lu_lu.0nljn3

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam
Chúng ta đang bước vào Thế kỷ XXI với những biến đổi nhanh chóng về khoa
học, kỹ thuật và công nghệ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy kịp thời,
nhất là cách nhìn và tầm nhìn sao cho phù hợp với yêu cầu cao của thời đại, đồng thời
tạo ra được sự thích nghi tốt. Đây cũng là bài toán vận mệnh cho mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc, bằng truyền thống và năng lực nội sinh của mình, phải tạo ra được những
bước đi đúng đắn nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận và hoà nhập vào trào lưu chung
đó.
Trong một thế giới đầy sáng tạo và biến động cực kỳ nhanh chóng, con người
muốn tồn tại và phát triển thì điều đầu tiên là cần biết cách thích nghi, chủ động
thích nghi. Tuy nhiên, trong quá trình thích nghi phải biết phát huy sở trường, bản lĩnh
của mình để chủ động tham gia sáng tạo. Quan điểm đúng đắn ngày nay là kết hợp
giữa thích nghi và sáng tạo. Thực ra con người biết cách thích nghi tối ưu với xã hội
cũng là con người có phẩm chất sáng tạo. Nói đến hoạt động của con người với cộng
đồng và xã hội là phải nói tới sản phẩm và hiệu quả, có vậy mới tồn tại và phát triển
được. Để đạt được các ý tưởng và nguyện vọng này, chúng ta không có con đường
nào ưu việt hơn là phát triển và quản lý nguồn Nhân lực- một đầu vào quan trọng nhất
trong mọi hoạt động của xã hội loài người, một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Đối với nước ta, thế kỉ XXI là cơ hội to lớn để phát triển và từng bước hoà
nhập, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Nhưng đồng thời đây cũng là thách
thức vô cùng khó khăn, khốc liệt, đòi hỏi dân tộc ta phải cố gắng và cải tiến
không ngừng, cùng với nghị lực phi thường và tài năng sáng tạo để đi tới thành
công.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMột tư duy lý luận ngang tầm thời đại là yêu cầu cấp thiết đối với dân tộc ta,
bởi lẽ “Một dân tộc muốn phát triển phải có một tư duy lý luận phát triển”. Dân tộc ta
đã phải trải qua hàng trăm năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước và
giành độc lập chủ quyền. Đến nay, khi bước vào kỷ nguyên mới, tiếp tục dưới sự lãnh
đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, chúng ta hoàn toàn hy vọng và đặt trọn niềm tin
rằng đất nước và con người Việt nam sẽ vững bước trong công cuộc đấu tranh chống
cùng kiệt nàn, lạc hậu và xây dựng một nước Việt Nam công nghiệp hoá, Hiện đại hoá,
dân giàu, nước mạnh, xã hội Công bằng- Dân chủ- Văn minh.
Để đạt được mục tiêu này, Đảng ta đã vạch ra mục tiêu “Công nghiệp hoá, Hiện
đại hoá” đất nước. Cụ thể là phải tăng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) lên gấp đôi
sau mỗi thập niên, phấn đấu đến năm 2010 đưa đất nước ta căn bản trở thành một nước
công nghiệp. Hơn lúc nào vai trò của Khoa học- Công nghệ được đặt lên hàng đầu với
vị trí quốc sách là công tác giáo dục, đào tạo. Tri thức trở thành một lực lượng sản xuất
trực tiếp, đáp ứng kịp thời và nhạy bén những yêu cầu bức xúc, đa dạng của cuộc sống.
Đối với doanh nghiệp một sự thay đổi, đặc biệt là trong Khoa học công nghệ,
cũng đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng nắm bắt, thích nghi và điều chỉnh kiến
thức, tay nghề của mình. Với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và sự phát triển như
vũ bão của Khoa học kĩ thuật hiện nay thì khâu giáo dục đào tạo càng trở nên quan
trọng và thiết yếu. Đó chính là chìa khoá giúp cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao
năng suất, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Chính vì lẽ đó giáo dục, đào tạo và
phát triển con người là đầu tư "Vốn" cho mục tiêu tăng trưởng lâu dài, bền vững của
doanh nghiệp trong tương lai.
"Nếu bạn lập kế hoạch cho 1 năm, hãy trồng lúa
Nếu bạn lập kế hoạch cho 20 năm, hãy trồng rừng
Nếu bạn lập kế hoạch cho hàng thế kỷ, hãy đầu tư vào con người"
(Trích Ngạn ngữ Trung Quốc)
Nhận thức được tình hình trên và với mong muốn được có cơ hội hiểu rõ hơn về
thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại doanh nghiệp, em đã chọnđề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát
triển nguồn Nhân lực trong công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam” làm
khoá luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng nguồn Nhân lực
hiện có của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra
những biện pháp và kế hoạch thích hợp nhằm đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực
đáp ứng các chiến lược phát triển kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài của của công
ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội, nghiên cứu các hoạt động đào
tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại một công ty Bảo hiểm của nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam. Vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo và
phát triển nguồn Nhân lực tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam bắt đầu
từ năm 1995.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp điều tra chọn mẫu các đối tượng liên quan, phân
tích, tổng hợp thống kê và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này
được sử dụng một cách linh hoạt, hay kết hợp hay riêng lẻ để giải quyết các vấn đề
được tốt nhất.
Nội dung của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 phần như sau:
Chương một: Cơ sở lý luận của đề tài.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương hai: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty
Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
Chương ba: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
Nhân lực tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.CCChhhưưươơơnnnggg mmmộộộttt
Cơ sở lý luận của đề tài
1. Một số tư tưởng kinh điển của Mác, Anghen và LêNin về giáo dục đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực
Khái quát chung:
Từ thời xa xưa con người đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng chỉ có lao
động mới tạo ra được của cải vật chất, và chỉ có lao động con người mới tồn tại và
phát triển trong xã hội. Thông qua lao động nhu cầu sinh học của con người mới được
thoả mãn và các mối quan hệ trong xã hội mới nảy sinh. Nếu như Ricácđô và Smith
coi lao động là “Cái sáng tạo ra giá trị”(1), thì Mác chứng minh rằng chính lao động
“Sáng tạo nên con người và toàn bộ lịch sử loài người”(1).
Mặt khác, xã hội cũng là nhân tố chính tác động không nhỏ đến sự hình thành ý
thức của con người. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là cách để lợi ích cá
nhân được thực hiện. Xã hội càng phát triển thì quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội
càng đa dạng, phức tạp và phong phú. Nói như vậy để thấy rằng bản chất của con
người không phải là “Cái sinh ra một lần là xong” , mà nó là quá trình con người
không ngừng tự hoàn thiện mình nhằm chứng minh sự tồn tại trước các lực lượng tự
phát của thiên nhiên.
Con người là thay mặt chính cho lực lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực kinh tế
và vì vậy nó là động lực chủ yếu của tiến bộ xã hội. Mặc dù khoa học cùng với những
thành tựu công nghệ, những tư tưởng tiên tiến cũng đóng một vai trò quan trọng, tác
động mạnh đến sự phát triển xã hội nhưng xét đến cùng mọi thành tựu đó cũng đều do
con người sáng tạo mà thành. Bởi lẽ, thông qua hoạt động thực tiễn của con người,
thông qua sự tác động của nó đến quá trình sản xuất và thông qua trình độ hiểu biết
khoa học của người lao động thì các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đưa vào thực
(1) “Bản thảo triết học kinh tế” năm 1844 của Mác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phitiễn. Bởi vì lợi ích kinh tế luôn là động lực phát triển quan hệ sản xuất nên lực lượng
sản xuất theo đó cũng phải có những thay đổi tích cực về mặt nhận thức để thúc đẩy xã
hội phát triển.
Nói về quan hệ giữa trình độ lao động với sự phát triển xã hội ta phải kể đến
quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
1.1. Nội dung Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất:
1.1.1. Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Trình
độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người. Đó là
kết quả hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào giới tự nhiên
để tạo ra của cải vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của chính mình.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Trong đó, tư
liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Nếu như đối tượng lao
động là một phần của giới tự nhiên được con người chuyển hoá và sáng tạo nhằm
không ngừng mở rộng khả năng sản xuất thì tư liệu lao động trong đó công cụ lao
động được coi là "Hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất"(2) là thước đo trình độ
chinh phục tự nhiên của loài người. Tuy nhiên, tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng
tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Chính con
người với trí tuệ và năng lực của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để
thực hiện sản xuất. V. I. LêNin từng viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể
nhân loại là công nhân, là người lao động”(2).
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất có sự tác động biện chứng. Sự hoạt
động của tư liệu lao động phụ thuộc vào trí tuệ, sự hiểu biết và kinh nghiệm của con
người. Ngược lại, con người cùng với tri thức khoa học không ngừng sáng tạo ra các
tư liệu lao động mới nhằm hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất. Như vậy, sự
phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản
thân con người, với sự phát triển văn hoá, khoa học, kỹ thuật của mình.
(2) Trích V.I Lênin toàn tập, trang 38Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Đồng thời, xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho mọi sự thắng lợi của
một trật tự xã hội mới.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt
lớn trong lực lượng sản xuất. Khoa học thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực
tiếp, đóng vai trò quan trọng. Thực chất của cuộc cách mạng này là mở ra một kỷ
nguyên mới của sản xuất tự động hoá với việc phát triển và ứng dụng điều khiển học
tự động và vô tuyến điện tử. Khoa học trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to
lớn trong kỹ thuật sản xuất, tạo ra những ngành sản xuất mới, kết hợp với khoa học
thành một thể thống nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ tiên tiến đem lại
hiệu quả cao. Việc phát hiện, khai thác và chế tạo các nguồn năng lượng mới như năng
lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, hay như sự thay thế dần người lao động trong
sản xuất bằng tự động hóa và người máy (rôbốt) đã tạo ra sự biến đổi lớn trong chức
năng của người sản xuất. Dần dần con người không còn phải thao tác trực tiếp trong hệ
thống kỹ thuật mà chủ yếu là sáng tạo và điều khiển quá trình đó một cách chủ động:
tri thức khoa học trở thành một tất yếu trong hoạt động của người sản xuất thay cho
thói quen và kinh nghiệm thông thường. Tri thức khoa học được vật chất hoá, được kết
tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất từ đối tượng lao động, tư liệu lao động
đến kỹ thuật, phương pháp công nghệ và nó được gọi là "Khoa học hoá trong sản
xuất".
Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà cấu thành lực lượng sản
xuất cũng thay đổi. Lực lượng lao động không chỉ bao gồm lao động chân tay, mà còn
bao gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư và những cán bộ khoa học. Để đạt mục tiêu kinh tế
nhất và sự tiến bộ xã hội thì việc nâng cao dần trình độ của người lao động là nhu cầu
cấp thiết hiện nay.
1.1.2. Quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Cũng
như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội.
Tính vật chất của quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức của con người. Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt cơ bản sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
- Quan hệ tổ chức quản lý.
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bởi lẽ bản chất của bất
kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu
trong xã hội được giải quyết và phân bố như thế nào.
Các hệ thống quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử đều tồn tại trong một
cách sản xuất nhất định. Hệ thống quan hệ sản xuất thống trị trong mỗi hình
thái kinh tế- xã hội quyết định tính chất và bộ mặt hình thái kinh tế- xã hội ấy. Vì vậy,
khi nghiên cứu, xem xét tính chất của một hình thái xã hội nào thì không chỉ nhìn ở
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà còn phải xét đến tính chất của quan hệ
sản xuất.
1.1.3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của cách sản xuất
tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã
hội. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Đến lượt nó quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với
lực lượng sản xuất.
* Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:
Tính chất của lực lượng sản xuất do tính chất của tư liệu sản xuất và của lao
động quyết định. Tính chất cá nhân thể hiện ở sự kết hợp giữa sử dụng công cụ thủ
công với hoạt động riêng lẻ của con người, trong khi tính chất xã hội lại là sự hợp tác
của nhiều người cùng với các thiết bị máy móc để hoàn thành một sản phẩm.
Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của
kỹ năng lao động, công nghệ sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội. Ngày nay,
trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện rõ ràng nhất qua trình độ phát triển của
phân công lao động.* Quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi, phát triển được quyết định bởi lực lượng sản
xuất:
Trong quá trình sản xuất, con người không ngừng sáng tạo và cải thiện công cụ
lao động cũng như điều kiện sản xuất để giảm thiểu chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi
nhuận. Cùng với sự biến đổi này thì kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng sản xuất và kiến
thức khoa học của con người cũng tiến bộ theo. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố
hoạt động nhất, cách mạng nhất trong khi đó thì quan hệ sản xuất lại tương đối ổn
định, có khuynh hướng bảo thủ hơn. Lực lượng sản xuất là nội dung của cách
sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Trong mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức; hình thức phụ thuộc vào nội
dung; nội dung thay đổi trước sau đó hình thức mới biến đổi theo. Tất nhiên trong
quan hệ với nội dung, hình thức không phải là mặt thụ động mà nó cũng có tác động
trở lại đối với sự phát triển của nội dung.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình
thành và biến đổi sao cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Tuy vậy, tất yếu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ nảy sinh.
Bởi lẽ khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất
không còn phù hợp với nó nữa sẽ trở thành chướng ngại đối với sự phát triển và vì
vậy quan hệ sản xuất cũ bị phá vỡ, quan hệ sản xuất mới sẽ nảy sinh để mở đường
cho lực lượng sản xuất phát triển.
* Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
Sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, nó có thể
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có
thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của
sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định cách
phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó tác
động trực tiếp vào đúng nhu cầu kinh tế của người lao động- lực lượng sản xuất chủ
yếu của xã hội; nó tạo ra những điều kiện hay kích thích hay hạn chế việc cải tiến
công cụ lao động, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hợp tác và phân công lao
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiđộng. Tuy nhiên, không nên hiểu quan hệ sản xuất chỉ là vai trò của những hình thức
sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống, một chỉnh thể hữu cơ gồm cả 3
mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Chỉ trong chỉnh thể đó
quan hệ quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm
phát triển sản xuất.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy
luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các cách sản xuất: Công xã nguyên
thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa.
1.2. Nội dung về mối quan hệ giữa con người và xã hội:
Trong lịch sử tư tưởng triết học có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người.
Quan điểm duy tâm giải thích con người từ sự sáng tạo của thần thánh hay ý niệm
trừu tượng siêu nhiên, quan điểm duy vật siêu hình lại có khuynh hướng tìm hiểu con
người từ góc độ tộc loại sinh học với những ham muốn bản năng. Tuy nhiên những
quan niệm trên đều là những cách nhìn phiến diện về con người, không phản ánh được
con người như nó đang thể hiện. Chỉ có quan điểm duy vật lịch sử cho rằng con người
là một thực thể thống nhất của sinh học và xã hội là đưa ra tầm nhìn khái quát nhất về
con người.
1.2.1. Con người là một thực thể sinh học:
Nói đến yếu tố sinh học ở đây là ta muốn nói đến các yếu tố hữu sinh, hữu cơ,
cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể sống. Nói cách khác đó
chính là cơ thể con người với bản chất tâm sinh lý, ý thức khác biệt hẳn so với giới
động vật.
1.2.2. Con người là một thực thể xã hội:
Yếu tố xã hội là tất cả những mối quan hệ, những quy định xã hội tạo nên cá
nhân con người. Sự hình thành bản chất xã hội của con người chính là thông qua lao
động sản xuất. Các Mác từng nói: “Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt vớisúc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình”(3).Bởi vì:
- Lao động là nguồn gốc của nền văn minh vật chất và tinh thần.
- Lao động là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức.
- Trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, phân
công và phân phối sản phẩm.
Nói như vậy để thấy rằng, xã hội không phải là thực thể tồn tại độc lập bên
ngoài cái bản tính sinh học của con người mà xã hội là cách (hình thức) cho
con người thỏa mãn những nhu cầu sinh học.
1.2.3. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội:
Angghen là người đầu tiên đã chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố
xã hội trong con người. Ông viết: “Bàn tay không chỉ là khí quan dùng để lao động mà
còn là sản phẩm của lao động”(4) và “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời
với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của
con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người”(4). Đến khi
C.Mác vạch ra luận điểm: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội”(5) thì Lênin cũng thừa nhận yếu tố xã hội là cái thường
xuyên tác động và có ảnh hưởng lớn đến bản chất và sự phát triển của con người.
Lênin không tán thành quan điểm cho rằng mọi người đều giống nhau về mặt sinh học,
có chăng chỉ là bình đẳng xã hội. Bởi lẽ: “Thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và
tài năng của con người thì đó là một điều ngu xuẩn. Nói tới bình đẳng thì đó là sự bình
đẳng xã hội chứ quyết không phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực cá nhân”(6)
MMMụụụccclllụụụccc
Lời nói đầu ........................................................................................................ 2
Chương một: Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................. 4
1. Một số tư tưởng kinh điển của Mác, Anghen và LêNin về giáo dục đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực ................................................................................ 4
1.1. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất ...................................................................................... 5
1.1.1. Lực lượng sản xuất.................................................................................... 5
1.1.2. Quan hệ sản xuất....................................................................................... 6
1.1.3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất .................................................................................................... 7
1.2. Nội dung về mối quan hệ giữa con người và xã hội ................................... 8
1.2.1. Con người là một thực thể sinh học........................................................... 9
1.2.2. Con người là một thực thể xã hội .............................................................. 9
1.2.3. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội......................... 9
2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn
đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực........................................ 10
3. Quan điểm về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực................. 13
3.1. Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực ........................................... 13
3.1.1. Khái niệm về nguồn Nhân lực.................................................................. 13
3.1.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp........................ 14
3.2. Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực....................................... 14
3.2.1. Khái niệm giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực....................... 143.2.2. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...................... 15
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực
......................................................................................................................... 16
3.3.1. Môi trường bên ngoài.............................................................................. 16
3.3.2. Môi trường bên trong .............................................................................. 17
3.4. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực ..................................... 18
3.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực ......................... 19
3.4.2. Xác định mục tiêu cụ thể để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực............................................................................................................ 21
3.4.3. Lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển.................................... 21
3.4.4. Lựa chọn giáo viên và phương tiện để đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 22
3.4.5. Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................... 23
3.4.6. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực
......................................................................................................................... 23
3.4.7. Đánh giá giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................... 24
Chương hai: Thực trạng về tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công
ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt nam.................................................... 27
1. Một số khái niệm về bảo hiểm nhân thọ .................................................... 27
1.1. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ .............................................................. 27
1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ.................................................................. 28
2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudential
.......................................................................................................... 28
2.1. Biểu tượng của tập đoàn Prudential ......................................................... 28
2.2. Sơ lược về công ty BHNT Prudential........................................................ 28
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 28
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.2.2. Tình hình hoạt động, phát triển của công ty BHNT Prudential Việt Nam
......................................................................................................................... 29
2.2.3. Các hoạt động đầu tư khác của công ty BHNT Prudential Việt Nam
......................................................................................................................... 30
2.3. Những cột mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công BHNT Prudential
Việt Nam .......................................................................................................... 31
2.4. Các sản phẩm chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam................. 32
2.4.1. Các sản phẩm chính có bảo tức............................................................... 33
2.4.2. Sản phẩm chính không có bảo tức ........................................................... 33
2.4.3. Các sản phẩm bổ xung kèm theo và bổ trợ .............................................. 33
2.4.4. Các sản phẩm trọn gói ............................................................................ 33
3. Khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng nguồn lao động
trong công ty BHNT Prudential Việt Nam .................................................... 34
3.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 34
3.1.1. Sơ đồ tổ chức trong công ty BHNT Prudential......................................... 34
3.1.2. Cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng....................................... 37
3.1.3. Mô hình và những ưu điểm của cơ cấu phòng QTNS miền Bắc ............... 40
3.2. Thực trạng nguồn lao động ...................................................................... 41
3.2.1. Số lượng nhân viên qua các năm............................................................. 41
3.2.2. Số lượng nhân viên các phòng ban.......................................................... 42
3.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên ........................................................ 42
4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................... 43
4.1. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực...................................... 44
4.2. Các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT
Prudential Việt Nam ........................................................................................ 454.2.1. Chương trình đào tạo Anh ngữ................................................................ 45
4.2.2. Chương trình đào tạo LOMA................................................................... 46
4.2.3. Chương trình đào tạo PRU- University ................................................... 47
4.2.4. Các chương trình đào tạo khác ............................................................... 48
4.3. Các phương pháp đào tạo ......................................................................... 49
4.4. Các chính sách khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo và phát triển
......................................................................................................................... 49
4.4.1. Khuyến khích bằng vật chất..................................................................... 49
4.4.2. Khuyến khích tinh thần............................................................................ 50
4.4.3. Khuyến khích bằng việc thưởng điểm Flexiben........................................ 50
4.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nhân viên
....................................................................................................50
4.5.1. Phát bảng câu hỏi tự đánh giá sau mỗi khoá học .................................... 51
4.5.2. Tổ chức các kỳ thi tuyển .......................................................................... 51
4.6. Mục đích của những chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công
ty BHNT Prudential Việt Nam......................................................................... 52
4.7. Chí phí dành cho đào tạo và phát triển nhân viên .................................... 53
4.8. Những khó khăn, thuận lợi trong vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển nguồn
Nhân lực trong công ty Prudential Việt Nam .................................................. 54
4.9. Nhận xét, đánh giá của bản thân về công tác đào tạo và phát triển nhân viên tại
công ty BHNT Prudential Việt Nam ................................................................ 55
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty BHNT Prudential Việt nam.............................. 60
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1. Mục tiêu phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
đào tạo, phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam ........ 60
1.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty BHNT Prudential
Việt Nam .......................................................................................................... 60
1.2. Dự kiến các khoá đào tạo và phát triển nhân viên trong thời gian tới 61
2. Một số đề xuất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty
BHNT Prudential Việt Nam ........................................................................... 62
2.1. Đối với các khoá học tiếng Anh ............................................................... 62
2.2. Đối với các khoá học trong chương trình của Hiệp hội Bảo hiểm Hoa Kì62
2.3. Đối với các chương trình của trường Đại học Prudential ........................ 64
2.4. Một số đề xuất về quá trình đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân viên
......................................................................................................................... 65
2.5. Một số ý kiến chung với Ban lãnh đạo công ty BHNT Prudential Việt Nam
......................................................................................................................... 66
Kết luận ........................................................................................................... 70
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top