Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ iv
Danh mục các bảng v
Mục lục vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 4
1.1.1. Khái niệm về sản xuất hàng hóa 4
1.1.2 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa 5
1.1.3. Sản xuất hàng hóa nông sản 6
1.1.3.1. Khái niệm sản xuất nông sản hàng hóa 6
1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản 7
1.1.3.3. Những đặc trưng của nông sản hàng hóa 7
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CAO SU 11
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY CAO SU 12
1.3.1. Đặc điểm sinh học 12
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su 15
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA 17
1.4.1. Các nhân tố vĩ mô 17
1.4.2. Các nhân tố vi mô 20
1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 21
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới 21
1.5.1.1. Tình hình sản xuất 21
1.5.1.2. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cao su 22
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam 24
1.6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 26
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
2.1.1.1. Vị trí địa lý 29
2.1.1.2. Địa hình 30
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 33
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động 34
2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng 35
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37
2.2.1. Tình hình phát triển diện tích cao su của tỉnh 37
2.2.2. Cơ cấu các loại giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh 39
2.2.3. Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh 40
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 41
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 41
2.3.2. Quy mô, cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra 42
2.3.3. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su 44
2.3.3.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản 44
2.3.3.2. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh 49
2.3.4. Năng suất, sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra 50
2.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 53
2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 54
2.5. TỶ XUẤT HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2008 60
2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ 61
2.6.1. Các nhân tố vĩ mô 61
2.6.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền 61
2.6.1.2. Sự phát triển cơ sở hạ tầng 64
2.6.1.3. Công tác quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với sản xuất cao su 64
2.6.1.4. Nhu cầu thị trường về sản phẩm cao su 65
2.6.1.5 Sự phát triển của hệ thống dịch vụ 66
2.6.1.6 .Tác động của tình hình hội nhập kinh tế quốc tế đến với sản xuất cao su hàng hóa khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 67
2.6.2. Các nhân tố vi mô 70
2.6.2.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến hiệu qủa sản xuất của nông hộ 70
2.6.2.2. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư đến sản xuất cao su hàng hóa 72
2.6.2.3. Đánh giá chung của nông hộ về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su hàng hóa ở các xã điều tra 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA 78
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 78
3.1.1 Những căn cứ định hướng phát triển trong thời gian tới 78
3.1.2 Những định hướng cơ bản nhằm phát triển cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 80
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82
3.2.1. Giải pháp phục vụ cho phát triển sản xuất 83
3.2.1.1. Nhóm giải pháp tổng thể 83
3.2.1.2. Nhóm giải pháp cụ thể 84
3.2.2. Giải pháp về thị trường 87
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
I. KẾT LUẬN 89
II. KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su.
Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia cùng kiệt khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà)... Gần 6.000 hộ gia đình cùng kiệt ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh. Nếu giai đoạn 1993 - 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha... Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD/năm. Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm cùng kiệt ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu... ở huyện Nam Đông và Phong Điền. Nhờ có cây cao su mà một xã như Phong Mỹ cùng kiệt nhất tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây, sau hơn 10 năm gắn bó với cây cao su nay đã vươn lên thành địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất huyện Phong Điền.
Sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, khẳng định vị thế của nông nghiệp hàng hóa, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây.
Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh, tui quyết định chọn đề tài “Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn từ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao su hàng hóa nói riêng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trong thời gian tới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau có tính khách quan, logic và khoa học.
Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cây cao su.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau có liên quan như báo chí, báo cáo, sách, tạp chí...
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 90 hộ sản xuất cao su của 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê: Để tổng hợp các số liệu thống kê sử dụng các phương pháp sau:
+ Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp
+ Phân tổ thống kê
+ Sơ đồ, bảng biểu...
Phương pháp phân tích ANOVA được dùng để kiểm định sự khác nhau về trị trung bình các ý kiến đánh giá của nông hộ điều tra về có hay không có sự khác nhau về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước đối với nông hộ và năng lực của hộ sản xuất đến sản xuất cao su giữa các địa phương với nhau và giữa từng địa phương với mức trung bình của các đơn vị điều tra.
Phương pháp phân tích chuỗi chung nhằm phân tích các khâu trung gian, các đầu mối thu mua và quá trình tạo lại giá trị qua các khâu.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian
Đề tài nghiên cứu tại 3 xã của 3 huyện: Xã Phong Mỹ huyện Phong Điền; xã Hương Bình huyện Hương Trà; xã Hương Hòa huyện Nam Đông. Đây là 3 xã có sản xuất cao su hàng hóa với số lượng lớn, còn ở các xã khác chủ yếu là đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
+ Về thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

liemt112

Member
Re: [Free] Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

ad cho em xin tài liệu này được k ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Bài giảng Công nghệ sản xuất bột ca cao Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm bền cơ và sốc nhiệt cho lò nung siêu cao tần nhiệt độ cao Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0
A Thiết kế phân xưởng sản xuất giấy bao gói chất lượng cao Kiến trúc, xây dựng 2
P Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top