Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
THỰC TRẠNG FDI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 - 2008

I. Tổng quan tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 – 2008:
1. Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam:
1.1 Về cấp phép đầu tư:
Ngày 19/12/1987, nước ta đã chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài vàp Việt Nam. Trong những năm đầu tiên, FDI tại Việt Nam mang tính chất thăm dò, vì thế mà số dự án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều. Tuy nhiên trong những năm sau, nguồn vốn FDI đã tăng lên cả về số dự án và vốn đăng ký.
Bảng 1: Vốn FDI của cả nước từ năm 1991 - 2008
Đơn vị 1991–1995 1996–2000 2001–2005 2006- 2008 Tổng
Số dự án DA 1371 1724 3935 2673 9703
Tỷ trọng số DA % 16.71 21.02 47.98 14.27 100
Vốn đăng ký Tỷ USD 18.5 25.5 20.8 64.01 128.81
Tỷ trọng VĐK % 14.36 19.79 16.15 49.69 100
Vốn thực hiện Tỷ USD 7.1 13.5 13.92 23.6 58.12
Tỷ trọng VTH % 15.4 29.09 30.82 24.78 100
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Giai đoạn từ năm 1991 – 1995 : Trong thời kỳ này hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên nhanh chóng. trong đó chỉ riêng năm 1991, năm thấp nhất của thời kì, cũng đạt 1.2 tỷ USD gần bằng cả ba năm của thời kì trước cộng lại. Lượng vốn đăng ký tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân hàng năm đạt 45% / năm. Thời kỳ này, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân bổ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện như: công nghiệp điện tửm công nghệ sinh học, chế tạo xe máy, ô tô... Bên cạnh đó. sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, các kết quả khả quan của các dự án thăm dò dầu khí đã tạo cơ sơ để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, hoá dầu thành ngành công nghiệp mủi nhọn ở nước ta.
Giai đoạn từ năm 1996 – 2000: trong giai đoạn này hoạt động FDI diễn ra khá sôi động. Tổng vốn đăng ký cao khi đạt 25,5 tỷ USD, trong đó VTH đạt 13,5 tỷ. Nếu so sánh với thời kỳ trước đó thì chúng ta có thể thấy được tiềm năng thu hút VĐT của Việt Nam với các nhà nước ngoài trong giai đoạn này là rất hấp dẫn. Trong giai đoạn này, VĐK vào Việt Nam đạt đỉnh điểm vào năm 1996 và giảm dần trong các năm sau đó do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Xu hướng đầu tư trong thời kỳ có thay đổi khi chuyển từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu.
Giai đoạn từ năm 2001 – 2005: so với giai đoạn trước đã có sự thay đổi. Mặc dù tổng VĐK giảm nhưng VTH lại tăng lên. Điều này cho thấy sự khả thi của các dự án FDI thời kỳ này tốt hơn. Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ vào tháng 11/ 2009, Việt Nam với nền chính trị ít biến động đã trở thành một địa điểm thích hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế mà số dự án FDI thời kỳ này cũng tăng mạnh đạt 3935 dự án, đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Vốn FDI vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp và các thành phố lớn
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay: Làn sóng ĐTNN vào Việt Nam thực sự tăng mạnh và trở thành làn sóng FDI thứ 2 vào Việt Nam.Bằng chứng là tính đến cuối năm 2006, Việt Nam đã có 7,8 tỷ USD là vốn đăng ký cấp mới (tăng 200% so với năm 2005) trong đó vốn thực hiện là 4,1 tỷ USD tăng 124,24% so với cùng kỳ năm 2005.Số VĐK tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau đó.Tuy nhiên trong thời kỳ này ta thấy VTH chưa tương xứng so với VĐK khi chỉ có 23.6 tỷ USD.Một trong những lý do mà vốn thực hiện chưa tương xứng với vốn đăng ký là do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư phải hoãn các chương trình đầu tư của họ.
1.2 Tình hình tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất:
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đú mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Quá trình tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất được chia làm các thời kỳ theo xu hướng biến động của nền kinh tế
Thời kỳ 1988-1990 : việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có, Việt Nam mới bước đầu mở cửa với các nước trên thế giới, thêm nữa do số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn ít vì thế lượng tăng vốn thời kỳ này còn rất ít.
Thời kỳ từ năm 1991 – 1995 : số VĐK là 2,13 tỷ USD. Trong đó vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đạt 40,6% vốn tăng thêm trong giai đoạn này.Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995
Thời kỳ từ năm 1996 – 2000 : Trong giai đoạn này số vốn tăng thêm đã tăng gấp hai lần so trong giai đoạn 1991-1995. Cũng giống nhau giai đoạn từ năm 1991 – 1995 thì số vốn tăng thêm cũng chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 65,7% số vốn tăng thêm trong giai đoạn này. Các nhà đầu tư châu Á trong giai đoạn này có số vốn đạt 67% tổng vốn đầu tư trong 5 năm 1996-2000. Số lượt tăng vốn bình quân trong thời kỳ này là 165 lượt/ năm.
Thời kỳ từ năm 2001-2005 : vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến) tăng 69,7% so với 5 năm trước. Bắt đầu từ năm 2002 lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt 2,14 tỷ USD, trung bình tăng 37%/năm; trong đó ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 77,3% vốn tăng thêm trong thời kỳ 2001-2005. Số vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Châu Á cũng tăng thêm trong giai đoạn này, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Số lượt tăng vốn bình quân cũng tăng lên so với thời kỳ khi đạt 432 lượt/năm, gấp 3 lần so với thời kỳ trước đó.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 : dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Chỉ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 số vốn tăng thêm đã là 8,5 tỷ USD.Vốn tăng thêm vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án ĐTNN thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; trong năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm; trong đó các nhà đầu tư Châu Á có tỷ lệ vốn tăng thêm trong năm 2006, 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% 80% tổng vốn tăng thêm. Năm 2008 thì số vốn tăng thêm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã lên tới mức 97,6% tổng vốn tăng thêm tuy nhiên các nhà đầu tư Châu Á chỉ chiếm 23,6%. Tuy nhiên số lượt tăng vốn bình quân hàng năm vẫn tương đối cao,đạt 434 lượt/năm tương đương với thời kỳ trước đó.
Như vậy có thể thấy một xu hướng chung của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam biến động theo tình hình kinh tế thế giới và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới. Số vốn tăng thêm trong từng năm có lúc giảm lúc tăng tuy nhiên luôn danh một tỷ lệ lớn cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Một điều đang lưu ý là lượng vốn tăng thêm và những dự án mở rộng thường diễn ra tại những vùng kinh tế trọng điểm, những thành phố lớn có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn, với tỷ lệ dành cho khu vực miền Nam thường cao hơn cho các khu vực miền Bắc. Qua khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam; thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam:
2.1.Cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề :
Thứ nhất cần dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của phân công lao động quốc tế. Một cơ cấu kinh tế mới chỉ nên tập trung phát triển mạnh các ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Thứ hai là thiết lập một thị trường thông tin công bằng đối với mọi thành viên trong xã hội, đảm bảo quyền thông tin của mọi người dân và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mở cửa về thông tin trong và ngoài nước, nhất là thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ dưới mọi hình thức.
Thứ ba là cải cách lại hệ thống giá cả ở Việt Nam, tránh hiện tượng phân biệt mức giá giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời Chính phủ Việt Nam phải hạn chế cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các mắt hàng có hiện tượng bão hoà trên thị trường.
Hội nhập quốc tế là vấn đề rất cần thiết khi thực hiện đổi mới phát triển kinh tế. Hội nhập quốc tế chính là tạo ra những mối quan hệ với các nước trên thế giới, tham gia vào các tổ chức quốc tế nhằm tận dụng những nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong các nguồn lực bên ngoài đó có nguồn vốn FDI. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 này vấn đề hội nhập cần dược xúc tiến mạnh hơn. Việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, việc đàm phán tiến tới gia nhập WTO… sẽ là những nhân tố rất quan trọng cho việc gia tăng đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, không đổi mới, không hội nhập thì không những không thu hút được FDI mà nền kinh tế cũng khó có thể phát triển. Đất nước sẽ tụt hậu so với thế giới - đó là nguy cơ lớn nhất và cũng là lý do thúc đẩy quá trình hội nhập và mở cửa, qua đó thu hút FDI, biến ngoại lực thành nội lực để phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế phải thật quan tâm đến phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính, đặc biệt là việc cải tổ hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng, luật tài chính, luật ngân hàng cho phép các ngân hàng hoạt động đúng chức năng của nó, có các điều luật quy định rõ ràng về kinh doanh tiền tệ trên thị trường tiền tệ, làm cho hoạt động tài chính của ta phù hợp với xu hướng chung của khu vực và thế giới.

2.8. Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam:
Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng X đề ra, trong thời gian tới chúng ta phải nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Theo dó ưu tiên các cơ sở hạ tầng kinh tế như: Hệ thống giao thông vận tải, điện nước, viễ thông, thông qua huy động cao độ các nguồn lực tài chính của Nhà nước và tranh thủ khai thác sử dụng nguồn vốn ODA. Muốn vậy, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất là nâng cao năng lực vận tải và lưu thông: trong thương mại quốc tế , vận tải biển đóng vai trò trung tâm chiếm trên 80 % lượng hàng hoá vận chuyển. Dù rằng, vận tải trong nước phần nhiều là bằng đường bộ nhưng đối với các trường hợp cự li dài thì vận tải biển là chủ yếu. Lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt vẫn còn ít. Về quy chế liên quan đến đầu tư, ngành vận tải là một trong những ngành mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chưa được phép tham gia. Cần cải tạo hệ thống cảng biển, nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt của các cảng như Hải Phòng, Vũng Tàu. Thêm nữa cần tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ cả nước, cải tiến sâu sắc các hoạt động của ngành hàng không Việt Nam, cần hiện đại hóa sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng các chuyến bay trong nước và quốc tế, mặt khác đảm bảo độ an toàn cho các chuyến bay, cải thiện hệ thống giao thông đô thị và chú trọng phát triển mạng lưới giao thông ở các vùng nông thôn, vúng sâu vùng xa; cần hợp tác với các nước láng giềng để mở rộng hệ thống giao thông quốc tê, cụ thể mở các tuyến đường sang cá nước Lào, Trung Quốc,...
Nhìn chung, chất lượng vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải chất lượng cao của các doanh nghiệp Nhật Bản. Do đó, chúng ta cần kích cầu, tăng chất lượng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp xe tải, đường sắt, đường biển trong nước. Việc cho phép doanh nghiệp vận tải 100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường vận tải sẽ góp phần thúc đẩy thị trường đầy tiềm năng này.
Thứ hai là cải thiện hạ tầng viễn thông: một vấn đề mà các doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải là giá điện thoại quốc tế tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Điều này làm gia tăng chi phí cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chunh. Cước điện thoại quốc tế và khu vực đang có xu hướng giảm giá nên Việt Nam cần định giá tương ứng. Do đó, trong thời gian tới, Chính Phủ Việt Nam cần tiếp tục giảm giá cước viễn thông quốc tế tới mức trung bình trong khu vực. Mặt khác cần mở rộng mạng lưới internet trên toàn quốc, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm
Thứ ba là cải tạo và xây dựng mới các công trình cung cấp điện nước và đảm bảo đủ cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng phải điều chỉnh giá điện nước hợp lý. Nhà nước ta cần xây dựng hiện đại các công trình phục vụ sản xuất, các công trình công cộng và các khu vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí không chỉ cho người dân trong nước mà cả những người nước ngoài.











Mục lục
Trang
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG FDI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 - 2008 1
I. Tổng quan tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 – 2008: 1
1. Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam: 1
1.1 Về cấp phép đầu tư: 1
1.2 Tình hình tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất: 3
2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam: 4
2.1.Cơ cấu vốn ĐTNN phân theo ngành nghề : 4
2.2 Cơ cấu ĐTNN phân theo vùng lãnh thổ: 7
2.3. Cơ cấu ĐTNN phân theo hình thức đầu tư: 8
2.4. Cơ cấu ĐTNN phân theo đối tác đầu tư: 10
II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 – 2008 : 10
1.Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản : 10
1.1.Về lĩnh vực trao đổi thương mại : 10
1.2. Về viện trợ: 11
2. Thực trạng FDI của Nhật Bản tại Việt Nam 13
2.1 Quy mô vốn và dự án FDI Nhật Bản thời kỳ 1988 – 2008 : 13
2.1.1.Quy mô vốn FDI Nhật Bản : được chia làm 5 giai đoạn như sau 13
2.1.2. Quy mô dự án FDI Nhật Bản: 16
2.2 Cơ cấu vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam: 16
2.2.1 Cơ cấu vốn FDI Nhật Bản phân theo ngành tại Việt Nam: 16
2.2.1.1. FDI Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp: 18
2.2.1.2. FDI Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ: 19
2.2.1.3 FDI Nhật Bản trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 20
2.2.2. Cơ cấu FDI Nhật Bản theo vùng lãnh thổ: 22
2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư: 25
3. Đánh giá chung về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam: 29
3.1.Những hiệu quả đạt được 29
3.1.1. Hiệu quả về kinh tế: 30
3.1.1.1. Tỷ lệ thực hiện dự án FDI Nhật Bản cao: 30
3.1.1.2.FDI Nhật Bản bổ sung cho sự phát triển của đất nước: 31
3.1.1.3.FDI Nhật Bản góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước: 31
3.1.1.4. FDI Nhật Bản góp phần chuyển giao công nghệ tại Việt Nam: 32
3.1.1.5 Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của FDI Nhật Bản cao: 33
3.1.1.6. FDI Nhật Bản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa: 33
3.1.2. Hiệu quả xã hội 34
3.1.2.1. FDI Nhật Bản góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng xã hội: 34
3.1.2.2. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản góp phần nâng cao đời sống tinh thần,giải quyết các vấn đề xã hội: 36
3.2. Những hạn chế trong việc thu hút FDI Nhật Bản: 36
3.2.1 Cơ cấu vốn FDI của Nhật cong nhiều bất hợp lý 36
3.2.2. Việc thu hút FDI Nhật Bản để bổ sung nguồn vốn cho phát triên chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. 37
3.2.3 Việc CGCN từ các dự án FDI Nhật Bản còn hạn chế 37
3.2.4. Doanh nghiệp FDI Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước: 38
3.2.5. Hạn chế trong việc tận dụng FDI Nhật Bản: 38
3.2.6 Xung đột giữa nhà đầu tư Nhật Bản và lao động Việt Nam sẽ cản trở việc thu hút FDI Nhật Bản: 39
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 39
3.3.1 Nguyên nhân từ phía Nhật Bản: 39
3.3.2. Nguyên nhân từ phía Việt Nam 40
3.3.2.1 Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. 40
3.3.2.2. Các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn phức tạp và rắc rối, gây nên tình trạng mất thời gian, đôi khi tạo nên những chi phí không cần thiết: 41
3.3.2.3. Cơ sở hạ tầng công nghiệp và xã hội trong tình trạng yếu kém. 41
3.3.2.3 Chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất cao: 42
3.3.2.4. Trình độ tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, đội ngũ công nhân kỹ thuật, các chuyên gia có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ còn mỏng. 43
3.3.2.5. Chúng ta chưa tạo được một mạng lưới xúc tiến đầu tư tại nước ngoài: 43
3.3.2.6. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu: 43
3.3.2.7 Công tác giải phóng mặt bằng triển khai chậm 44
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 45
I. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI Nhật Bản từ nay cho đến năm 2020 45
1. Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam: 45
2. Định hướng thu hút FDI của cả nước : 46
2.1. Ngành Công nghiệp-Xây dựng: 46
2.2.Ngành Dịch vụ: 46
2.3. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp: 47
2.4. Định hướng vùng: 47
3. Định hướng thu hút FDI Nhật Bản: 48
3.1 Thực hiện tốt chương trình hành động Sáng kiến chung Việt – Nhật: 48
3.2 Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI Nhật Bản: 48
4. Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI Nhật Bản: 49
4.1 Những thuận lợi trong việc thu hút FDI Nhật Bản: 49
4.2 Những khó khăn trong việc thu hút FDI Nhật Bản 49
II. Giái pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và một só kiến nghị: 50
1. Giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam: 50
1.1. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 50
1.2.Cải thiện thủ tục giải ngân cho các dự án FDI Nhật Bản: 53
1.3.Thực hiện tốt "Sáng kiến chung Việt – Nhật để cải thiện môi trường đầu tư 54
1.4. Áp dụng các biện pháp nhằm thu hút các TNCs của Nhật Bản: 55
1.5. Hỗ trợ các DN Nhật Bản trong việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở Việt Nam: 56
1.6. Đẩy mạnh hoạt động vận động, XTĐT và quảng bá hình ảnh Việt Nam đến các nhà đầu tư Nhật Bản: 57
1.7. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ODA của Nhật Bản để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút FDI Nhật Bản: 58
2. Một số kiến nghị để tăng cường thu hút FDI nói chung: 59
2.1. Về hệ thống pháp luật và chính sách: 59
2.2.Về thủ tục hành chính : 61
2.3 Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN: 62
2.4 Về các hoạt động xúc tiến đầu tư: 63
2.5. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 63
2.6. Đa dạng hoá hình thức đầu tư: 66
2.7. Đẩy mạnh quá trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: 67
2.8. Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam: 69
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top