future_ocean007

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta đã có những bước chuyển lớn từ “cơ chế tập trung bao cấp” chuyển sang “cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước”. Với cơ chế mới này các doanh nghiệp Nhà Nước được chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn, chủ động tìm nguồn cung cấp, tiêu thụ… Nhà Nước chỉ điều tiết ở cấp vĩ mô. Do đó các doanh nghiệp Nhà Nước phải chủ động tìm cho mình một hướng đi riêng với những giải pháp tổ chức quản lý và sử dụng vốn sao cho thật hiệu quả.
Để đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn – nguồn vốn tài trợ trung và dài hạn. Doanh nghiệp có thể tìm thấy sự tài trợ này bằng cách kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Một trong những nguồn vốn đó chính là Tín Dụng Thuê Mua (Thuê Tài Chính) - một hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, thiết bị, máy móc…. . Đây là một cách giao dịch khá lâu đời .Nó thường đóng vai trò tài trợ rất có ý nghĩa trong các nền kinh tế đang phát triển. Nguồn tài trợ này thường gắn liền với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Thuê tài chính có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kịp thời hiện đại hóa sản xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả trong trường hợp thiếu vốn. Bởi đó là một giải pháp cấp tín dụng bằng hiện vật thay thế cho việc đi vay từ các ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị, là hình thức tài trợ an toàn cho doanh nghiệp khi đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Khác với thị trường cho vay trung và dài hạn : Các ngân hàng luôn yêu cầu phải cầm cố thế chấp tài sản để làm đảm bảo cho khoản vay nhưng không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có khả năng đáp ứng. Đồng thời khác với thị trường chứng khoán là : chỉ có loại hình công ty cổ phần mới được phép huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Trên thị trường tín dụng thuê mua, công ty tài trợ thuê mua có khả năng cung cấp cả vốn hiện vật lẫn dịch vụ kỹ thuật giúp cho người thuê đạt được hiệu quả từ việc sử dụng tài sản thuê ngoài ra đối tượng được cấp tín dụng thương mại có thể thuộc mọi loại hình doanh nghiệp và không cần có tài sản thế chấp, cầm cố. Như vậy các công ty mới khởi nghiệp hay các công ty nhỏ và vừa với nguồn vốn eo hẹp vẫn có thể sử dụng dịch vụ này để trang bị những máy móc hay thiết bị hiện đại cần thiết.
Bên cạnh đó việc thanh toán tiền linh hoạt theo sự thỏa thuận của hai bên (tháng, quý, năm) phù hợp với chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã mua tài sản nhưng lại thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể bán tài sản đó cho công ty cho thuê tài chính sau đó thuê lại để sử dụng mà vẫn có vốn lưu động để kinh doanh. Hết thời hạn thuê doanh nghiệp được quyền mua lại tài sản với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của tài sản và được quyền sở hữu tài sản đó hay được ưu tiên thuê tiếp tài sản.
Điểm thuận lợi khác phải kể đến là việc hạch toán khi tính thuế. Khi một doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mua máy móc, thiết bị, họ chỉ được khấu hao thiết bị vào chi phí theo tỉ lệ do nhà nước quy định, trong khi nếu sử dụng Thuê Mua Tài Chính thì thời gian khấu hao được nhanh hơn.
Như vậy, trong cách tín dụng thuê mua doanh nghiệp với tư cách người đi thuê có thể sử dụng được nhiều loại máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không nhất thiết phải đầu tư một lần với số vốn lớn gây ảnh hưởng tình hình tài chính của doanh nghiệp đồng thời cũng không cần vay nợ ngân hàng nhờ đó làm giảm tỉ lệ nợ trên vốn của doanh nghiệp và giữ được hạn mức tín dụng mà Ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp. Ngoài ra tín dụng thuê mua cũng là cách huy động vốn nước ngoài tài trợ cho các doanh nghiệp bên cạnh con đường kêu gọi vốn đầu tư ngoài FDI.
Ngoài ra, một số chuyên viên Thuê Mua Tài Chính cho biết, có những doanh nghiệp tư nhân đang làm ăn hiệu quả cần đầu tư máy móc mở rộng sản xuất, họ đi thuê tài chính chứ không tiền ra mua. Theo họ, đi thuê mua máy móc dưới hình thức này họ được phép khấu hao nhanh hơn bình thường, lại đóng thuế thu nhập ít hơn.
Chính từ những lợi ích trên của tín dụng thuê mua (thuê tài chính) em quyết định tìm hiểu về hoạt động cho thuê tài chính và tình hình sử dụng nguồn tài trợ này trong một số năm qua của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Vận Tải Biển Việt Nam.
Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế và với một đề tài khá mới đòi hỏi nhiều kiến thức, chưa được phổ biến nhiều ở Việt Nam, dù đã cố gắng tìm hiểu song chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và mang nặng tính lý thuyết. Mặt khác các biện pháp kiến nghị vẫn còn thô sơ và mang tính chủ quan. Vì lẽ đó, Em mong có được sự thông cảm cũng như góp ý của Thầy để chuyên đề này sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn. Được như vậy đó chính là khích lệ lớn cho em tiếp tục trau dồi kiến thức của mình vốn chỉ như “ giọt nước trong đại dương bao la”.
Em xin trân trọng Thank !
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN “TÍN DỤNG THUÊ MUA”
(CHO THUÊ TÀI CHÍNH)
Cho thuê tài chính tồn tại từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 19 khi các nước tư bản bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, số lượng và chủng loại thiết bị có sự gia tăng đáng kể. Nghiệp vụ thuê mướn phát triển dần trong môi trường có sự cạnh tranh quyết liệt. Những người kinh doanh trong môi trường này tìm cách chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích có được từ việc sở hữu tài sản từ bên cho thuê sang bên thuê dưới hình thức tài sản. Đó là tiền đề xuất hiện công nghiệp cho thuê và nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Cho thuê tài chính là một nghiệp vụ tài trợ vốn trung – dài hạn xuất hiện ở Mỹ năm 1952, do một công ty tư nhân có tên là United States Leasing Coporation sáng tạo ra. Sau đó nghiệp vụ này nhanh chóng thâm nhập vào Châu Âu vào đầu những năm 60 và được ghi vào luật thuê mua của Pháp (1960) với tên gọi là “Credit Bail”. Cũng vào năm 1960, hợp đồng thuê mua đầu tiên được thảo ra ở Anh có trị giá 18,000 bảng Anh. Nghiệp vụ này tiếp tục lan rộng sang Châu Á và các khu vực khác trên thế giới vào đầu thập niên 70. Từ khi xuất hiện loại hình tài trợ này, các hoạt động giao dịch thuê mua đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ cả về chủng loại tài sản, thiết bị và khối lượng giao dịch. Hiện nay công nghiệp cho thuê và nghiệp vụ cho thuê tài chính là hình thức tài trợ phổ biến trên thế giới. Công nghiệp cho thuê và hoạt động cho thuê tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ là do bản thân cách tài trợ này có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả đối với các bên tham gia.
Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê máy móc thiết bị và động sản (còn có thể gọi là cho thuê thiết bị). Trước 1975 ở Sài Gòn, công ty IBM đã cho thuê máy điện toán. Hiện nay, ở Việt Nam Airline đã cho thuê máy bay của Teac, Air France, Airbus… Cho thuê tài chính là một định chế mới có ở nước ta từ tháng 10/1995 khi thủ tướng Chính Phủ ra quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, cơ quan đi thuê tài chính phải ghi món nợ thuê và tài sản thuê vào bảng cân đối kế toán. Đối với số tiền mà bên thuê phải trả thì cơ quan thuế coi như là chi phí hay khấu hao.



II. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM:

1. Khái niệm thỏa thuận cho thuê (Leasing Agreement):
Thỏa thuận cho thuê ( Leasing Agreement) là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liên quan đến một hay nhiều tài sản. Người cho thuêâ (chủ sở hữu tài sản –The Lessor) chuyển giao tài sản cho người thuê ( người sử dụng tài sản –The Lessee ) độc quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định . Đổi lại, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụngï đó.
Thỏa thuận cho thuê có hai cách giao dịch chủ yếu là:
• cách thuê vận hành hay thuê truyền thống, hay thuê dịch vụ ( Operating Lease, or Traditional Lease, Service Lease)
• cách thuê mua thuần hay thuê tài chính, hay thuê tư bản (Net Lease, or Finance Lease, or Capital Lease )

1.1. Cho thuê vận hành( Operating lease):
Một giao dịch cho thuê vận hành nếu như tất cả rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu hầu như không được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Thông thường bên thuê chỉ tạm thời sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hơn tuổi thọ kinh tế của tài sản và không có ý định giữ lại tài sản đó, bên cho thuê không thu hồi được toàn bộ số tiền bỏ ra đầu tư trong suốt thời kỳ cho thuê đầu tiên mà phải trông chờ vào nhiều hợp đồng cho thuê tiếp theo. Cho thuê vận hành thường hạn chế trong các tài sản có thời gian hữu dụng lâu dài, ít bị lạc hậu về mặt kỹ thuật công nghệ hay có thị trường thiết bị cũ năng động.
Thuê vận hành có hai đặc trưng chính:
• Thới hạn thuê rất ngắn hạn so với đời sống hữu ích của tài sản. Đồng thời , các bên có thể huỷ ngang hợp đồng mà chỉ cần báo trước một thới gian ngắn.
• Ngưới cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành cho tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản… cùng mọi rủi ro và sự sụt giảm giá trị của tài sản.

Mặt khác, người cho thuê được hưởng tiền thuê và sự gia tăng giá trị của tài sản hay những quyền lợi do quyền sở hữu mang lại, như : những ưu đãi giảm thuế lợi tức, thuế doanh thu và những khoản khấu trừ do sự sụt giảm giá trị tài sản mang lại…
Do thuê vận hành là hình thức cho thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp hơn nhiều so với toàn bộ giá trị tài sản. Khi hợp đồng hết hạn, người chủ sở hữu có thể bán tài sản đó, hay gia hạn hợp đồng cho thuê hay tìm một khách hàng thuê khác.
Thuê vận hành có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là thuê mua kiểu truyền thống ( Tranditional Lease ). Trong nền sản xuất nông nghiệp, các loại tài sản thường được sử dụng trong giao dịch thuê mua kiểu truyền thống bao gồm : đất canh tác, công cụ lao động, nhà cửa, gia súc kéo… Ngày nay là các loại tài sản, thiết bị được sử dụng cho thuê vận hành rất đa dạng như : các máy photocopy, xe ô tô các loại, máy vi tính, trang thiết bị văn phòng, nhà ở, phòng làm việc, thiết bị khoan dầu…
Hình thức thuê vận hành có thể coi là một hợp đồng đề chấp hành, tài sản không được ghi vào sổ sách kế toán của người thuê mà phần tiền trả theo thoả thuận được ghi như mọi khoản chi phí bình thường khác. Trong hợp đồng này không dự kiến chuyển giao quyền sở hữu thiết bị khi hết hạn thuê, cho nên thuê vận hành không phải là một giải pháp tài trợ cho hành động mua tài sản trong tương lai.

II. KIẾN NGHỊ:
Tuy hình thức tài trợ Tín dụng thuê mua đã có mặt ở Việt Nam gần 10 năm nhưng vẫn chưa có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Do hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam còn khá mới mẻ với sự hiểu biết của các doanh nghiệp nên chưa có sự cạnh tranh cao, và do hệ thống pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh cùng với đặc điểm môi trường kinh doanh phức tạp đã tạo ra mức độ rủi ro cao cho hoạt động thuê tài chính. Vì vậy, cần có sự lựa chọn những cách cho thuê tài chính có độ an toàn cao, phù hợp với các loại tài sản đã nêu trên và phù hợp với môi trường kinh doanh của nước ta hiện nay.
Trong việc phát triển kinh tế đất nước có sự tham gia của Nhà nước ở cấp vĩ mô, cho thuê tài chính còn có thể làm tốt hơn chức năng và vai trò của mình nếu khắc phục, tháo gỡ được một số tồn tại trong tổ chức và nội dung hoạt động:
• Trước mắt Chính phủ cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung Nghị định 16/2001/NĐ -CP về tổ chức và hoạt động của Cty CTTC gồm những nội dung chính sau: sửa đổi, bổ sung các tiêu chí nhận biết giao dịch CTTC, từ đó có cơ sở để nhận biết ra các giao dịch CTTC và giao dịch thông thường (cho thuê vận hành); Bổ sung thêm quyền của các Cty CTTC được thu hồi ngay tài sản cho thuê mà không cần có phán quyết của Tòa án khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê. Vấn đề này rất cần thiết vì đây là cơ sở để Cty CTTC thu hồi ngay tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê hay có tranh chấp với các đơn vị khác. Mặt khác, đây cũng là điều kiện mà Chính phủ VN đã cam kết với ADB trong khoản vay chương trình NH – TC II (vấn đề này có sự nhất trí của Bộ Tư pháp); Bổ sung thêm nội dung hoạt động như cho thuê vận hành, được phép bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại VN; Bổ sung thêm các tiêu chí và báo cáo, kiểm tra, thanh tra Cty CTTC (đặc biệt đối với các Cty CTTC có vốn đầu tư nước ngoài, khi tổ chức tín dụng mẹ muốn vào thanh tra phải được phép của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo kết quả cho Ngân hàng Nhà nước).
• Ngân hàng Nhà nước cần sớm nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn thực hiện cho các Cty CTTC cho thuê hợp vốn (đã được quy định trong Nghị định 16/2001 và thông ty 08 ngày 6/9/2001) và nhanh chóng triển khai phát triển hình thức cho thuê vận hành mà NHNN vùa cho phép thực hiện.
• Cần mở rộng mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC. Trước mắt, nếu các công ty CTTC độc lập chưa có điều kiện thì các công ty CTTC thuộc các Ngân hàng thương mại nên đi trước, mở rộng mạng lưới hoạt động tại những vùng kinh tế trong định hướng phát triển như trung du và miền núi phía Bắc, duyên hải Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
• Mở rộng và phát triển thị trường CTTC bằng cách cho phép mọi đối tượng, thành phần kinh tế trong và ngoài nước có nhu cầu, đủ điều kiện tài chính và năng lực kinh doanh đều có thể tham gia để mở rộng quy mô và thúc đẩy thị trường này hoạt động sôi động hơn. Hiện nay các Cty CTTC mới chỉ chú trọng đến đối tượng là cá nhân có đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp tư nhân) vá các hộ kinh doanh (tiểu thương, tiểu chủ có đăng ký kinh doanh). Như vậy, các đối tượng khác là xã viên HTX, nghệ nhân làng nghề, các hộ nông, lâm, ngư, diêm chưa được cách này tài trợ, trong khi họ là những đối tượng hàng đầu cần loại hình tín dụng này.
• Kinh nghiệm thực tế của các nước phát triển cho thấy cách tài trợ CTTC không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của lĩnh vực Công nghiệp, dịch vụ mà còn cho cả nông nghiệp, không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho các hộ gia đình. Trước yêu cầu đổi mới trang thiết bị phục vụ nông nghiệp ở nông thôn thì hoạt động CTTC cần nhanh chóng được vận dụng và phát triển. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ vốn cho các công ty CTTC khi tham gia trên địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho công ty giảm thấp chi phí.
• Tạo điều kiện cho các Cty CTTC tham gia hình thức liên ngân hàng. Cần có quy định liên bộ giữa Bộ thương mại và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ “ mua và cho thuê lại”, vốn được quy định cho Cty CTTC thực hiện, nhưng thực tế đến nay vẫn chưa thực hiện được vì các quy định bất cập. Thực chất nghiệp vụ này nhằm tài trợ các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về tài chính vì các tài sản nhập khẩu thường có giá trị cao.
• Các Ngân hàng thương mại nên thực hiện hỗ trợ cùng với các Cty CTTC thông qua hình thức cho thuê hợp tác, một mặt để mở rộng thị trường tín dụng ngân hàng, mặt khác hỗ trợ cho các Cty CTTC tạo lập được nguồn vốn huy động ổn định. Đây là hình thức mà số tiền tài trợ của các Cty CTTC được vay từ NHTM và tài sản cho thuê được dùng làm thế chấp cho khoản nợ đó.
• Qui định về giới hạn CTTC đối với khách hàng còn chưa nhất quán. Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) quy định tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không được quá 15% vốn tự có của TCTD. Trong khi Nghị định 16/2001 qui định tổng mức CTTC đối với một khách hàng không được quá 30% vốn tự có của Cty CTTC… Do đó cần được các cấp thẩm quyền chỉnh sửa thống nhất, để các đối tượng chỉnh sửa có cơ sở thực hiện tốt.
• Theo các quy định hiện hành (luật các TCTD và Nghị định 16) thì các bất động sản là nhà cửa, đất đai chưa được xếp vào loại tài sản CTTC. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay trên thế giới loại hình CTTC (thuê mua) phần lớn tài sản cho thuê là bất động sản, để đáp ứng kịp thời vốn trung và dài hạn của các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn mới ra đời, cũng như loại hình kinh tế trang trại đang rất cần thuê lâu dài các bất động sản.
• Hình thành các trung tâm giao dịch, môi giới mua bán máy móc, thiết bị để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường CTTC, đồng thời giúp cho các Cty CTTC tháo gỡ được khó khăn trong thu hồi vốn.
• Cần có quy định đồng bộ giữa NHNN và các cơ quan công quyền các cấp để hỗ trợ cho Cty CTTC, nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản.
• Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực hoạt động CTTC. Hiện nay, trình độ cán bộ thực hiện nghiệp vụ CTTC còn nhiều bất cập, một số cán bộ chưa được đào tạo lại, đào tạo bổ sung kinh nghiệm trong lĩnh vực CTTC còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ mới. Trong khi đó, nghiệp vụ CTTC đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức rộng về tín dụng, mua bán hàng hóa, nhập khẩu, giám định, bảohiểm.
Hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam bước đầu nên triển khai tài trợ trong phạm vi các loại giao dịch tương ứng với các loại hàng hoá sau:
- Aùp dụng cách “bán và tái thuê” đối với các loại máy móc thiết bị đã sử dụng nhưng còn đời sống hữu ích thực tế.
- Aùp dụng cách “cho thuê hợp tác” đối với các loại máy móc thiết bị mới, hiện đại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn cho vay của các Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế trong khi nguồn vốn của các Ngân hàng Việt Nam còn hạn chế. Đây cũng là hình thức góp phần thu hút vốn nước ngoài đầu tư cho nền kinh tế trong nước.
- Đối với các công ty cho thuê tài chính liên doanh với nước ngoài, công ty cho thuê tài chính quốc tế,…có tiềm lực tài chính mạnh nên áp dụng cách “cho thuê trực tiếp” và cách “cho thuê trả góp”.
- Aùp dụng “Cho thuê vận hành” đối với những tài sản có thời gian thuê nhất định như xe chuyên chở, cửa hàng máy móc, thiết bị.
Do ở Việt Nam hiện nay chưa có thị trường mua bán các loại máy móc thiết bị cũ và nhất là thủ tục xuất nhập khẩu khá phức tạp nên đối với các loại máy móc thiết bị nên áp dụng cách cho thuê hoàn trả toàn bộ trong thời hạn thuê cơ bản.
Với những biện pháp và những kiến nghị trên hy vọng rằng hình thức tài trợ trung - dài hạn Tín dụng thuê mua sẽ có thể phát triển mạnh trong tương lai góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp Vận tải biển, huy động được một nguồn vốn đa dạng để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng ngân quỹ cho Nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

adminxen

Administrator
Staff member
mình mở trong winrar nó yêu cầu pass thì làm sao tiếp ạ ?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Pháp luật về công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
C Pháp luật về hoạt động tín dụng của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 3 Luận văn Luật 0
T Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả phân tích tín dụng của Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngo Tài liệu chưa phân loại 0
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình tín dụng – ngân hàng PDF Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top