rua1410

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong đời sống hiện nay ở Việt Nam và Hàn Quốc : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2010
Chủ đề: Chính sách ngôn ngữ
Hàn Quốc
Ngôn ngữ học
Việt Nam
Miêu tả: 108 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Đánh giá hiệu quả và những tác động của hệ thống chính sách ngôn ngữ hiện tại ở Việt Nam và Hàn Quốc. Nghiên cứu trạng thái tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam và Hàn Quốc qua những vấn đề nảy sinh cần giải quyết như từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài. Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ, đặc biệt là các chính sách về thuật ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc qua việc tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách ngôn ngữ của từng quốc gia và những tác động của chúng đối với ngôn ngữ dân tộc
Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 4
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 5
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU............................................................................... 6
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 8
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 8
6. NGUỒN TƢ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 9
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.......................................... 10
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM........................... 12
VÀ HÀN QUỐC ................................................................................................ 12
1.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ................................................................ 12
1.2. Chính sách ngôn ngữ Việt Nam ................................................................ 13
1.3. Chính sách ngôn ngữ ở Hàn quốc............................................................. 17
Tiểu kết chƣơng 1.............................................................................................. 27
CHƢƠNG II: ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ ĐỐI
VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NƢỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................... 28
2.1. Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở
Việt Nam............................................................................................................. 28
2.2. Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ đến hệ thống giáo dục ngoại
ngữ ở Việt Nam.................................................................................................. 38
2.3. Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử
dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở Việt Nam .......................................................... 47
Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................. 53
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
CHƢƠNG III : ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ ĐỐI
VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NƢỚC NGOÀI Ở
HÀN QUỐC HIỆN NAY .................................................................................. 55
3.1. Thực trạng của việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nƣớc ngoài ở
Hàn Quốc............................................................................................................ 55
3.2. Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ đến hệ thống giáo dục ngoại
ngữ ở Hàn Quốc................................................................................................. 63
3.3. Ảnh hƣởng của chính sách ngôn ngữ tới việc tiếp thu và sử dụng
ngôn ngữ nƣớc ngoài ở Hàn Quốc ................................................................... 74
Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................................. 92
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 99
PHIẾU ĐIỀU TRA.......................................................................................... 1064
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chính sách ngôn ngữ là vấn đề hết sức phức tạp, chịu tác động của
nhiều yếu tố chính trị và xã hội. Chính sách ngôn ngữ cũng có thể làm sinh
sôi nảy nở ngôn ngữ và cũng có thể làm diệt vong ngôn ngữ. Chính sách
ngôn ngữ tác động đến thái độ và việc lựa chọn ngôn ngữ sử dụng của
người dân. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ là hết
sức cần thiết đối với việc phát triển ngôn ngữ.
Trong thực tế không có dân tộc nào là một cộng đồng ngôn ngữ và
văn hoá thuần khiết, tự túc, tự mãn; và không có ngôn ngữ nào phát triển
chỉ với chất liệu của mình mà còn phải kết hợp với chất liệu tiếp nhận của
ngôn ngữ khác trong quá trình tiếp xúc. Tiếp xúc ngôn ngữ giữa các cộng
đồng, dân tộc là vấn đề hết sức tự nhiên và cũng nhờ đó để thúc đẩy ngôn
ngữ phát triển. Tuy nhiên, sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ có thể diễn ra
bình đẳng hay bất bình đẳng “ngôn ngữ tồn tại, hành chức, và do đó phát
triển trên cái nền xã hội của nó là nơi đã diễn ra, trong những điều kiện lịch
sử nhất định, các quá trình tiếp xúc dân tộc, văn hoá và ngôn ngữ phức tạp
và phong phú trên cái thế có thể là bất bình đẳng mà cũng có thể là bình
đẳng giữa các dân tộc” [1. tr9]
Trong lịch sử, Việt Nam và Hàn Quốc chịu ách thống trị của các
quốc gia khác và trạng thái tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt, tiếng Hàn
với các ngôn ngữ khác là không bình đẳng. Tiếng Việt tiếp xúc với nhiều
ngôn ngữ khác nhau như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh..Vì
vậy, tiếng Việt chịu ảnh hưởng rất lớn từ các ngôn ngữ mà nó tiếp xúc.
Trong khi đó, tiếng Hàn tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Nhật và tiếng Anh và
cũng giống như tiếng Việt, tiếng Hàn chịu ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ
đặc biệt là tiếng Hán và tiếng Nhật.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Qua việc tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài, Việt Nam và Hàn quốc đang
là những quốc gia tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá. Vì vậy,
nhu cầu tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài của người dân ngày càng
tăng cao. Thực tế, do thiếu các biện pháp hữu hiệu nên chính sách ngôn
ngữ của cả Việt Nam và Hàn Quốc chưa tạo ra được động lực và định
hướng cho việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài của người dân.
Các mức độ ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đến nhu cầu, thái độ, nội
dung và hình thức tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài chưa được đánh giá đúng
mức.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia khác nhau về lịch sử dân tộc,
ngôn ngữ, chính trị, văn hoá. Vì vậy, nghiên cứu và so sánh những tác động
của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài ở mỗi
nước nhằm rút ra bài học để xây dựng và triển khai các chính sách ngôn
ngữ là việc làm có ý nghĩa thiếu thực trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ ở Việt
Nam và Hàn Quốc. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đánh giá mức độ và
phạm vi ảnh hưởng của những chính sách này đến việc tiếp xúc ngôn ngữ
nước ngoài ở cả hai nước.
Xuất phát từ những lý lo trên chúng tui đã chọn vấn đề "Ảnh hưởng
của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước
ngoài trong đời sống hiện nay ở Việt Nam và Hàn Quốc" làm đề tài nghiên
cứu.
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Chính sách ngôn ngữ có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại, phát triển
ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia. Một chính sách phù hợp là động lực
và là điều kiện cần thiết đối với việc duy trì, phát triển một ngôn ngữ hay
tiếp thu và sử dụng các ngôn ngữ mới. Chính vì thế, mục đích trọng tâm
của chúng tui là đánh giá những tác động của chính sách ngôn ngữ đối với6
việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài của người dân Việt Nam và
Hàn Quốc trên ba phương diện sau:
- Đánh giá hiệu quả và những tác động của hệ thống chính sách ngôn
ngữ hiện tại ở Việt Nam và Hàn Quốc.
- Nghiên cứu trạng thái tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam và
Hàn Quốc qua những vấn đề nảy sinh cần giải quyết như từ vựng, ngữ âm,
ngữ nghĩa và ngữ pháp trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ nước ngoài.
- Đánh giá những ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ, đặc biệt là
các chính sách về thuật ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc qua việc tiếp xúc
ngôn ngữ nước ngoài để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong
chính sách ngôn ngữ của từng quốc gia và những tác động của chúng đối
với ngôn ngữ dân tộc.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong các quốc gia đa dân tộc, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, với biểu
hiện trực tiếp là hiện tượng song, đa ngữ, đã là một đề tài thu hút sự quan
tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều ngành như Ngôn ngữ
học, Dân tộc học, Sử học, Khảo cổ học, Xã hội học v.v...
Trên thế giới, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ được đề cập từ lâu, nhưng
phải đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX mới xuất hiện nhiều chuyên
khảo về vấn đề này. Cuối những năm 60 đến đầu những năm 90 của thế kỷ
này, những tài liệu liên quan đến vấn đề song, đa ngữ tiếp tục được giới
nghiên cứu đào sâu phát triển thêm các luận điểm.
Ở Việt Nam, trước và trong thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà
nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học chủ yếu nghiên cứu về tiếp xúc
ngôn ngữ, về các trạng thái song ngữ các dân tộc với tiếng Việt theo
hướng xã hội học ngôn ngữ. Năm 1983, Phan Ngọc và Phạm Đức Dương
cho công bố cuốn “tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á” gồm 2 phần: 1) Lý
luận đại cương về tiếp xúc ngôn ngữ và việc tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Nam Á. 2) Ba thời kỳ tiếp xúc của tiếng Việt: với các ngôn ngữ Đông Nam
Á để hình thành tiếng Việt; với các ngôn ngữ Hán và Ấn để hình thành
ngôn ngữ quốc gia Đại Việt; với các ngôn ngữ Pháp và Châu Âu để hiện
đại hóa tiếng Việt.[6] Đây là công trình quan trọng mở đầu cho việc nghiên
cứu tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam. Từ năm 1995 trở lại đây, xuất hiện một
số công trình nghiên cứu những vấn đề về song/đa ngữ ở Việt Nam với các
tác giả có tên tuổi trong giới ngôn ngữ học Việt Nam như Nguyễn Văn
Khang [15],[16]; về lịch sử tộc người thông qua các hiện tượng song ngữ
của Nguyễn Văn Lợi[19]; nêu vấn đề song/đa ngữ ở tầm vĩ mô của Nguyễn
Văn Lợi ,[20],[34] và Lý Toàn Thắng [34].
Bên cạnh những công trình chủ yếu đề cập tới vấn đề lý thuyết có
liên quan nhiều tới chính sách ngôn ngữ kể trên, đã xuất hiện một số bài
viết về thực trạng song ngữ Ạnh- Việt, Pháp-Việt, Trung-Việt, song ngữ
Hmông-Việt của một số tác giả.
Cho đến nay, những nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ và trạng thái
song ngữ Anh, Pháp, Trung, Nga - Việt còn tản mạn và chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống.
Ở Hàn Quốc, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ
đối với việc tiếp thu và sử dụng tiếng nước ngoài hình như chưa được quan
tâm nhiều. Các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc mới chỉ xác định tầm quan
trọng của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt là nhà nghiên cứu
Yim, Sung-Won đã có nhiều bài viết về chính sách giáo dục tiếng Anh
được thay đổi đáng kể ở Hàn Quốc.[63]. Cả Việt Nam và Hàn Quốc còn
thiếu những công trình nghiên cứu về hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài
khi chịu tác động của những chính sách ngôn ngữ. Những công trình
nghiên cứu một trạng thái song ngữ nào đó mới chủ yếu tập trung giới thiệu
hay mô tả sự vận hành của trạng thái song ngữ đó trong những cảnh huống
ngôn ngữ nhất định.8
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa trên các văn bản của Nhà nước Việt Nam và Hàn Quốc về chính
sách ngôn ngữ, luận văn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của chính
sách ngôn ngữ đối với việc phát triển tiếng Việt và tiếng Hàn trong những
thời kỳ lịch sử nổi bật.
Luận văn khảo sát động cơ, nội dung, hình thức và mức độ tiếp thu
ngôn ngữ nước ngoài của người dân Việt Nam và Hàn quốc hiện nay. Từ
đó tìm ra mối liên quan giữa các số liệu thu được với chính sách ngôn ngữ
của mỗi quốc gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về đối tượng và nội dung nghiên cứu: Chính sách ngôn ngữ
là vấn đề rộng và phức tạp, ở trong luận văn của mình chúng tui chỉ tập
trung vào nghiên cứu những ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với
việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam và Hàn Quốc,
đặc biệt là tiếng Anh. Cụ thể, chúng tui tập trung vào nghiên cứu những tác
động của chính sách ngôn ngữ đến nhu cầu, thái độ, nội dung, hình thức,
mức độ tiếp thu và sử dụng tiếng Anh ở hai nước.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Chính sách ngôn ngữ là một bộ phận của chính sách xã hội, nó
có lịch sử hình thành và phát triển cụ thể. Vì thế nghiên cứu ảnh hướng của
chính sách ngôn ngữ cần được đặt trong một phương pháp nghiên cứu toàn
diện có tính lịch sử và hướng nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học. Trong vài
thập niên gần đây, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng tương
đối phổ biến khi nghiên cứu những vấn đề xã hội. Chính vì thế, chúng tôi
đã sử dụng các tài liệu thu thập được bằng phương pháp điền đã dân tộc
học, và sử dụng phương pháp điều tra của xã hội học để nghiên cứu về
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
phương diện xã hội của tiếp xúc ngôn ngữ, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng
thể và nêu những dự báo cần thiết cho sự phát triển của ngôn ngữ.
5.2. Chính sách ngôn ngữ là một bộ phận của chính sách xã hội, nó
có nguồn gốc và quan hệ mật thiết với các hiện tượng xã hội khác. Vì thế,
khi nghiên cứu ảnh hướng của chính sách ngôn ngữ phải đặt trong mối
quan hệ với các chính sách xã hội khác như chính sách kinh tế, chính sách
văn hoá, chính sách dân tộc….
Những ảnh hưởng của chính sánh ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và
sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nước ngoài của người dân ở mỗi
vùng và trong mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. Ở khu vực thành thị là
nơi chịu tác động mạnh của xu hướng hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế
nên sự tác động của chính sách ngôn ngữ đến việc tiếp thu và sử dụng ngôn
ngữ nước ngoài là rõ rệt hơn nông thôn và miền núi. Vì vậy, trong nghiên
cứu ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đến việc tiếp thu và sử dụng ngôn
ngữ nước ngoài chúng tui có xem xét những vùng miền cụ thể với những
nhóm người cụ thể.
5.3 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu
có sẵn (bao gồm tài liệu thư tịch và tài liệu thống kê); và các phương pháp
khác như thống kê, đối chiếu, so sánh.
6. NGUỒN TƢ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu
khác nhau:
Nguồn tài liệu chủ yếu là nguồn văn bản về chính sách ngôn ngữ của
nhà nước Việt Nam và Hàn Quốc. Các bài báo và công trình khoa học của
các học giả trong và ngoài nước. Các tài liệu về lịch sử ngôn ngữ và số liệu
thống kê được thu thập dưới các hình thức:
Phỏng vấn bằng bảng hỏi (an ket) đối với 1548 người Việt Nam và
1427 người Hàn Quốc.10
Luận văn còn sử dụng các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước từ trước đến nay trên các sách, báo, tạp chí, báo
cáo khoa học ... về chính sách ngôn ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ, các yếu tố ảnh
hưởng đến chính sách ngôn ngữ và ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ
đến sự tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
7.1. Những đóng góp về lý luận
Luận văn đã chỉ ra được những ảnh hưởng cơ bản của chính sách
ngôn ngữ đối với tiếng nước ngoài ở Việt Nam và Hàn Quốc trong việc
phát triển tiếng Việt và tiếng Hàn, trên cơ sở đó phân tích ưu điểm và hạn
chế của những ảnh hưởng đó.
Luận văn đã làm rõ việc tiếp thu và sử dụng tiếng nước ngoài ở Việt
Nam và Hàn Quốc (đặc biệt là tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay) khi chịu
ảnh hưởng của chính sách và những quy định đối với việc học ngôn ngữ
nước ngoài ở Việt Nam và Hàn quốc.
Luận văn đã phân tích rõ thực trạng tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ ở
Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và cũng chỉ rõ sự khác nhau về mức độ
tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh ở hai quốc
gia này.
7.2. Những đóng góp về thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra những ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối
với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam và Hàn
Quốc.
Luận văn cũng phân tích sự khác nhau trong chính sách đối với việc
tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam và Hàn Quốc, trên cơ
sở đó cũng chỉ ra mức độ tác động của chính sách ngôn ngữ đến nhu cầu,
thái độ, nội dung và hình thức tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài của người dân
mỗi nước.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Những kết luận của luận văn là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn
ngữ nước ngoài ở Việt Nam và Hàn Quốc.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1: Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam và Hàn quốc
Chương 2: Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đến việc tiếp thu, sử
dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đến việc tiếp thu, sử
dụng ngôn ngữ nước ngoài ở Hàn Quốc hiện nay
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục12
CHƢƠNG 1: CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC
1.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ
Trong cách hiểu chung nhất, chính sách ngôn ngữ (viết tắt CSNN) là
hình thức tác động có định hướng của xã hội lên ngôn ngữ. Nhưng khi luận
giải về nội dung và tính chất của khái niệm này, các nhà nghiên cứu có
nhiều ý kiến khác nhau.
B.A. Avrorin, M.I. Isaev và một số người khác nói CSNN “là một bộ
phận hữu cơ trong chính sách dân tộc của một nhà nước, một giai cấp hay
một đảng phái nào đó” và định nghĩa nó như là “bình diện ngôn ngữ trong
chính sách (cương lĩnh) của đảng và nhà nước về vấn đề dân tộc”[43 tr19].
L,B.Nikolskij cho rằng, nếu quan niệm về chính sách ngôn ngữ như
vậy là phiến diện mà ở đây khái niệm CSNN phải được đặt vào cả trong
các quốc gia đa dân tộc lẫn quốc gia đơn dân tộc, bởi vì “về mặt xã hội,
CSNN là một bộ phận trong chính sách đối nội của giai cấp thống trị nhà
nước trong một quốc gia nhất định” [44.tr11].
Theo chúng tui dù xem CSNN là một bộ phận của chính sách dân tộc
hay một bộ phận của chính sách đối nội của nhà nước, của giai cấp, đều
chưa thoả đáng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Chúng tui tạm định nghĩa:
CSNN là hệ thống các quan điểm chính trị của một nhà nước, một giai cấp,
một đảng phái về các vấn đề ngôn ngữ và hệ thống các biện pháp do nhà
nước, giai cấp, đảng phái đó tiến hành nhằm tác động lên sự hành chức và
sự biến đổi của các ngôn ngữ và các hình thức tồn tại ngôn ngữ theo những
mục đích chính trị nhất định.
Như vậy có nghĩa là quan điểm chính trị trong nội dung khái niệm
CSNN là một đặc trưng không thể thiếu được. Nội dung cơ bản của một
chính sách là các quan điểm, các chủ trương chính trị của nó, thứ đến mới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
là các biện pháp thực hiện. Trong CSNN, cần ý thức rõ ràng về hai yếu tố,
của các chủ trương và các biện pháp.
1.2. Chính sách ngôn ngữ Việt Nam
1.2.1. Lược sử chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam
Hàng thế kỉ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, tiếng Hán và chữ Hán
đã được sử dụng như là ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam. Trong thời kì
Bắc thuộc, chế độ phong kiến Trung Quốc đã thi hành một chính sách nhất
quán là đồng hoá Việt Nam về chính trị và văn hoá. Tiếng Hán và chữ Hán
trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành chính và nhiều lĩnh vực khác.
Thực tế vào thời Bắc thuộc, quan cai trị chỉ tổ chức dạy chữ Hán cho một
số người Việt, đủ để làm công chức trong bộ máy cai trị của người Hán chứ
chưa phải là dạy Nho giáo nhằm mục đích thi cử. Trong thời kì này, các
chùa mới là các trung tâm văn hoá và nhân dân học chữ Hán ở các chùa
chứ không phải ở các trường do người Trung Quốc dựng nên.
Từ năm 938, Việt Nam giành được độc lập từ tay người Hán. Do nhu
cầu phải đua tài với Trung Quốc để củng cố độc lập bằng văn hoá, Việt
Nam có nhu cầu tiếp thu văn hoá Hán. Việc học chữ Hán có quy mô chỉ bắt
đầu từ thời độc lập. Khi đất nước giành được quyền độc lập, định hướng cơ
bản về ngôn ngữ văn tự là: tiếp tục dùng chữ Hán, coi đó là nền văn tự
chính thức của nhà nước.
Hệ thống chữ viết sớm nhất của Việt Nam, được gọi là Chữ Nôm,
được hiểu như là một biểu tượng nhận dạng của quốc gia, nó được đưa vào
sử dụng vào cuối thế kỷ 13.
Từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ, thế tương quan giữa các ngôn ngữ,
văn tự trên diễn đàn văn hoá Việt Nam khác với các giai đoạn trước: Có hai
ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán, với ba loại chữ viết là chữ Hán,
chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.14
Dưới thời cai trị của thực dân Pháp (1861–1945), trên diễn đàn văn
hoá Việt Nam, có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, văn ngôn Hán và
bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán. Sự tranh chấp giữa ba ngôn
ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị thế số một, vai
trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt càng ngày càng
được đề cao. Đây cũng là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng
chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Như vậy, ngoài tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán cũng đã được sử
dụng trong giáo dục, đặc biệt là ở cấp độ căn bản.
Sau 1945, chính sách ngôn ngữ chủ yếu là chính sách ngôn ngữ của
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng như Nhà
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, cũng nói đến chính
sách ngôn ngữ của những chính quyền thân Pháp, thân Mĩ ở Sài Gòn trước
đây.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nên ở Việt Nam ngoài tiếng
Việt ra còn có ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, vì thế, sau cách mạng tháng
tám năm 1945 khi đề cập đến các chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam thường
phải nói đến ba chính sách cụ thể là: chính sách đối với các ngôn ngữ của
các dân tộc thiểu số; chính sách đối với tiếng Việt; chính sách đối với các
ngoại ngữ.
1.2.2. Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam đối với việc tiếp thu và sử dụng
ngôn ngữ nước ngoài hiện nay
Hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ được đổi mới toàn diện trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Chương trình được triển khai thực hiện ở tất cả
các cấp học nhằm đào tạo lớp thanh niên Việt Nam sau khi tốt nghiệp trung
cấp, cao đẳng và đaị hoc̣ có đ ủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin
trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ,
đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được
mục tiêu đó chính sách đổi mới cụ thể như sau:
Về chương trình thực hiện:
- Triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm, bắt đầu từ
lớp 3.
- Đào tạo tăng cường ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp.
- Đào tạo tăng cường ngoại ngữ đối với giáo dục đại học.
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục
thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp vớ i các cấp hoc̣ ,
trình độ đào tạo, góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình
độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, viên chức; thực hiện đa
dạng hoá các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học. Chương trình
triển khai dạy và học ngoại ngữ được minh học bởi biểu đồ sau:
cách diễn đạt và phát âm của những từ ngữ tiếng Anh theo cách thức Nhật
Bản du nhập vào trong thời kỳ này. Từ sau thời kỳ đó, những từ ngữ
Konglish có rất nhiều từ phát sinh do kết hợp cách cấu thành từ ngữ tiếng
Anh theo cách thức Hàn Quốc, do sử dụng ý nghĩa khác đi so với nghĩa gốc
của từ tiếng Anh, và được tạo thành do mở rộng hay rút gọn lại từ gốc sẵn
có. Ngoài ra cũng có cách thức tạo từ mới bằng cách kết hợp hình thái tố
trong từ tiếng Anh với hình thái tố trong từ tiếng Hàn tạo thành từ hợp
thanh. Với những từ quá dài người ta cũng có thể rút ngắn bớt cho tiện sử
dụng, và trong số những từ rút gọn như thế cũng có những từ tiếng Anh
theo kiểu Hàn Quốc không quen thuộc với những người sử dụng tiếng Anh
như tiếng mẹ đẻ. Mặt khác, do sự phát triển của thương mại và quảng cáo,
nhiều trường hợp tên sản phẩm của các công ty đặc thù được hình thành từ
danh từ (hay phẩm từ)/danh từ thường. (ví dụ: Burbery, Yoplait) Trong
những trường hợp đó, mặc dù danh từ thường của sản phẩm không phổ
biến rộng rãi nhưng tên sản phẩm của công ty đặc thù đó lại quá phổ biến
nên tên sản phẩm này cũng được dùng để gọi tên cho sản phẩm của công ty
khác. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, vượt lên tầm những từ ngữ hay những
câu ngắn gọn, nó còn ảnh hưởng tới cả tập quán của người Hàn Quốc,
khiến những từ ngữ tiếng Anh biểu hiện theo phương pháp ứng dụng ngữ
pháp tiếng Hàn cũng được gọi là “tiếng Anh kiểu Hàn Quốc”.
Sau chiến tranh thế giới II, sự xuất hiện của binh sĩ Mỹ ở Hàn Quốc
đi kèm với nó là ngôn ngữ. Những từ tiếng Anh từ như, „re-seu-torang‟(restaurant - nhà hàng), và „te-il-leo‟(tailor- thợ may) đã trở thành
quen thuộc với người Hàn Quốc tại thời điểm đó, và được coi là sớm nhất
trong số các từ mượn tiếng Anh ở Hàn Quốc.
Trong chiến tranh Hàn Quốc 1953, công nghệ quân đội tiên tiến
được giới thiệu bằng tiéng Anh và một số từ mới được sử dụng như „tang

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

thaobui2811

New Member
Xin Chào,

tui muốn tải tập tin này nhưng hiện tại link đã hết hạn sử dụng. Không biết là author còn giữ file không ạ? có thể cho tui xin file này được không ạ?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top