daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. Vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích về các hoạt động, vai trò của các thành
viên trong kênh phân phối của sản phẩm kem Tràng Tiền, từ đó đưa ra đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng sẽ
đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm hiện có của hệ thống kênh
phân phối, giúp cho việc mở rộng kênh.
B. Lý do nghiên cứu
I. Cơ sở lý thuyết
Kênh phân phối là một biến số rất quan trọng trong marketing-mix (Sản
phẩm, Giá, Kênh phân phối, Xúc tiến hỗn hợp), có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân
phối đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trên thương
trường.
II. Cơ sở thực tiễn
Từ năm 1958, kem Tràng Tiền đã xuất hiện trên thị trường và giành được sự
yêu mến của không chỉ những người dân Hà Nội mà còn của rất nhiều khách du lịch
trong và ngoài nước. Ban đầu, công ty chỉ kinh doanh tại cơ sở sản xuất chính là 35

Tràng Tiền. Sau này, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các khu vực địa lý
khác,công ty đã mở rộng hệ thống kênh phân phối của mình ra nhiều quận trên địa
bàn Hà Nội, cũng như các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt
là vào khoảng giữa năm 2012, vấn đề hàng giả, hàng nhái kem Tràng Tiền đã trở
nên nhức nhối. Công ty đã có nhiều biện pháp xử lý, thậm chí nhờ đến sự giúp đỡ
của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để vấn đề này, công
ty cần đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa để quản lý hệ thống kênh phân phối của
mình, sao cho hệ thống kênh của mình hoạt động hiệu quả hơn. Nghiên cứu vấn đề
quản trị kênh phân phối của kem Tràng Tiền sẽ giúp cho tác giả áp dụng được
những lý thuyết được học với thực tế, nhận biết được những khó khăn khi thực hiện
hoạt động kinh doanh và tích lũy được những kinh nghiệm hữu ích.
C. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích mô tả hoạt động quản lý hệ thống kênh phân
phối của sản phẩm kem Tràng Tiền. Từ đó đánh giá được công tác quản lý hệ thống
kênh và đưa ra những đề xuất kiến nghị thích hợp. Để đạt được mục đích này, bài
nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu sau:
- Mô tả cấu trúc kênh phân phối cho sản phẩm kem Tràng Tiền.
- Trình bày chi tiết hoạt động của các thành viên kênh thông qua mô tả
các dòng chảy trong hệ thống kênh phân phối.
- Chỉ ra những hạn chế của công tác quản lý và đưa ra các đề xuất kiến
2
nghị.
D. Các câu hỏi nghiên cứu và thông tin cần thu thập
I. Câu hỏi nghiên cứu
- Chiều dài, chiều rộng của kênh phân phối cho sản phẩm kem Tràng
Tiền là như thế nào?
- Có những loại trung gian nào ở mỗi cấp độ của kênh?
- Các dòng chảy trong kênh được vận hành và quản lý cụ thể như thế
nào?
- Còn tồn tại những hạn chế nào trong hoạt động quản lý các dòng

chảy? Có những cách thức nào để khắc phục những hạn chế đó?
II. Thông tin cần thu thập
1. Các thông tin về cấu trúc kênh, bao gồm: chiều dài, chiều rộng và loại
trung gian tham gia ở mỗi cấp độ kênh.
2. Các thông tin cụ thể, chi tiết về các dòng chảy trong kênh và công tác
quản lý các dòng chảy đó. Cụ thể, các thông tin đó bao gồm:
- Hệ thống thông tin trong kênh và việc quản lý dòng chảy thông tin
thông suốt trong kênh.
- Công tác quản lý dòng phân phối vật chất: phương tiện vận tải và lưu
kho được sử dụng, kỹ thuật thông tin được ứng dụng trong hoạt động phân phối vật
chất…
- Dòng xúc tiến: kế hoạch chia sẻ trách nhiệm và chi phí thực hiện hoạt
động xúc tiến giữa các thành viên kênh (chương trình hợp tác xúc tiến, các điều lệ
hợp đồng với thành viên kênh quy định về việc tham gia xúc tiến cho sản phẩm của
doanh nghiệp…)
- Dòng đàm phán: thủ tục, văn bản, giấy tờ cần thiết cho công tác đàm
phán với các trung gian; các tiến bộ công nghệ thông tin được ứng dụng khi quản lý
dòng đàm phán; phạm vi các điều khoản hợp đồng với từng loại trung gian khác
nhau
- Dòng thanh toán: các cách thanh toán được sử dụng; các công
nghệ hiện đại được ứng dụng để thực hiện việc thanh toán trong kênh; các cơ chế sử
dụng để kiểm soát quá trình thực hiện thanh toán; các cơ chế kiểm soát nợ; các bộ
phận phòng ban tham gia vào dòng thanh toán…
- Dòng đặt hàng: quy trình thu thập, tập hợp và giải quyết các đơn
hàng; thời gian cần thiết cho quá trình đặt hàng, chờ đợi và giao hàng; công nghệ
được ứng dụng vào việc quản lý dòng đặt hàng
- Dòng chuyển quyền sở hữu: cách thức sử dụng để quản lý dòng
chuyển quyền sở hữu, tránh sự buôn bán lòng vòng, hàng giả, hàng nhái.
- Dòng tài chính: các chương trình hỗ trợ tài chính cho các thành viên
quy mô nhỏ trong điều kiện kinh tế suy thoái

- Dòng san sẻ rủi ro: trách nhiệm của mỗi thành viên trước những rủi
3
ro; vấn đề mua bảo hiểm cho các thành viên trong kênh
- Dòng thu hồi bao gói: quá trình thu hồi theo thời gian và không gian;
sự kết hợp giữa dòng vận động vật chất và dòng thu hồi bao gói để giảm chi phí vận
tải và lưu kho.
E. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
I. Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu, tác giả sẽ thu thập thông tin từ phòng kinh
doanh, phòng Kế toán và nhân viên tại các cửa hàng của công ty.
II. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu mô tả. Các dữ liệu
thứ cấp thu thập được về hoạt động phân phối của sản phẩm kem Tràng Tiền sẽ
được tiến hành phân tích. Đồng thời, tác giả sẽ kết hợp với những quan sát và thực
nghiệm tích lũy được trong quá trình tham gia vào hoạt động của hệ thống kênh
phân phối. Từ những phân tích trên, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những mô tả về thực
trạng hoạt động quản lý kênh phân phối, tìm ra những hạn chế còn tồn tại của hệ
thống kênh và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra những
đề xuất để khắc phục và hoàn thiện công tác quản lý hệ thống kênh phân phối của
công ty.
III. Phạm vi nghiên cứu
Do những giới hạn về nguồn lực (thời gian, tài chính, nhân lực), bài nghiên
cứu sẽ tập trung đi sâu phân tích vấn đề quản lý hệ thống kênh phân phối cho sản
phẩm kem Tràng Tiền trên địa bàn thành phố Hà Nội.
G. Kết quả nghiên cứu dự kiến và các hạn chế của cuộc nghiên cứu
Dự kiến bài nghiên cứu sẽ đưa ra những mô tả chuyên sâu về vấn đề quản lý
hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm kem Tràng Tiền. Tuy nhiên, do phạm vi
nghiên cứu chỉ tập trung ở địa bàn Hà Nội nên những phân tích có thể chưa phản
ánh chính xác thực tiễn.
H. Kết cấu đề tài

Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối của sản
phẩm kem Tràng Tiền tại Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý hệ thống kênh phân phối
cho sản phẩm kem Tràng Tiền
Kết luận
Phụ lục
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KEM
TRÀNG TIỀN
1.1. Thông tin chung về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần kem Tràng Tiền là Nhà hàng ăn uống 35
Tràng Tiền trực thuộc công ty ăn uống Hồ Gươm. Nhà hàng được thành lập từ năm
1958 trên vị trí của cửa hàng bánh ngọt bôđêga cũ từ thời Pháp thuộc.
Năm 1993: đổi tên thành công ty ăn uống dịch vụ Tràng Tiền.
Năm 2000: cổ phần hóa công ty và đổi tên thành công ty cổ phần Tràng Tiền
theo quyết định số 5604/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân thành phố. Các lĩnh vực
kinh doanh bao gồm khách sạn, ăn uống giải khát và kem. Toàn bộ số cổ phần ban
đầu được bán cho nội bộ người lao động.
Đến tháng 10 năm 2009, tách ra thành công ty cổ phần kem Tràng Tiền.
Trụ sở đăng ký hiện tại của Công ty:
Trụ sở chính
Khu sản xuất
:
:
35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- 35 Tràng Tiền
- 33 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội

- Lô C2D cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Dịch
Vọng Hậu Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 04-38240294
Fax : 04-39360064
Email : @kemtrangtien,vn
Website :
Mã số thuế : 0104156185
Chi nhánh công ty cổ phần kem Tràng Tiền tại Thành phố Hồ Chí Minh:
• Địa chỉ: Lô II – 1B Lê Trọng Tấn, Khu Công Nghiệp Tân Bình,
phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
• Điện thoại: 08.3816067172
• Fax: 08.38160662
Chi nhánh công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà tại Thành phố Vinh:
• Địa chỉ: Số 2, Trường Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
• Điện thoại: 038.8688939
• Mã số thuế: 0104156185-004
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
• Sản xuất và phân phối kem
• Sản xuất và phân phối bánh ngọt, bánh mứt kẹo
• Dịch vụ phục vụ đồ ăn uống
• Dịch vụ khách sạn, tiệc cưới, liên hoan, hội nghị, du lịch lữ hành
• Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa, ô tô
• Thu đổi ngoại tệ, karaoke, tắm hơi, vật lý trị liệu
• Cho thuê nhà làm văn phòng đại diện, phòng làm việc hay phòng
5
trưng bày và giói thiệu sản phẩm
• Đại lý mua, đại lý bán, bán lẻ hàng công nghệ thực phẩm
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần kem Tràng Tiền được thể hiện qua sơ đồ
1.1 dưới đây.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần kem Tràng Tiền
(Nguồn: Tài liệu công ty)
Công ty cổ phần kem Tràng Tiền sau khi được cổ phần hóa từ ngày
01/01/2000 đã hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp 2005 với hơn 95% số cổ phiếu
thuộc về Hội đồng quản trị.
1.1.3.1. Chủ tịch hội đồng quản trị
Trong bộ máy quản lý thì Chủ tịch hội đồng quản trị nắm giữ vai trò và
quyền hạn lớn nhất, là người điều hành chung mọi hoạt động của công ty cổ phần
kem Tràng Tiền. Chủ tịch ký các hạn mức chi tiêu vượt quyền của ban điều hành và
ký bổ nhiệm nhân sự từ phó phòng trở lên. Ký duyệt chỉ tiêu tuyển dụng và thành
lập hội đồng tuyển dụng nhân sự. Tại thời điểm hiện tại, Chủ tịch hội đồng quản trị
của công ty là ông Hà Trọng Nam, người nắm giữ hơn 92% cổ phần của công ty.
1.1.3.2. Phó Giám đốc điều hành
Phó Giám đốc điều hành của công ty hiện tại là ông Lê Kim Thắng, có trách
nhiệm ký tuyển dụng nhân viên, công nhân. Sau khi đã được duyệt chỉ tiêu nhân sự
và được hội đồng tuyển dụng xác nhận (bằng văn bản) là nhân viên đó trúng tuyển.
Phó giám đốc điều hành cũng chịu trách nhiệm về điều hành sản xuất tại 35 Tràng
Tiền và quản lý chất lượng sản phẩm.
1.1.3.3. Phòng kinh doanh
Có thể nói, đối với công ty cổ phần kem Tràng Tiền, đây chính là bộ phận
quan trọng nhất. Phòng kinh doanh là nơi trực tiếp đề xuất các chiến lược sản xuất
kinh doanh, tổ chức các hoạt động marketing, quản lý các đại lý phân phối của công
ty.
6
1.1.3.4. Phòng kế toán
Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thu chi cho công
ty, các nghiệp vụ kế toán,… Tại công ty cổ phần kem Tràng Tiền, phòng kế toán
bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán phụ trách về mảng khách sạn, hai kế toán
phụ trách kem Tràng Tiền, một kế toán tổng hợp và một kế toán vật tư.
1.1.3.5. Phòng tổ chức nhân sự

Phòng tổ chức nhân sự công ty cổ phần kem Tràng Tiền có trách nhiệm về
tiền lương, thưởng cho nhân viên, phổ biến cho các thành viên trong công ty về các
quy chế pháp luật mới.
1.1.3.6. Phòng quản lý sản xuất
Đây là phòng ban có số lượng người lớn nhất trong công ty, chiếm khoảng
90% (hơn 150 người). Phòng quản lý sản xuất gồm một nhân viên quản lý chính,
các nhân viên phụ trách sản xuất kem và nhân viên phụ trách vận chuyển hàng.
1.1.4. Nguồn lực của doanh nghiệp
1.1.4.1. Nguồn lực tài chính
Ngày 01/01/2000, công ty ăn uống dịch vụ Tràng Tiền chính thức được cổ
phẩn hóa theo quyết định số 5604/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân thành phố và
được cấp giấy phép kinh doanh số 058449 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Công ty cũng đổi tên chính thức thành công ty cổ phần kem Tràng Tiền. Ban đầu,
công ty hoạt động với số vốn điều lệ là 3,2 tỷ đồng. Số vốn được hình thành thông
qua việc góp vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu, với 32.000 cổ phần, mỗi cổ phần
là 100 nghìn đồng và đều được cán bộ công nhân công ty mua hết. [Nguồn:
vietbao.vn]
1.1.4.2. Nguồn nhân lực
Ban đầu, khi mới thành lập, công ty cổ phần kem Tràng Tiền có nguồn nhân
lực khoảng 100 người. Từ khi công ty bắt đầu mở thêm các cửa hàng thì đội ngũ
nhân viên ngày càng tăng, đặc biệt là nhân viên bán hàng. Hiện tại số lượng lao
động của công ty là khoảng 165 người, trong đó có 13 người thuộc bộ phận văn
phòng, còn lại là công nhân sản xuất.
1.1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Tòa nhà công ty
Tọa lạc ở địa điểm số 35 Tràng Tiền, với diện tích hơn 1.500m2, tòa nhà
công ty là một vị trí kinh doanh lý tưởng. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố
tạo nên giá trị thương hiệu kem Tràng Tiền. Tuy nhiên, lối kiến trúc của tòa nhà đã
khá cũ và cần được cải tạo. Tầng 1 của tòa nhà được chia thành hai khu: khu sản
xuất và khu bán hàng. Khu bán hàng chi thành các quầy, bao gồm: quầy số 1 bán

kem có bao bì, quầy số 2 bán kem trần, quầy số 3 bán kem tươi, quầy số 4 bán bánh.
Trên tầng 2 của tòa nhà được sử dụng làm khách sạn và văn phòng. Văn phòng gồm
7
có 1 phòng kinh doanh, 1 phòng kế toán và 1 phòng họp hội đồng quản trị. Tòa nhà
được xây dựng từ lâu và chưa được cải tạo, sàn gỗ cũ và diện tích các phòng còn
nhỏ. Theo ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần khách sạn
và dịch vụ Đại Dương (OCH), đơn vị nắm giữ 99,17% cổ phần của kem Tràng
Tiền, từng cung cấp từ hồi năm 2011 thì OCH dự định sẽ xây dựng khu kinh doanh
dịch vụ tại đây. Nếu dự án trên được thực hiện thì tòa nhà công ty sẽ được xây dựng
lại hiện đại hơn rất nhiều – việc xây dựng, tu bổ lại này là rất cần thiết do sự xuống
cấp của tòa nhà.
b. Máy móc nhà xưởng
Hiện tại, công ty đang có hai nhà xưởng tại Hà Nội. Một là ngay tại 35 Tràng
Tiền, chuyên sản xuất kem trần để bán ngay tại các quầy hàng. Hai là xưởng sản
xuất kem có bao bì để đưa tới các cửa hàng đại lý, tại ngõ 72 đường Trần Thái
Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các máy móc tại nhà xưởng luôn được công ty chú ý
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và không ngừng hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng.
c. Kho bãi
Công ty cổ phần kem Tràng Tiền hiện tại đang có bốn kho bảo quản kem
nằm tại ba thành phố lớn trên cả nước: một kho ở trụ sở chính 35 Tràng Tiền, một
kho ở trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội; một kho ở chi nhánh
Vinh và một kho ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích nhà kho tại trụ sở
chính của công ty khoảng hơn 1000m2, các kho còn lại diện tích từ 2000 – 3000m2.
Song trừ hai kho mới xây dựng ở Vinh và thành phố Hồ Chí Minh thì hai kho ở Hà
Nội là những kho hàng đã được sử dụng từ lâu và chưa được tu bổ lại, cơ sở vật
chất tương đối cũ.
d. Cửa hàng bán sản phẩm
Hiện tại công ty đang sở hữu 13 cửa hàng trên thành phố Hà Nội. Đây là
những cửa hàng được công ty thuê mặt bằng và bài trí để bán sản phẩm (chứ không

chỉ có chức năng giới thiệu). Diện tích các cửa hàng lớn nhỏ khác nhau, dao động
trong khoảng từ 40 – 50 m2. Các cửa hàng chủ yếu nằm ở mặt đường ở các con phố
sầm uất như Ngọc Hà, Phạm Ngọc Thạch, Âu Cơ,… Song cách trang trí các cửa
hàng vẫn còn khá đơn giản, nếu nhìn từ bên ngoài vào khá giống các cửa tiệm bán
bánh ngọt bình thường. Nội thất bên trong cũng chưa có những nét đặc sắc để tạo ra
sự khác biệt cho cửa hàng.
8
Hình 1.1.4.3. Một cửa hàng thuộc công ty cổ phần kem Tràng Tiền
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.2.1. Doanh thu
Kem Tràng Tiền là một tên tuổi lớn trong thị trường kem ở Hà Nội nói riêng
và thị trường kem cả nước nói chung. Doanh số bán hàng của công ty hằng năm đều
tăng trên 10%, báo hiệu một mức tăng trưởng ổn định, dài hạn.
Năm 2010 2011 2012
Doanh số
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại ngân hàng nhà nước Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 1
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Ninh - Phú Thọ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top