Maralyn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. Giới thiệu chung:
Quản trị tri thức là một khái niệm mới đang có nhiều tranh luận. Có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau tuỳ theo cách nhìn và cách của mỗi cá nhân hay tổ chức. Chúng bao gồm có quản lý, việc học hỏi của cá nhân và tổ chức, giao tiếp, công nghệ và các hệ thông’ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tài sản tri thức,…Không có một định nghĩa hay một cách tiếp cận thống nhất về quản trị tri thức nào cả, nhưng lại có những nội dung có thể bao quát toàn bộ. Quản trị tri thức là một quá trình, một công cụ quản lý hiệu quả nhằm chia sẻ, thu nhân, lưu giữ, lựa chọn, sáng tạo tri thức và cung cấp đúng người, đúng nơi, đúng lúc nhằm nâng cao hiệu quả quyết định, hiệu quả thực thi và khả năng thích ứng của tổ chức.
Nếu nhìn nhận tri thức trong phạm vi của tổ chức, chúng ta thấy bất cứ tổ chức nào cũng đều tồn tại hai dạng tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện, chỉ có điều tổ chức có biết mình đang nắm giữ những tri thức nào? Chúng nằm ở đâu? Ai nắm giữ? Và cách thức sử dụng như thế nào để khai thác một cách hiệu quả tri thức nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh chính của tổ chức để tạo ra giá trị mà thôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần quản lý tri thức?và quản lý tri thức như thế nào?. “Tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn” chắc hẳn là mục tiêu theo đuổi của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh như ngày nay, khi mà khách hàng có vô số sự lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm nhà cung cấp khác chỉ trong khoảnh khắc một cú click chuột.
Đã không ít doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt vầ marketing, tài chính hay kỹ thuật rời bỏ doanh nghiệp. Doanh thu của một công ty đã mất 60% khi một giám đốc khách hàng rời bỏ, phải mất 6 tháng sau với nhiều nỗ lực thì công ty mới tạm ổn. Rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất đi khi các cán bộ kỹ thuật lành nghề ra đi, phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm thông tin về một khách hàng mà ta đã quan hệ từ lâu,…Phải chăng đó chính là nhu cầu cần kiến tạo tri thức và quản lý hiệu quả nguồn tri thức. Trong doanh nghiệp, quản trị tri thức là rất quan trọng, nó góp một phần không nhỏ trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Ba yếu tố cơ bản trong quản lý tri thức cần chú trọng là con người, quá trình và công nghệ, trong đó công nghệ không phải là đối tượng của quản trị tri thức mà chỉ là công cụ cho con người áp dụng vào hoạt động quản trị tri thức. Do là công cụ quản lý, hệ QTTT đòi hỏi phải có công nghệ và nhà tư vấn để khuyến cáo về cách thức thực hiện đối với việc kiểm soát, phân ích và lập lưu đồ đối với tri thức.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn trên toàn cầu như hiện nay, có thể nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn như duy trì sản xuất - kinh doanh, cắt giảm chi phí hay giữ chân người tài…, còn vấn đề quản trị tri thức thì để lại sau. Tuy nhiên, chưa chắc đó là một quyết định khôn ngoan nhất, bởi vì công tác quản trị tri thức có thể hỗ trợ ban lãnh đạo giải quyết những vấn đề nêu trên, thậm chí còn hơn thế nữa. Việc sớm và kiên trì ứng dụng quản lý tri thức vào quản lý và họat động của doanh nghiệp dù dù trong một thời gian ngắn ngủi đã mang lại những kết quả khích lệ. Cuộc khảo sát của Reuters vào năm 2001 chỉ ra rằng 90% các công ty triển khai các giải pháp quản lý tri thức đă có những quyết định tốt hơn, và 81% công ty cho rằng họ nhận thấy sự gia tăng năng suất một cách rõ rệt (Malhotra, 2001).
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn mọi công việc. Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các cuộc chạy đua trong công nghệ làm biến mất yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp nào đó,sẽ dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài. Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép ta xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn đối với công ty, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Công nghệ là một yếu tố không thể thiếu để giúp cho doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả, nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và kiến thức, kinh nghiệm của họ. Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anytime

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quản trị tri thức và vấn đề về công nghệ đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam

Cho mình xin tài liệu này với ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top