sobienana

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây,đồ gỗ nổi lên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.Sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã kéo theo nhu cầu đầu tư sản xuất mặt hàng đồ gỗ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng gia tăng.Để đáp ứng nhu cầu đó,vốn là một yếu tố không thể thiếu.Trong đó,nguồn vốn tài trợ từ hệ thống ngân hàng thương mại đã góp phần đáng kể trong việc hiện thực hóa mục tiêu đầu tư của các doanh nghiệp.Hải Phòng cũng là một trong những địa phương có ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ khá phát triển.Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố nói chung và GP Bank-Hải Phòng nói riêng đã đóng góp vai trò tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp ngành này.Tại GP Bank-Hải Phòng,số lượng các dự án ngành đồ gỗ xin vay vốn chiếm một tỉ lệ tương đối cao,do đó chất lượng công tác thẩm định đối với các dự án ngành này là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm.Trong thời gian qua,việc xét duyệt và cho vay các dự án ngành đồ gỗ tại GP Bank-Hải Phòng khá hiệu quả,tuy nhiên vẫn còn không ít những thiếu sót.Bởi vậy,hoàn thiện công tác thẩm định nói chung và các dự án ngành đồ gỗ nói riêng là một yêu cầu khách quan và cần thiết.Điều đó không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng mà còn góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của ngành đồ gỗ nhờ việc tài trợ vốn kịp thời cho các dự án có tính khả thi cao.Trong thời gian thực tập tại GP Bank-Hải Phòng,em đã có cơ hội được tìm hiểu về hoạt động thẩm định tại ngân hàng nói chung và công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ nói riêng.Qua tìm hiểu thực tế tại ngân hàng,em nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.Do đó,em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.




Chương 1.Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ
tại ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải Phòng

1.Tổng quan về ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng
1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng GP Bank-Hải Phòng
Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank), tiền thân là ngân hàng thương mại nông thôn Ninh Bình, đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ 07/11/2005. Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay, GP.Bank đã xây dựng được một đội ngũ hơn 800 cán bộ nhân viên và hơn 40 chi nhánh/phòng giao dịch tại các tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Ninh Bình, Gia Lai… Qua thời gian, GP.Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình tại thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2008: Tổng tài sản: 8.259 tỷ đồng, Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế 74 tỷ đồng. Theo kế hoạch hoạt động của GP.Bank năm 2009,các chỉ tiêu hoạt động tăng từ 40 – 50% so với năm 2008.
Cán bộ nhân viên:
Với tốc độ phát triển hoạt động của Ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn giữ một vai trò then chốt trong những thành công đạt được của GP.Bank. Không chỉ nâng cao cơ hội phát triển nghề nghiệp nguồn nhân lực đang có, GP.Bank còn hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học và nguồn lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bổ sung cho đội ngũ nhân sự GP.Bank. Hiện nay, trên 97% cán bộ nhân viên của GP.Bank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.
Công nghệ:
GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính-ngân hàng trên thế giới. Công nghệ mới này cho phép ngân hàng quản lý dữ liệu khách hàng theo chuẩn mực quốc tế, khả năng ứng dung, triển khai nhiều sản phẩm mới và quản trị tốt nhất rủi ro trong hoạt động. Với mục tiêu xây dựng GP.Bank là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến, hiện nay GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi (core banking) T24 lên phiên bản R8 – phiên bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.
Thế mạnh- lợi thế trên thị trường:
Là một ngân hàng mới, GP.Bank có những thế mạnh cũng như lợi thế nhất định. Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao, đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu hứa hẹn là một trong những Ngân hàng Thương mại cổ phần đầy tiềm năng.
Sứ mệnh của GP.Bank không chỉ là làm tốt vai trò của của một ngân hàng của một tập đoàn hùng mạnh bao gồm nhiều Tổng công ty, Công ty đa ngành nghề mà còn phải hoàn thành vai trò của một tổ chức tín dụng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam .
Thành tích và sự công nhận của xã hội:
Từ khi thành lập cho đến nay,GP Bank đã đạt được các thành tích ấn tượng về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và tích cực tham gia công tác xã hội:
- Liên tục trong 03 năm từ 2002 đến 2004, ngân hàng nhận được Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh.
- Năm 2005, nhận Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng góp thuế cho Nhà nước.
- Bằng khen Tập thể cán bộ, nhân viên GP.Bank đã có thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2005 – 2006 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng.
- Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thành dự án Core banking sau 06 tuần triển khai.
- Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam cho phép khách hàng giao dịch bằng nickname (GP.Name) theo sở thích.
- Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007
- Là một trong 500 thương hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát.
- Tặng cờ Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban Tuyên giáo TW) ghi nhận "Những đóng góp tích cực cho thành công của chương trình Màu Hoa Đỏ 2009 - Tặng sổ tiết kiệm, nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/1947 - 27/7/2009".
- Hội Bảo trợ Bệnh nhân cùng kiệt Kiên Giang tri ân "Tấm Lòng Vàng" của GP.Bank đã ủng hộ Năm trăm triệu đồng chi phí tổ chức chương trình "Từ trái tim tới trái tim" năm 2009.
GP Bank-Hải Phòng là chi nhánh của GP Bank tại Hải Phòng, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006.Trong những năm qua,GP Bank-Hải Phòng đã đạt được những kết quả kinh doanh tốt,uy tín ngày càng được nâng cao với sự mở rộng mạng lưới giao dịch trên địa bàn thành phố.Hiện nay,ngoài chi nhánh GP Bank Hải Phòng,còn có các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố bao gồm:phòng giao dịch Lạch Tray,Phòng giao dịch Bạch Đằng,Phòng giao dịch Lê Chân và phòng giao dịch An Dương.Mới đây nhất,GP Bank Hải Phòng vừa khai trương thêm phòng giao dịch Văn Cao nâng tổng số phòng giao dịch lên con số 5.
1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng
1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh





Hình 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng GP Bank-Hải Phòng


1.2.2.Chức năng,nhiệm vụ vủa các tổ chức trong chi nhánh
1.2.2.1.Chức năng,nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh
Giám đốc chi nhánh là người được Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trực tiếp giao trách nhiệm tổ chức,quản lí và điều hành ổn định toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh nhằm thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh định kì và chiến lược phát triển của GP Bank
Với chức năng đó,giám đốc chi nhánh có một số nhiệm vụ chính như sau:
-Tổng hợp,xây dựng và trình hội sở phê duyệt kế hoạch kinh doanh định kì của chi nhánh phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh được giao và điều kiện kinh doanh thực tế (nhân sự,cơ sở khách hàng,môi trường kinh doanh,mạng lưới…) của chi nhánh
-Phân công,phân cấp nhiệm vụ quản lí hoạt động kinh doanh cho các phòng ban trực thuộc bộ máy tổ chức của chi nhánh nhằm khai thác tối đa năng lực hoạt động và khả năng sáng tạo của mọi cán bộ,nhân viên chi nhánh để đạt và vượt mức mọi chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao…
1.2.2.2.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh trong các lĩnh vực:khai thác nguồn vốn,cho vay ngắn,trung và dài hạn;khai thác các loại hình dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán,bảo lãnh đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.Thẩm định hay tái thẩm định các khoản cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc
Một số nhiệm vụ chính của phòng khách hàng doanh nghiệp:
-Xây dựng,trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kinh doanh định kì (tháng,quý,năm) và tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra
-Thực hiện công tác tìm kiếm,thiết lập quan hệ khách hàng để khai thác nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế-xã hội-tài chính và các dịch vụ ngân hàng từ mọi thành phần kinh tế trên thị trường
-Trực tiếp thẩm định các khoản cấp tín dụng bao gồm cho vay ngắn,trung,dài hạn; đầu tư dự án;bảo lãnh;tài trợ xuất nhập khẩu…
-Phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng,các phòng,ban liên quan để thực hiện tốt công tác quản lí khách hàng,kiểm soát các khoản cấp tín dụng. Áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng,hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả
-Phân tích kết quả kinh doanh và cung cấp số liệu báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh cho các phòng,ban liên quan tổng hợp
-Quản lí,theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn,quá hạn,nợ xấu và có khả năng xảy ra rủi ro.Kiến nghị và hoàn thiện hồ sơ trình lên cấp trên biện pháp xử lí nợ quá hạn,nợ xấu…
1.2.2.3.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khánh hàng thể nhân
Phòng khách hàng thể nhân có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh trong các lĩnh vực:cho vay kinh doanh,tiêu dùng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các hộ gia đình,cá nhân.Thẩm định hay tái thẩm định các khoản cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân,hộ gia đình vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc.
Một số nhiệm vụ chính của phòng khách hàng thể nhân:
-Xây dựng,trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kinh doanh định kì (tháng,quý,năm) và tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra
-Tham gia công tác xây dựng quy trình quy chế nghiệp vụ,hoạch định chiến lược kinh doanh và thiết kế sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
-Trực tiếp thẩm định và tái thẩm định các khoản cấp tín dụng bao gồm cho vay tiêu dùng,cho vay kinh doanh đối với các đối tượng là cá nhân hay kinh tế hộ gia đình
-Phân tích kết quả kinh doanh và cung cấp số liệu báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh của phòng cho các phòng ban liên quan tổng hợp
-Quản lí,theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn,quá hạn,nợ xấu và có khả năng xảy ra rủi ro.Kiến nghị và hoàn thiện hồ sơ trình lên cấp trên biện pháp xử lí nợ quá hạn,nợ xấu…
1.2.2.4.Chức năng,nhiệm vụ của phòng kế toán và dịch vụ khách hàng
Với chức năng tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện tại chi nhánh các lĩnh vực:hạch toán kế toán,thống kê,quản lí tài chính,quản lí tiền lương,huy động tiết kiệm,cân đối nguồn vốn,quản lí kho quỹ và cung cấp các dịch vụ tài khoản,thanh toán cho tất cả các đối tượng khách hàng,phòng kế toán và dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ chính như sau:
-Trực tiếp giao dịch với khách hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng:huy động tiền gửi tiết kiệm,giao dịch tài khoản khách hàng,thu chi tiền mặt,thanh toán thẻ,thanh toán không dùng tiền mặt
-Tổ chức quản lí và theo dõi tài sản nội,ngoại bảng tại chi nhánh.Kiểm soát,tính toán lãi tiền gửi của khách hàng,hoa hồng,phí dịch vụ theo quy định hiện hành.Thu đúng,thu đủ các khoản thu nhập của ngân hàng,chi đúng,chi đủ các khoản chi trả cho khách hàng.Tổ chức kiểm kê tài sản định kì, đột xuất
-Tổ chức thực hiện quyết toán năm tài chính của chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của hội sở và pháp luật
-Thực hiện nghiệp vụ quản lí kho quỹ và tiền mặt theo quy định hiện hành,cân đối nhu cầu và điều tiết tiền mặt hàng ngày để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nội bộ
-Thực hiện huy động vốn theo sự phân cấp hay uỷ quyền của hội sở như:huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế,chính trị,xã hội và cá nhân;vay vốn các tổ chức tín dụng khác;phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu,các chứng chỉ có giá và các hình thức huy động vốn khác
-Tổ chức quản lí,lưu trữ chứng từ,sổ sách kế toán theo quy định…
1.2.2.5.Tổ kiểm soát nội bộ
Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ là đơn vị thuộc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc chi nhánh và tổ chức thực hiện tại chi nhánh (kể cả các phòng giao dịch) các lĩnh vực:kiểm tra mọi nghiệp vụ kinh doanh và quản lí tài chính tại chi nhánh nhằm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật,các quy chế quản lí của ngành;các quy định quy trình nghiệp vụ của GP Bank
Các nhiệm vụ chính của tổ kiểm soát nội bộ bao gồm:
-Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành chế độ,chính sách,quy định,quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại chi nhánh
-Giám sát việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, đánh giá mức độ an toàn và kiến nghị các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động tại chi nhánh
-Cùng với phòng khách hàng doanh nghiệp và/hay phòng khách hàng thể nhân xem xét,kiểm tra hồ sơ nợ xấu,nợ quá hạn và hồ sơ xử lí các khoản rủi ro,báo cáo với cấp có thẩm quyền nguyên nhân và biện pháp xử lí nợ xấu,xử lí rủi ro…
1.2.2.6.Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ và tái thẩm định
Phòng hỗ trợ và tái thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công việc tại chi nhánh trong các lĩnh vực:Tái thẩm định các khoản cấp tín dụng,thanh toán quốc tế,hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng,hồ sơ đảm bảo tiền vay,giám sát, đôn đốc việc thực hện các quy định quản lí tín dụng và xử lí,hạch toán các giao dịch trực tiếp với khách hàng có quan hệ cấp tín dụng với ngân hàng từ khi cấp tín dụng đến khi tất toán khoản cấp tín dụng…
1.2.2.7.Chức năng,nhiệm vụ của phòng hành chính tổng hợp
Tổ chức thực hiện các công việc hỗ trợ các phòng,ban chuyên môn nhằm đảm bảo điều kiện vật chất kĩ thuật;quản lí tài sản,văn thư lưu trữ; đảm bảo an ninh,nội quy lao động…nhằm phục vụ công tác quản lí và tổ chức hoạt động kinh doanh tại chi nhánh;tổ chức tuyển dụng, đào tạo và quản lí nhân sự,quản lí tiền lương tại chi nhánh phù hợp với các quy định nội bộ của GP Bank và pháp luật lao động
Phòng hành chính tổng hợp có một số nhiệm vụ chính như sau:
-Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mua sắm,sửa chữa,khai thác,quản lí tài sản cố định,công cụ lao động tại chi nhánh theo quy định và phê duyệt của hội sở
-Tổ chức thực hiện công tác hành chính,quản trị,văn thư lưu trữ của chi nhánh theo quy định của hội sở
-Thực hiện công tác quản lí nhân sự tại chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.Lập kế hoạch, đề xuất việc tuyển dụng nhân sự và tổ chức đào tạo nhân sự mới…
1.2.3.Mối quan hệ giữa các phòng ban
-Các phòng,ban tự chịu trách nhiệm tổ chức,triển khai nhiệm vụ đã được quy định.Những công việc liên quan đến nhiều phòng ban thì nhiệm vụ khởi đầu từ phòng ban nào thì phòng ban đó chủ trì,các phòng ban khác phối hợp triển khai.Trường hợp có vướng mắc trình giám đốc xem xét quyết định
-Đối với những nhiệm vụ đã quy định nhưng chưa có điều kiện triển khai thì mỗi phòng,ban phải phân công người chịu trách nhiệm theo dõi,báo cáo cấp trên
-Các phòng ban có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời hồ sơ,tài liệu ,thông tin cho các phòng ban khác khi có yêu cầu từ trưởng các phòng ban đó hay giám đốc theo quy định chung của ngân hàng
-Các trưởng phòng ban có quyền yêu cầu các phòng ban khác hỗ trợ về nhân sự trong thời gian 01 ngày làm việc để tăng cường giúp nhau hoàn thành công việc đột xuất đặc biệt
MỤC LỤC
Mục Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU GP BANK-HẢI PHÒNG 5
1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG GP BANK-CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 5
1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 5
1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng 7
1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh 7
1.2.2.1.Chức năng,nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh 8
1.2.2.2.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp 8
1.2.2.3.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khánh hàng thể nhân 9
1.2.2.4.Chức năng,nhiệm vụ của phòng kế toán và dịch vụ khách hàng 10
1.2.2.5.Tổ kiểm soát nội bộ 11
1.2.2.6.Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ và tái thẩm định 11
1.2.2.7.Chức năng,nhiệm vụ của phòng hành chính tổng hợp 11
1.2.3.Mối quan hệ giữa các phòng ban 12
1.3.Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng trong những năm gần đây 12
1.3.1.Hoạt động huy động vốn 12
1.3.2.Hoạt động tín dụng 15
1.3.2.1.Cho vay: 15
1.3.2.2.Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 18
1.3.2.3.Bảo lãnh 18
1.3.3.Hoạt động dịch vụ 19
1.3.4.Hoạt động đầu tư 24
1.3.5.Kết quả kinh doanh 24
2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 24
2.1.Căn cứ thẩm định 24
2.1.1.Các hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư và doanh nghiệp xin vay vốn tại GP Bank chi nhánh Hải Phòng. 24
2.1.2.Các căn cứ pháp lí 27
2.1.3.Các tiêu chuẩn,quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế-kĩ thuật cụ thể 27
2.1.4.Các quy ước,thông lệ quốc tế 27
2.1.5.Quy chế cho vay của GP Bank-Hải Phòng 27
2.1.6.Kinh nghiệm thực tế của các cán bộ thẩm định tại GP Bank-Hải Phòng 27
2.2.Quy trình thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 27
2.2.1.Quy trình cho vay 27
2.2.2.Quy trình thẩm định 31
2.3.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 37
3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 39
3.1.Khái quát về ngành đồ gỗ 39
3.1.1Thực trạng phát triển ngành đồ gỗ trong thời gian qua 39
3.1.5.Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành đồ gỗ 44
3.2. Đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ và yêu cầu trong công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 44
3.2.1.Đặc điểm của những dự án ngành đồ gỗ 44
3.2.2.Yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định dự án ngành đồ gỗ 49
3.3.Nội dung thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 52
3.3.1.Thẩm định năng lực của doanh nghiệp xin vay vốn 52
3.3.1.1.Thẩm định năng lực pháp lí 52
3.3.1.2.Thẩm định năng lực tài chính 52
3.3.1.3.Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh 54
3.3.2.Nội dung thẩm định chi tiết dự án ngành đồ gỗ 55
3.3.2.1.Thẩm định sự phù hợp về mặt pháp lí của dự án 55
3.3.2.2.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 56
3.3.2.3.Thẩm định các nội dung về phương diện kĩ thuật 58
3.3.2.4.Thẩm định về phương diện tổ chức,quản lí thực hiện dự án 60
3.3.2.5.Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 61
3.3.2.6. Đánh giá về mức độ rủi ro của dự án 64
3.3.3.Thẩm định TSĐB thực hiện dự án 65
3.3.3.1.Mục đích của bảo đảm tiền vay 65
3.3.3.2.Nội dung thẩm định, định giá tài sản bảo đảm 65
3.3.4.Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn 65
3.4.Phương pháp thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 65
3.4.1.Phương pháp so sánh đối chiếu 65
3.4.2.Phương pháp phân tích độ nhạy 67
3.4.3.Phương pháp dự báo 68
3.4.4.Phương pháp triệt tiêu rủi ro 68
3.5.Ví dụ minh hoạ 70
3.5.1.Thẩm định năng lực của khách hàng vay vốn 71
3.5.1.1.Giới thiệu khách hàng vay vốn 71
3.5.1.2.Thẩm định năng lực pháp lí của khách hàng 72
3.5.1.3.Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 72
3.5.1.4.Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn 77
3.5.1.5.Thẩm định quan hệ của khách hàng với GP Bank-Hải Phòng và các tổ chức tín dụng khác 81
3.5.2.Thẩm định dự án vay vốn 81
3.5.2.1.Giới thiệu về dự án vay vốn 81
3.5.2.2.Thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án 83
3.5.2.3..Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 84
3.5.2.4..Thẩm định về nguồn nguyên vật liệu 85
3.5.2.5.Thẩm định về khía cạnh tổ chức quản lí dự án 86
3.5.2.6..Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 87
3.5.2.7.Thẩm định khả năng trả nợ của dự án 102
3.5.3.Thẩm định về bảo đảm tiền vay 103
3.5.4.Kết luận chung 103
3.6. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 104
3.6.1.Những kết quả đạt được 104
3.6.2.Hạn chế và nguyên nhân 107
CHƯƠNG 2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 112
1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GP BANK-HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 112
1.1. Định hướng phát triển chung 112
1.2.Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 112
1.3. Định hướng của ngân hàng trong công tác thẩm định dự án đầu tư 113
2.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 113
2.1.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung 113
2.1.1.Giải pháp về nội dung thẩm định 113
2.1.2.Giải pháp về phương pháp thẩm định 114
2.1.3.Giải pháp về cán bộ thẩm định 115
2.1.4.Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định 116
2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ nói riêng 117
2.2.1.Giải pháp về quy trình thẩm định 117
2.2.2.Giải pháp về nội dung thẩm định 117
2.2.3.Giải pháp về phương pháp thẩm định 119
2.2.4.Giải pháp về cán bộ thẩm định 121
2.2.4.Một số giải pháp khác 121
2.2.4.1.Giải pháp về công nghệ: 122
2.2.4.2.Giải pháp về thông tin: 122
3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 123
3.1.Kiến nghị tới ngân hàng nhà nước 123
3.2.Kiến nghị tới hội sở chính GP Bank 123
3.3.Kiến nghị tới chủ đầu tư 124
KẾT LUẬN 125
PHỤ LỤC 1.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 126
PHỤ LỤC 2.BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Pham Đồng

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank-Hải phòng





MỤC LỤC

Mục Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC BẢNG 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU GP BANK-HẢI PHÒNG 5

1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG GP BANK-CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 5

1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 5

1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng 7

1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh 7

1.2.2.1.Chức năng,nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh 8

1.2.2.2.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp 8

1.2.2.3.Chức năng,nhiệm vụ của phòng khánh hàng thể nhân 9

1.2.2.4.Chức năng,nhiệm vụ của phòng kế toán và dịch vụ khách hàng 10

1.2.2.5.Tổ kiểm soát nội bộ 11

1.2.2.6.Chức năng và nhiệm vụ của phòng hỗ trợ và tái thẩm định 11

1.2.2.7.Chức năng,nhiệm vụ của phòng hành chính tổng hợp 11

1.2.3.Mối quan hệ giữa các phòng ban 12

1.3.Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng GP Bank-chi nhánh Hải Phòng trong những năm gần đây 12

1.3.1.Hoạt động huy động vốn 12

1.3.2.Hoạt động tín dụng 15

1.3.2.1.Cho vay: 15

1.3.2.2.Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác 18

1.3.2.3.Bảo lãnh 18

1.3.3.Hoạt động dịch vụ 19

1.3.4.Hoạt động đầu tư 24

1.3.5.Kết quả kinh doanh 24

2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 24

2.1.Căn cứ thẩm định 24

2.1.1.Các hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư và doanh nghiệp xin vay vốn tại GP Bank chi nhánh Hải Phòng. 24

2.1.2.Các căn cứ pháp lí 27

2.1.3.Các tiêu chuẩn,quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế-kĩ thuật cụ thể 27

2.1.4.Các quy ước,thông lệ quốc tế 27

2.1.5.Quy chế cho vay của GP Bank-Hải Phòng 27

2.1.6.Kinh nghiệm thực tế của các cán bộ thẩm định tại GP Bank-Hải Phòng 27

2.2.Quy trình thẩm định các dự án vay vốn tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 27

2.2.1.Quy trình cho vay 27

2.2.2.Quy trình thẩm định 31

2.3.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng GP Bank-Hải Phòng 37

3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 39

3.1.Khái quát về ngành đồ gỗ 39

3.1.1Thực trạng phát triển ngành đồ gỗ trong thời gian qua 39

3.1.5.Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngành đồ gỗ 44

3.2. Đặc điểm của các dự án ngành đồ gỗ và yêu cầu trong công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 44

3.2.1.Đặc điểm của những dự án ngành đồ gỗ 44

3.2.2.Yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm định dự án ngành đồ gỗ 49

3.3.Nội dung thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 52

3.3.1.Thẩm định năng lực của doanh nghiệp xin vay vốn 52

3.3.1.1.Thẩm định năng lực pháp lí 52

3.3.1.2.Thẩm định năng lực tài chính 52

3.3.1.3.Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh 54

3.3.2.Nội dung thẩm định chi tiết dự án ngành đồ gỗ 55

3.3.2.1.Thẩm định sự phù hợp về mặt pháp lí của dự án 55

3.3.2.2.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 56

3.3.2.3.Thẩm định các nội dung về phương diện kĩ thuật 58

3.3.2.4.Thẩm định về phương diện tổ chức,quản lí thực hiện dự án 60

3.3.2.5.Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 61

3.3.2.6. Đánh giá về mức độ rủi ro của dự án 64

3.3.3.Thẩm định TSĐB thực hiện dự án 65

3.3.3.1.Mục đích của bảo đảm tiền vay 65

3.3.3.2.Nội dung thẩm định, định giá tài sản bảo đảm 65

3.3.4.Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn 65

3.4.Phương pháp thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 65

3.4.1.Phương pháp so sánh đối chiếu 65

3.4.2.Phương pháp phân tích độ nhạy 67

3.4.3.Phương pháp dự báo 68

3.4.4.Phương pháp triệt tiêu rủi ro 68

3.5.Ví dụ minh hoạ 70

3.5.1.Thẩm định năng lực của khách hàng vay vốn 71

3.5.1.1.Giới thiệu khách hàng vay vốn 71

3.5.1.2.Thẩm định năng lực pháp lí của khách hàng 72

3.5.1.3.Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 72

3.5.1.4.Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn 77

3.5.1.5.Thẩm định quan hệ của khách hàng với GP Bank-Hải Phòng và các tổ chức tín dụng khác 81

3.5.2.Thẩm định dự án vay vốn 81

3.5.2.1.Giới thiệu về dự án vay vốn 81

3.5.2.2.Thẩm định khía cạnh pháp lí của dự án 83

3.5.2.3.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 84

3.5.2.4.Thẩm định về nguồn nguyên vật liệu 85

3.5.2.5.Thẩm định về khía cạnh tổ chức quản lí dự án 86

3.5.2.6.Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 87

3.5.2.7.Thẩm định khả năng trả nợ của dự án 102

3.5.3.Thẩm định về bảo đảm tiền vay 103

3.5.4.Kết luận chung 103

3.6. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ 104

3.6.1.Những kết quả đạt được 104

3.6.2.Hạn chế và nguyên nhân 107

CHƯƠNG 2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN NGÀNH ĐỒ GỖ TẠI NGÂN HÀNG GP BANK-HẢI PHÒNG 112

1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA GP BANK-HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 112

1.1. Định hướng phát triển chung 112

1.2.Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 112

1.3. Định hướng của ngân hàng trong công tác thẩm định dự án đầu tư 113

2.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 113

2.1.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung 113

2.1.1.Giải pháp về nội dung thẩm định 113

2.1.2.Giải pháp về phương pháp thẩm định 114

2.1.3.Giải pháp về cán bộ thẩm định 115

2.1.4.Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định 116

2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành đồ gỗ nói riêng 117

2.2.1.Giải pháp về quy trình thẩm định 117

2.2.2.Giải pháp về nội dung thẩm định 117

2.2.3.Giải pháp về phương pháp thẩm định 119

2.2.4.Giải pháp về cán bộ thẩm định 121

2.2.4.Một số giải pháp khác 121

2.2.4.1.Giải pháp về công nghệ: 122

2.2.4.2.Giải pháp về thông tin: 122

3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 123

3.1.Kiến nghị tới ngân hàng nhà nước 123

3.2.Kiến nghị tới hội sở chính GP Bank 123

3.3.Kiến nghị tới chủ đầu tư 124

KẾT LUẬN 125

PHỤ LỤC 1.BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 126

PHỤ LỤC 2.BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

 

 


/tai-lieu/chuyen-de-thuc-trang-va-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-tham-dinh-cac-du-an-nganh-do-go-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-77546/


Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ên vật liệu phục vụ cho sản xuất đồ gỗ.
-Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung ,tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm đồ gỗ của dự án
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu,tín hiệu thị trường đối với sản phẩm của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm của dự án,nhận định về sự cần thiết và tính hợp lí của dự án trên các phương diện như:Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay;sự hợp lí của quy mô đầu tư,cơ cấu sản phẩm;sự hợp lí về triển khai thực hiện đầu tư (Các giai đoạn đầu tư,công suất thiết kế)
*Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm đồ gỗ của dự án,xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm là thay thế hàng nhập khẩu,xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa,nếu xuất khẩu thì xuất khẩu sang thị trường nào.Việc định hướng thị trường mục tiêu có hợp lí không
Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường,cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án với:
-Thị trường nội địa:
+Hình thức,mẫu mã,chất lượng sản phẩm đồ gỗ của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào,có ưu điểm gì không
+Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,xu hướng tiêu thụ hay không
+Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào,có rẻ hơn không,có phù hợp với xu hướng thu nhập,khả năng tiêu thụ hay không
-Thị trường nước ngoài:
+Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu không
+Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không
+Sản phẩm đồ gỗ cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa,kết quả thế nào
*cách tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Việc thẩm định về cách tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án được xem xét, đánh giá trên các mặt sau đây:
-Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo cách nào,có cần hệ thống phân phối không
-Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được lập hay chưa,có phù hợp với đặc điểm của thị trường không, ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả dự án
-cách bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả của dự án
*Đánh giá,dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ,công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án,cán bộ thẩm định đưa ra các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phâm của dự án khi đi vào hoạt động theo các tiêu chí sau:
-Sản lượng sản xuất,tiêu thụ hàng năm,sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm
-Diễn biến giá bán sản phẩm hàng năm
3.3.2.3.Thẩm định các nội dung về phương diện kĩ thuật
Các nội dung thẩm định về phương diện kĩ thuật bao gồm:
*Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án:
Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kĩ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án:
-Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm bao gồm:nguyên liệu gỗ,các nguyên vật liệu phụ khác
-Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào:một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập,khả năng cung ứng,mức độ tín nhiệm
-Chính sách nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào,nếu dự án sử dụng nguyên liệu nhập khẩu
-Biến động về giá mua,nhập khẩu nguyên liệu đầu vào,biến động tỷ giá
Trên cơ sở đánh giá về các nội dung trên,công tác thẩm định phải kết luận được hai vấn đề cơ bản sau:
-Thứ nhất,dự án có đủ nguồn nguyên vật liệu đầu vào không
-Thứ hai,những thuận lợi và khó khăn đi kèm trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho dự án
*Địa điểm xây dựng:
Địa điểm xây dựng của dự án có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án trên nhiều phương diện như:chất lượng của công trình,nhà xưởng xây dựng tại địa điểm đó;chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra…Do đó,thẩm định về địa điểm xây dựng phải đánh giá được các nội dung sau:
-Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không,có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện ,nước và thị trường tiêu thụ không,có nằm trong quy hoạch không
-Cơ sở vật chất,hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác
*Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Việc thẩm định quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
-Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu,có phù hợp với khả năng tài chính,trình độ quản lí, địa điểm,thị trường tiêu thụ không
-Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường
-Quy cách,mẫu mã,phẩm chất của sản phẩm như thế nào
-Yêu cầu về kĩ thuật,tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không
*Công nghệ,thiết bị
Chất lượng sản phẩm đầu ra có đạt tiêu chuẩn theo thiết kế và đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không phụ thuộc một phần không nhỏ vào dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm đó.
-Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đồ gỗ có tiên tiến,hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới
-Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam không,lí do lựa chọn công nghệ này
-cách chuyển giao công nghệ có hợp lí không,có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ không
-Xem xét, đánh giá về số lượng,công suất,quy cách,chủng loại,danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất sản phẩm đồ gỗ của dự án
-Giá cả và cách thanh toán có hợp lí không,có đáng ngờ không
-Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không
-Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị,các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án không
*Quy mô,giải pháp xây dựng
-Xem xét quy mô xây dựng,giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án không,có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có không
-Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị,có phù hợp với thực tế hay không
*Môi trường,phòng cháy chữa cháy:
Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường,phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ,phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
3.3.2.4.Thẩm định về phương diện tổ chức,quản lí thực hiện dự án
Việc thẩm định phương diện tổ chức quản lí là một nội dung không thể thiếu khi đánh giá về tính khả thi của dự án.Sở dĩ như vậy vì con người là yếu tố quyết định.Một dự án chắc chắn sẽ đạt hiệu quả...
Ad cho mình xin tài liệu này để tham khảo với ạ. Thank ad nhiều ạ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ Y HỌC PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top