Morris

New Member

Download Chuyên đề Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp miễn phí​

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 5
1.1. Thu ngân sách nhà nước 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Đặc điểm 5
1.1.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước 6
1.1.3.1. Phân theo thu nội địa và thu ngoài nước 6
1.1.3.2. Phân theo sắc thuế 7
1.1.4. Các nhân tố tác động tới thu ngân sách nhà nước 8
1.1.4.1. Nhân tố trong nước 8
1.1.4.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.2.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế xã hội và thu ngân sách 11
1.2.2. Khái quát thuế xuất nhập khẩu 11
1.2.2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đến sự phát triển kinh tế xã hội và thu ngân sách 13
1.3. Lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO 16
1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của WTO 16
1.3.2. Những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với thuế xuất nhập khẩu 18
1.3.3. Lộ trình cắt giảm thuế 18
1.3.3.Ảnh hưởng của lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu 23
1.4. Khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài về vấn đề tăng trưởng nhanh và bền vững thu ngân sách nhà nước trong quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO 24
1.4.1. Một số kinh nghiệm của các nước đang phát triển và có nền chuyển đổi 24
1.4.2. Khảo sát một số kinh nghiệm của Trung Quốc 28
1.4.2.1. Tóm tắt lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của Trung Quốc 28
1.4.2.2. Một số chính sách lớn của Trung Quốc nhằm tăng trưởng nhanh và bền vững thu ngân sách nhà nước trong quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu 30
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU THEO CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 39
2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO 39
2.1.1. Khái quát chung về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO 39
2.1.1.1.Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua; cơ cấu kinh tế chuyên d ịch theo hướng tích cực, vốn đầu tư tăng tốc và đạt quy mô khá 39
2.1.1.2. Xuất, nhập khẩu 40
2.1.2. Tình hình thu ngân sách sau một năm gia nhâpWTO 56
2.1.2.1. Quy mô thu ngân sách nhà nước 56
2.1.2.2. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước 63
2.2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến Thu ngân sách nhà nước 68
2.2.1.ảnh hưởng tích cực và không tích cực 69
2.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực 69
2.2.1.2. Ảnh hưởng không tích cực 87
2.2.2. Ảnh hưởng cắt giảm thuế theo WTO được đặt trong tổng thể cắt giảm thuế theo khu vực ASEAN và Trung Quốc. 99
2.2.3. Ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài 106
2.2.3.1. Ảnh hưởng trước mắt 106
2.2.3.2. Ảnh hưởng lâu dài: 109
2.2.4. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp 114
2.3. Đánh giá những ảnh hưởng cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước 116
2.3.2. Những hạn chế cơ bản 118
2.3.3.1. Nguyên nhân của hạn chế 120
2.3.4. Nhận định chung có tính quy luật và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới. 123
2.3.4.1. Nhận định chung có tính quy luật về sự ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước 123
2.3.4.2. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch theo hướng tăng thu bền vững cho ngân sách nhà nước và phù hợp với việc gia nhập WTO của Việt Nam 127

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LỘ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HẬU GIA NHẬP WTO 131
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO tác động tới thu ngân sách nhà nước 131
3.1.1. Bối cảnh quốc tế 131
3.1.2. Bối cảnh trong nước 135
3.2. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu để tăng trưởngbền vững thu NSNN trong lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO 138
3.2.1. Dự báo ảnh hưởng của cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập đến thu ngân sách nhà nước cuối lộ trình (3-5-7 năm ) 138
3.2.2.Quan điểm, phương hướng ,mục tiêu 144
3.2.2.1. Một số quan điểm chủ đạo 144
3.2.2.2. Phương hướng điều chỉnh cơ bản 145
3.3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đạt ra 145
3.3. Các giải pháp để tăng trưởng và bền vững thu ngân sách nhà nước trong quá trình cắt giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO 146
KẾT LUẬN 156
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Vào WTO là tất yếu khách quan, vì vậy việc cắt giảm thuế là tất yếu khách quan.
Thuế xuất nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong thu NSNN.Nhưng thuế xuất nhập khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào độ mở của nền kinh tế. Nước ta đang trên tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, và năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập. Đó là nước ta chính thức gia nhập vào WTO, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tình hình kinh tế đất nước, và ảnh hưởng đầu tiên và có thể coi là cực kỳ quan trọng đó là vấn đề tác động của thuế xuất nhập khẩu đến thu NSNN. Bởi vì sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải cắt giảm hàng loạt các loại thuế xuất nhập khẩu.Mặc dù cắt giảm theo lộ trình nhưng ảnh hưởng của chúng tới thu ngân sách cũng khá lớn . Nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng tích cực đó là kim ngạch thương mại và xuất khẩu tăng lên, và số thu từ thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng vì số hàng nhập khẩu tăng.
Khi cắt g ảm thuế xuất nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước cả cơ hội và thách thức. Đó là cũng được đ ãi ngộ khi tham gia
vào thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp đổi mới để cạnh tranh. Đó là
các nhân tố làm t ăng thu n ội đ ịa trong n ư ớc v à th úc đ ẩy t ăng tr ư ởng v chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho tăng thu ngân sách b ền vững. Nhưng nếu các doanh nghi ệp kh ông tự đ ổi mới mình sẽ dẫn đến bị phá sản. Đây là tác động x ấu tới thu nội địa.
Vì vậy có thể nói ảnh hưởng cắt gi ảm thuế xuất nhập khẩu có rất nhiều chiều hướng. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải có những giải pháp nào để tăng thu ngân sách một cách bền vững trong quá trình việc cắt giảm theo lộ trình thuế xuất nhập khẩu. Đây quả là một bài toán khó và cần giải quyết trong thời kỳ hậu WTO.
Chính vì vậy Qua thời gian thực tập tại Vụ Tài chính - Tiền tệ và tìm hiểu trên nhiều tài liệu em đã mạnh dạn chọn đề tài sau: “Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một s ố kiến nghị gi ải ph áp” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích của đề tài:
Luận giải cơ sở lý luận về vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách và thực tiễn kinh nghiệm tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước của Trung Quốc trong quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO,cùng với việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xnk đến thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO nhằm đề xuất được các giải pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về thu ngân sách và thuế xuất nhập khẩu, vai trò của thu xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTO
- Tóm tắt lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đồng thời phân tích tác động của nó tới thu ngân sách
- Tóm tắt lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, đánh giá các chính sách về tăng trưởng bền vững của Trung Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra còn khảo sát kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác về cải cách chính sách thuế và trợ cấp.
- Phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế quan , đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước trong quá trình cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu : Quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Thu ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 mà tập trung vào năm 2007, và quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO( chỉ nghiên cứu về hàng hoá)
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề sử dụng phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích tổng hợp, sử dụng phương pháp thống kê, toán học, mô hình đồ thị để làm rõ kết quat nghiên cứu.
5. Những đóng góp của đề tài
Một là, luận giải được những vấn đề lý luận chung về vai trò thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTO
Hai là, phân tích tác động của lộ trình cắt giảm thuế XNK theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đang phát triển và Trung Quốc về thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước
Ba là, Khái quát thực trạng thu ngân sách nhà nước sau một năm gia nhập WTO, đồng thời so sánh đối chiếu với giai đoạn 2001-2006 để rút ra những nhận xét về sự biến đổi của thu ngân sách
Bốn là, Phân tích, đánh thu ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế XNK đến thu ngân sách thấy được mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác dộng của quá trình đó tới thu ngân sách. Từ đó rút ra những nhận định mang tính quy luật về sự ảnh hưởng này và đưa ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
Năm là, Nêu lên bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, những quan điênrm phương hướng và mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước.
Sáu là, Kiến nghị các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước đến năm 2010.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đẻ gồm 3 chương:
Chương1: Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với thu ngân sách nhà nước trong điều kiện gia nhập WTO
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững thu ngân sách nhà nước của Việt Nam trong lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu













CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO

1.1. Thu ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm
- Theo luật ngân sách nhà nước được Quốc Hội khoá IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ hai năm 2002 thì “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành qũy ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm
- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN tương ứng với phần giá trị của GNP được tập trung vào tay Nhà nước, nó là khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối cảu cải xã hội dưới hình thức giá trị. Thu NSNN phản ảnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trọng xã hội. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia, kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ
- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu NSNN
1.1.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Phân theo thu nội địa và thu ngoài nước
a. Thu nội địa
Thu nội địa là khoản thu cơ bản của NSNN do kết quả của hoạt động kinh tế trong nước mang lại bao gồm:
- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là lĩnh vực tạo ra đại bộ phận tổng sản phẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.
Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
+Thu khu vực doanh nghiệp nhà nước
+Thu khu vưc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+Thu khu vực ngoài quốc doanh
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Các khoản thu về nhà, đất
- Các khoản phí, lệ phí
- Các khoản thu khác
b. Thu ngoài nước
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
+ Thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
+ Chênh lệnh giá hàng nhập khẩu
+Thuế VAT hàng nhập khẩu( số cân đối)
Như vậy trong dài hạn sẽ có lợi hơn cho thu ngân sách từ việc cắt giảm thuế
2.2.4. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
Từ việc phân tích ảnh hưởng cắt giảm thuế quan theo các chiều hướng trên ta có thể tổng hợp lại các ảnh hưỏng dưới dạng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp.
Việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu NSNN đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong thu NSNN.
Tuy nhiên ảnh hưởng gián tiếp của việc cắt giảm thuế quan đến thu NSNN thông qua việc tác động tới tốc độ tăng trưỏng kinh tế, biến đổi của cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cải cách hệ thống thuế,…sẽ tác động lớn tới sự ổn định và bền vững của thu NSNN trong thời gian tới đặc biệt là cơ cấu thu NSNN. Số thu từ khu vực kinh trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước có thể bị ảnh hưởng lớn trước tác động của cạnh tranh quốc tế cũng như quá trình cải cách DNNN. Cơ cấu thu NSNN sẽ có những biến đổi đáng kể, một mặt do sự biến động trong nguồn thu nói trên, mặt khác do cải cách sẽ được thực hiện trong hệ thống chính sách thuế. Đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi nguồn thu giữa các địa phương, các khu vực kinh tế, giữa các lĩnh vực hoạt động, từ đó có những tác động lớn đến sự biến động của nguồn thu và cơ cấu thu NSNN.
* Nhận xét chung:
Qua quá trình phân tích theo nhiều chiều ta thấy ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách nhà nước rất phức tạp khó lường trước. Nó hàm chứa những mặt tích cực cũng như những mặt không tích cực, những ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp, những ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài và các ảnh hưởng này phải đặt trong tổng thể của việc cắt giảm thuế theo khu vực ASEAN và Trung Quốc.
Sau quá trình phân tích ta có thể rút ra nhận xét chung đó là:
Với tình hình thực tế trên, có thể thấy số thu NSNN sau một năm gia nhập WTO không chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu . Sẽ có những tác động nhỏ làm suy giảm thuế nhập khẩu từ các quốc gia WTO. Song bù lại nhiều hơn là việc tăng thu thuế từ khâu nhập khẩu do kim ngạch nhập khẩu tăng và khả năng thu nội địa do nền kinh tế trong nước có dấu hiệu khởi sắc. Do vậy quy mô thu ngân sách nhà nước năm 2007 vẫn tăng lên mặc dù tăng không nhiều, còn cơ cấu thu ngân sách đã có sự chuyển dịch tích cực góp phần tăng tính bền vững cho thu ngân sách đó là: tỷ trọng thu nội địa tăng, tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và dầu thô giảm dần, . Trong thu nội địa thì tỷ trọng thu từ khu vực nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh tăng lên. Trong thu từ hoạt động xuất khẩu thì tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm dần và tỷ trọng thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu tăng dần. Như vậy việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thep cam kết gia nhập WTO có ảnh hưởng tích cực hơn là tiêu cực.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian trung hạn sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến thu ngân sách đó là sự đánh đổi giữa cái được và mất. Nhưng trong dài hạn thì chính việc cắt giảm thuế sẽ làm tăng trưởng ngân sách bền vững. Vì vậy để có một kết cục tốt đẹp trong dài hạn thì từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị những tiền đê gi? Đó là câu hỏi đặt ra cần giải quyết.
2.3. Đánh giá những ảnh hưởng cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến thu ngân sách nhà nước
Sau những kết quả đạt được về thu ngân sách và quá trình phân tích ảnh hưởng của thuế xuất nhập khẩu đến thu ngân sách ta có thể đánh giá những ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đến thu ngân sách như sau:
2.3.1. Những thành công đạt được
Một là,quy mô thu NSNN vẫn tăng trưởng và cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007. Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Quốc hội đã quyết định (vượt 2,1%), đạt tỷ lệ động viên so GDP là 25,2%, riêng thuế và phí là 23,4% GDP (nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thô thì đạt 22,4% và 20,6% so GDP).
Hai là , cơ cấu thu NSNN có sự chuyển dịch đúng hướng làm tăng tính bền vững cho nguồn thu và phù hợp với WTO:
- Cơ cấu thu NSNN tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên 19,6% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 20,3%), tỷ trọng thu từ dầu thô giảm từ 30,3% xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 25,7%).
- Tỷ trọng thu nội địa tăng dần và tỷ trọng thu từ dầu thô, và thuế xuất nhập khẩu giảm dần. Cụ thể tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu cân đối NSNN tăng từ 52,1% năm 2006 lên 55,4% năm 2007 (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 52,4%), tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng từ 16,2% lên 19,6% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 20,3%), tỷ trọng thu từ dầu thô giảm từ 30,3% xuống còn 23,8% (bình quân giai đoạn 2001-2005 là 25,7%).
- Trong thu nội địa thì tỷ trọng thu từ khu vực kinh tế nhà nước giảm dần, tỷ trọng từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần.
- Trong thu từ khâu xuất nhập khẩu thì tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu giảm và tỷ trọng thuế GTGT và thuế TTĐB hàng nhập khẩu tăng.
Ba là, những tác động tới thu NSNN sau một năm gia nhập WTO về cơ bản nằm trong phạm vi đã dự kiến; trong một số lĩnh vực, ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập lớn hơn những ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp trong nước đã tích cực hơn trong đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng; nguồn vốn đầu tư phát triển ưu đãi (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao nhất từ trước đến nay..., qua đó tạo thêm cơ sở tăng nguồn lực cho phát triển và nguồn thu cho NSNN, mà kết quả là cả thu thuế nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2007 đều hoàn thành vượt mức dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định.
Bốn là, Công tác quản lý và xử lý nợ đọng thuế đã có bước chuyển rất cơ bản so với những năm trước. Cơ quan Thuế và Hải quan đã thực hiện rà soát, phân loại các khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp, như: hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét miễn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định; yêu cầu các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ thuế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; chuyển cơ quan công an xử lý đối với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm được doanh nghiệp...



2.3.2. Những hạn chế cơ bản
Một là , quy mô có tăng nhưng tốc độ tăng chưa mạnh chỉ nằm ở mức trung bình so với các năm thời kỳ 2001-2007, thấp hơn 3,42 điểm % so với năm 2006, xấp xỉ bằng ½ tốc độ tăng của năm 2004.
Hai là , sự chuyển dịch trong cơ cấu thu ngân sách vẫn còn chậm làm cho thu ngân sách kém bền vững
- Tỷ trọng thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu vẫn còn cao (24%), trong khi thu nội địa mới chỉ đạt 55%. Mà thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu lại là những nguồn thu không mang tính ổn định, lâu dài và không phải do nội lực kinh tế tạo ra, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường quốc tế và những rào cản thương mại của nước ngoài. Do vậy thu ngân sách sẽ kém bền vững.
- Tỷ trọng thu từ khu vực nhà nước còn chiếm tỷ trọng cao nhất so với thu ở các khu vực kinh tế khác (18,7%). tỷ trọng thu từ khu vực kinh tế nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ chiếm khoảng 10,6%.
- Tỷ trọng thuế TNDN tăng hơn so với các năm trước nhưng tăng không nhiều.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top