daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
ra các sản phẩm có mức thuế bảo hộ cao, phục vụ cho nhu cầu của thị trường
trong nước chứ không nhằm chủ yếu vào xuất khẩu. Dó tính chất quản lý, điều
hành xuất nhập khẩu còn nhiều yếu kém nên có tình trạng khoảng 50% sản
phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu mà cung
ứng vào thị trường nội địa và đây là việc làm gây nên khó khăn cho các doanh
nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này đã dẫn đến vốn đầu tư
này chưa thực sự góp phần tăng tiềm lực xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam và đẩy nhanh được khả năng thâm nhập vào thị trường
thế giới của Việt Nam, gây lãng phí sử dụng nguồn vốn này.


-Trong

quá trình thực thi pháp luật thuế xuất nhập khẩu, một số bất cập hạn chế đã

được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thuế xuất nhập khẩu còn thiếu
tính ổn định, rõ ràng làm cho chính sách thuế không minh bạch và doanh nghiệp
bị động khi có sự thay đổi về thuế, chưa xác định một cơ chế phối hợp cụ thể
giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá
trình tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Thứ hai, quy định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo xuất
xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp và dẫn đến nhiều mức thuế cho cùng một mặt

hàng. Thuế nhập khẩu bao gồm nhiều thứ thuế, cả thuế doanh thu và thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nên thuế suất rất cao (như rượu, bia từ 100150%, ô tô từ 50%-200%…). Tuy có thuận tiện là tập trung nhưng không phù
hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là hạn chế hàng nước ngoài nhập khẩu
vào Việt Nam.
+ Thứ ba, việc ban hành biểu thuế với nhiều thứ thuế suất cao, thấp còn căn
cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hóa nên nhiều mặt hàng
có cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất nhập khẩu
chênh lệch khá lớn như: Xe đua(thuế suất 5%), xe đạp thường (70%), ôtô 4 chỗ
(200%), xe cứu thương (0%)…Cho nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều
này để thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế. Thủ thuật quan trọng
nhất để trốn thuế là hạ thấp giá trị hàng nhập khẩu để hạ thấp giá trị tính thuế
hay hạ quy cách kê khai để hưởng mức thuế suất thấp hơn đã trở nên phổ biến
với hàng hoá có đơn giá lớn và thuế suất cao như: xe hơi, rượu mạnh…Điển
hình là các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải nhẹ nhưng nguỵ trang dưới hình thức
là nhập khẩu xe đông lạnh chuyên dụng để trốn thuế từ 60% xuống còn 10%
hay xe ôtô du lịch thì được lắp thêm đèn, còi thành xe cứu thương để được hoàn
thuế.


+ Thứ tư, khi gia nhập WTO thì việc duy trì hàng rào thuế xuất khẩu sẽ không
đưa lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, không khuyến khích hoạt động xuất
khẩu.Vì vậy, quy định thuế suất xuất khẩu ngoài mức 0% là cần xem xét sửa đổi
cho phù hợp với tình hình kinh tế thương mại quốc tế.
+ Thứ năm, quy định trong việc nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu và hoàn trả thuế xuất khẩu cũng còn hạn chế, bất hợp
lý. Với biểu thuế từ 30%-40% cho những lô hàng nguyên liệu, phụ liệu để sản
xuất hàng xuất khẩu, trong thời gian nộp thuế 30 ngày thì cơ sở sản xuất sẽ
không đủ vốn để tạm ứng nộp thuế, vì khi nguyên liệu về, cơ sở phải lo triển
khai sản xuất trong thời gian vài tháng thậm chí có lô kéo dài tới nửa năm.
+ Thứ sáu, việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới còn bất

hợp lý. Điều này được thể hiện ở chỗ: Thông thường thì các mặt hàng Việt Nam
xuất sang Trung Quốc là những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như than số
11, 12; chuối xanh, tiêu, điều, ớt, dừa…Với số lượng ít, kém chất lượng, những
mặt hàng khó xuất sang theo con đường chính ngạch. Nhưng xuất khẩu theo con
đường tiểu ngạch phải chịu mức thuế suất là 5%, cao hơn xuất khẩu chính
ngạch… Chính thuế nhập khẩu đánh vào hàng nguyên liệu đầu vào đã làm tăng
giá cả hàng sản xuất và xuất khẩu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh
hàng hoá của ta trên trường quốc tế. Như vậy thuế xuất đó là một lực cản kìm
hãm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
-Hệ thống chính sách thuế hiện này vẫn còn nhiều phức tạp thiếu tính ổn định, làm
cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện
cho việc trốn thuế, bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hướng
nhà đầu tư, bóp méo sự lựa chọn của người sản xuất và vi phạm một sô nguyên
tắc của thông lệ quốc tế.
-Còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thể trong hệ thống chính sách thuế, giữa
mục tiêu số thu cho ngân sách và múc tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thể.


-Sự

quá tải của hệ thống quản lý thuế hiện nay không chỉ cho thấy sự gia tăng về

quy mô và tính phức tạp của hệ thống thuế mà còn là sự lạc hậu của mô hình
quản lý thuế cũ không theo kịp với sự phát triên nhanh chóng của nền kinh tế.
2.2.2.2. Nguyên nhân
-Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam mặc dù đã được sửa đổi nhiều
lần những vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quat được hết các đối tượng và
nguồn thu. Thuế nhập khẩu ở nước ta vừa đánh theo tính chất hàng hóa, vừa
đánh theo mục đích sử dụng dễ tạo sơ hở, bất hợp lý để cho các đối tượng bất

chính triệt để lợi dụng. So với các nước khác, biểu thuế của Việt Nam vẫn còn
nhiều phức tạp.
-Vấn đề nợ thuế kéo dài, cơ chế quản lý hàng tạm nhập tái xuất, hoàn thuế VAT
cùng thủ tục thanh lập, giải thể công ty lỏng lẻo,… là những sơ hở để các đối
tượng xấu triệt để khai thác trốn thuế. Đặc biệt chính sách ân hạn thời gian nộp
thuế nhưng không có chế tài ràng buộc làm cho chây ỳ, chiến đoạt tiền thuế xuất
nhập khẩu.
-Trình độ nhận thức và thái độ chấp hành của người nộp thuế xuất nhập khẩu.
Người nộp thuế chính là đối tượng trực tiếp thực hiện chính sách, luật lệ về thuế
xuất nhập khẩu. Vì vậy trình độ nhận thức và hái độ chấp hành nghĩa vụ thuế
của họ dóng vai trò quyết định trong việc thu thuế và chống thất thu thuế.

Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện việc áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương
Việt Nam trong thời gian tới
3.1. Định hướng và mục tiêu đối với việc áp dụng thuế quan trong chính
sách ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới


3.1.1. Chiến lược xuất nhập khẩu và chính sách ngoại thương trong giai
đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2030 (Theo quyết định 2471-QD-TTg về
phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa)
3.1.1.1 Quan điểm chiến lược xuất nhập khẩu
Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong
nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực
cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương
mại.
Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền
vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích

kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào
mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển
hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài
nước.
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển
3.1.1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm
2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân
bằng.
3.1.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng
trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020.
- Giảm dần thâm hụt thương mại, duy trì thặng dư thương mại thời kỳ 2016 –
2030.
3.1.1.3 Định hướng xuất khẩu
3.1.1.3.1 Định hướng chung
Chương I: Tổng quan về chính sách ngoại thương và công cụ
thuế quan
1.1. Chính sách ngoại thương
1.1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1.1. Khái niệm

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong
lĩnh vực ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh
tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất
nước trong từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng
thời kỳ có khác nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi
để đạt được những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách
ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính
sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự
cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và
bành trướng ra bên ngoài.
1.1.1.2. Vai trò
Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất
trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất


trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. Bên cạnh đó nó cũng có các
vai


trò

sau

:

- Chính sách ngoại thương là cầu nối liên kết kinh tế trong nước với kinh
tế thế giới, tạo cơ hội cho một quốc gia hội nhập về kinh tế với các nước trong
khu vực và trên thế giơi theo những bước đi có hiệu quả .
- Chính sach ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toác thu
chi. Các hoạt động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát
triern và cân đối nền kinh tế trong nước mà còn có nhiệm vu đặc thù là cân bằng
1.1.2.

cán cân thanh toán quốc tế.
Các kiểu chính sách ngoại thương điển hình
Mỗi nước đều có chính sách ngoại thương riêng phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế riêng của từng nước, ở từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, chính
sách phát triển ngoại thương của các nước có thể phân loại theo hai tiêu thức cơ
bản
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Công cụ thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN Văn hóa, Xã hội 0
H Tác động của rào cản phi thuế quan trong Asean +3 đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam Kinh tế quốc tế 0
B Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
S Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt nam: Thự Luận văn Kinh tế 2
M Công ty năm 2005 được cơ quan thuế kiểm tra, sau đó cơ quan thuế xuất toán là 40.000.000đ, trong đó Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
Z Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
P Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
C Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top