Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7. Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CTCP VÀ CP 5
1.1. Khái quát về CTCP 5
1.1.1. Khái niệm CTCP 5
1.1.2. Đặc trưng pháp lý của CTCP. 7
1.2. Cổ phần 11
1.2.1. Khái niệm cổ phần. 11
1.2.2. Vai trò của cổ phần 17
1.2.2.1. Vai trò của CP trong CTCP 17
1.2.2.2. Vai trò của CP trong nền kinh tế thị trường 18
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CP TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP 20
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về CP. 20
2.1.1. Các loại CP theo Luật doanh nghiệp 2005 20
2.1.1.1. CP phổ thông 21
2.1.1.2.CP ưu đãi 23
2.1.2. Chủ thể có quyền mua CP trong CTCP 25
2.1.3. Những hoạt động cơ bản của CTCP liên quan đến CP 28
2.1.3.1. Chào bán CP 28
2.1.3.2.Chuyển nhượng CP 34
2.1.3.3.CTCP mua lại CP của cổ đông 36
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về CP 38
CHƯƠNG 3 45
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ CP VÀ CTCP 45
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về CP trong CTCP 45
3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về CP 53
KẾT LUẬN 54

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Điều 15 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.
Thể chế hóa những quy định này, đã có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được phép thành lập, hoạt động với nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Các công ty mới được thành lập trên thực tế với số lượng đáng kể, trong đó CTCP là một loại hình doanh nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh lựa chọn. Bởi đây là loại hình công ty có nhiều ưu thế như: Khả năng tích tụ tập trung vốn cao và linh hoạt, khả năng luân chuyển vốn tốt, mô hình quản lý tiên tiến……Chính việc phát triển loại hình CTCP đã tạo điều kiện xã hội hóa hoạt động huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần quan trọng vào việc phát triển TTCK nâng cao hoạt động của nền kinh tế.
So với các nước trên thế giới thì CTCP ở Việt Nam ra đời muộn hơn. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới từ Đại hội VI do Đảng Cộng Sản lãnh đạo đã khơi dậy sức mạnh to lớn của dân tộc đem lại những thành tựu có ý nghĩa vô cũng quan trọng, tạo ra những tiền đề đưa đất nước bước sang thời kỳ mới: Thời kỳ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ khi có nền kinh tế thị trường, CTCP ở Việt Nam mới dần dần xuất hiện và được điều chỉnh trong LCT 1990. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CTCP. LDN 1999 cũng có những ghi nhận về CTCP. Kế thừa những thành tựu và khắc phục những hạn chế của hai luật trên, LDN 2005 đã tiến một bước lớn trong việc hoàn chỉnh hơn nữa những quy phạm pháp luật về loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, thì loại hình doanh nghiệp là CTCP ngày càng lớn mạnh và chiếm ưu thế trên thị trường. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật về CTCP và vấn đề CP sao cho đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế, là việc làm cấp thiết hiện nay nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nói về CTCP, có lẽ đây không còn là một đề tài quá mới mẻ đối với giới nghiên cứu luật học. Đã nhiều bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ nói về vấn đề này. Trong đó, có thể kể đến như: “CTCP trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của thạc sỹ Đồng Ngọc Ba, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội; “Quản trị CTCP theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Hà Vĩnh Châm; luận văn tốt nghiệp “Quy chế pháp lý về thành lập CTCP ở Việt Nam” của Chu Thị Phương Thảo; hay bài viết “Cấu trúc vốn của CTCP, các giải pháp nhằm hoàn thiện LDN năm 1999 dưới góc độ cấu trúc vốn” của tác giả Hoàng Thị Giang đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số tháng 7/2005…….
Mỗi bài viết, đề tài nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của CTCP. Tuy nhiên, trong các đề tài đó chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề CP trong CTCP. Nói về CTCP - đó là một loại hình doanh nghiệp quá quen thuộc trong thực tế, nhưng nói đến vấn đề CP trong CTCP - có lẽ không có nhiều người hiểu sâu sắc về nội dung này.
Xuất phát từ mong muốn hiểu rõ hơn về bản chất của CP, nên em đã mạnh dạn chọn nội dung “ Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ vấn đề CP trong CTCP dưới góc độ pháp lý, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CP và CTCP để đảm bảo thực thi có hiệu quả trên thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về CP của CTCP như: Khái niệm CP; các loại CP; vấn đề chào bán, chuyển nhượng, mua lại CP cùng thực tiễn áp dụng pháp luật về CP….
Lý luận về CTCP là một lĩnh vực kiến thức lớn liên quan đến cả vấn đề kinh tế và vấn đề pháp lý. Do đó, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu của mình ở những nội dung sau: Đưa ra những vấn đề lý luận chung nhất về CP và CTCP có sự so sánh ưu, nhược điểm với một vài loại hình doanh nghiệp khác. Sau đó, luận văn tập trung nghiên cứu sâu vấn đề CP trong CTCP. Trên cơ sở đó phát hiện ra được những hạn chế, thiếu sót của pháp luật về CP để có hướng hoàn thiện phù hợp.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để đạt được hiệu quả, luận văn dựa trên các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần vào việc làm sáng tỏ yếu tố CP trong CTCP cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời đánh giá được pháp luật Việt Nam về CP.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong một số trường hợp cụ thể.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành ba chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về CTCP và CP.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về CP trong quá trình thành lập và hoạt động của CTCP.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật về CP và CTCP.


















CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ PHẦN
1.1. Khái quát về CTCP
1.1.1. Khái niệm CTCP
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của CTCP gắn liền với nền kinh tế thị trường. Trong qua trình nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này các nhà nghiên cứu, các luật gia đã đưa ra nhiều cách định nghĩa về CTCP.
Trong cuốn đại từ điển kinh tế thị trường của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có định nghĩa: “CTCP là một loại hình công ty mà toàn bộ vốn chia thành các CP có mức bằng nhau, CP phát hành công khai theo luật pháp bằng hình thức cổ phiếu và tự do chuyển nhượng. Trong công ty hữu hạn CP số cổ đông rất nhiều, tài sản cá nhân tách riêng khỏi tài sản công ty, trách nhiệm đối với các món nợ của công ty hạn chế ở mức bỏ vốn của từng người”. Định nghĩa này nhấn mạnh tính chất, cấu trúc vốn, tính chất đa thành viên và giới hạn chịu trách nhiệm trong CTCP.
Khái niệm CTCP ở Việt Nam được định nghĩa trong rất nhiều tài liệu khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 định nghĩa thì : “CTCP là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là CP. Các thành viên của công ty (cổ đông) có thể sở hữu một hay nhiều CP và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị CP mà họ nắm giữ. Công ty có quyền phát hành CP rộng rãi trong công chúng để huy động vốn” . Định nghĩa này nhấn mạnh đến cấu trúc vốn cũng như chế độ trách nhiệm của thành viên.
LDN 2005 là văn bản hiện hành trực tiếp điều chỉnh về CTCP, đã không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ đưa ra những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản thể

hiện bản chất, để nhận biết loại hình doanh nghiệp này. LDN 2005 định nghĩa như sau:
1. CTCP là doanh nghiệp trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật này.
2. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy CTCP là một loại hình doanh nghiệp đặc trưng cho công ty đối vốn với những đặc điểm riêng điển hình về vốn, về thành viên, về tư cách pháp nhân, chế độ chịu trách nhiệm và về cơ cấu tổ chức bộ máy. Khái niệm CTCP theo LDN 2005 là một khái niệm khá đầy đủ và phản ánh được bản chất của CTCP. Với định nghĩa này nội hàm của khái niệm CTCP được thể hiện một cách rõ ràng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học pháp - việt Sinh viên chia sẻ 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top