ năm n+1 giá trị các luồng thu nhập tăng theo tỷ lệ nhất định d, tổng giá trị các nguồn thu nhập trong giai đoạn nay là:
Vn2 =
Giá trị trên quy về hiện tại bằng:
Vo2 =
Giá trị dòng thu nhập tự do của toàn bộ doanh nghiệp là tổng giá trị của cả hai giai đoạn trên:
V = Vo1 + Vo2 = +
Xác định dòng thu nhập vốn nợ: tiến hành xác định luồng thu nhập vốn nợ theo phương pháp trên, các khoản nợ thường có kỳ hạn nhất định, do đó tất cả các dòng thu nhập của vốn nợ được xác định sau khi chiêt khấu theo đúng lãi suất chiết khấu của chúng. Giá trị hiện tại ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các phương tiện thanh toán quốc tế và đánh giá thực trạng áp dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Áp Dụng Phương Pháp Thảo Luận Nhóm Trong Dạy Học Đọc - Hiểu Văn Bản Truyện Dân Gian Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình chuyên đề vật lý nano phương pháp trường tự hợp hartree fock áp dụng cho hệ nhiều điện tử Khoa học kỹ thuật 0
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0
S Phương pháp sản xuất theo nhóm, ưu điểm và phạm vi điều kiện áp dụng Kiến trúc, xây dựng 0
T Áp dụng phương pháp sơ đồ mạng lưới trong quy trình xuất hàng tại kho B1 Công ty xăng dầu Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top