daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
tiểu luận kinh tế môi trường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch việt nam
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1 Biến đổi khí hậu
1.1 Khái niệm
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hay sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hay sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hay đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế – xã hội hay đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) của biến đổi khí hậu bao
gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi
vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển

trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) của vấn đề này xuất
phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, cùng với đó là sự gia tăng
lượng phát thải khí CO2, các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà
kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có
rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng
nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong
khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước
cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ
170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức
387 pPhần mềm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng
nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân
của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2
và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.
1.3 Biểu hiện
Biến đổi khí hậu ngày nay có thể thấy rõ qua một số biểu hiệu sau đây:
Một là, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm

cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt


hơn trước. Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các
hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết,… Dự báo của
Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng, thế giới sẽ còn phải
đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào
mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn.
Hai là, mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên. Sự nóng lên của
toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu
vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu
nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. Nhiệt độ gia tăng làm nước
giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến
lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên.
Ba là, hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland. Trong những năm gần đây
vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện
tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

Bốn là, nền nhiệt độ liên tục thay đổi. Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập
niên 90 cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi
một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn. Theo thống kê, 10 năm đầu của thế
kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ
trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trong
thế kỷ qua.
Năm là, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên. Theo phân tích
các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra
kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí CO2 dao động từ 180-300 pPhần mềm (đơn vị
đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu).
2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của Việt Nam
Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ, cơ cấu

kinh tế với tỉ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn đã dần nhường chỗ cho công
nghiệp, và đang tiếp tục chuyển động theo hướng đưa ngành dịch vụ lên vị trí quan
trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
Được đánh giá là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang đón nhận
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế này. Theo đó, kinh tế Việt Nam đang tích cực


chuyển dịch bắt kịp xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam 5 năm (2015-2019)
Đơn vị tính: %
Năm
2015
2016
2017
2018
2019

Cơ cấu GDP
Nông nghiệp

Công nghiệp

17,00
33,25
16,32
32,72
15,34
33,34
14,57

34,28
13,96
34,49
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dịch vụ
39,73
40,92
41,32
41,17
41,64

Có thể thấy, tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam ghi nhận
mức tăng trưởng bình quân ổn định hàng năm, theo đó, ngành dịch vụ nói chung và
du lịch nói riêng đã và đang tạo nên những đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch tại Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể
thao và Du lịch năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Văn hóa Thể Thao và
Du lịch, diễn ra vào ngày 03/01/2020, du lịch Việt Nam năm 2019 ước tính đã đón
18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách
nội địa (tăng 6% so với năm 2018), tổng thu từ du lịch ước tính đạt 726 nghìn tỷ đồng

(tăng trên 16% so với năm 2018). Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới
thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia tăng
trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019.
Du lịch là một ngành mang tính liên ngành, mang theo nhiều lợi ích kinh tế
nếu được phát triển đúng cách. Việc phát triển ngành du lịch ngày nay còn tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Có thể kể đến các lợi ích khi một
khu vực trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn như: gia tăng nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ do gia tăng lượng du khách tham quan; gia tăng dòng vốn đầu tư
với hàng loạt các công trình dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng; tạo ra việc

làm, góp phần giải quyết vấn đề lao động của nền kinh tế;…
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Du lịch (2020), tốc độ tăng trưởng trung bình
của ngành du lịch nước ta năm 2019 và trong ba năm liên tiếp kể từ năm 2016 đều


đạt mức 30%/năm. Với việc luôn duy trì mức tăng ổn định như vậy, có thể đánh giá
rằng, hoạt động du lịch đang từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam, đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
1 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo
báo cáo Chỉ số Rủi ro Khí hậu 2018 của tổ chức Germanwatch về những nước chịu
ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016,
Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2016 và thứ 8 về Chỉ số
rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).
Những diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng
thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.
Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm
trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (19011930) lên 27,5°C (1991-2015).
Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”,
“nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm
2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn
bão, lũ lịch sử trái quy luật. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt
Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước
theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây. Sự thay đổi trong tần
suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm đã
xảy ra tới 18-19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm
chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12

trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015. Những biến đổi trong nguồn nước
(lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung
bình của năm 2017. Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ
trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C.
Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu từng ghi nhận mực nước biển


dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm. Mực nước biển quan trắc tại các trạm hải
văn đạt 2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và
1993-2014. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/năm (± 0,7
mm) vào năm 2014 so với năm 1993.
Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km nước biển dâng gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của
Việt Nam lên tới 40.000 km, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả
17,1 triệu người mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1% dân số tại thời điểm báo cáo.

Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Mekong, hay còn gọi là
Đồng bằng sông Cửu Long – một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực và cả
nước – bị thiệt hại hoàn toàn. Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với
Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất
khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (năm
2015), nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top