Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Mục lục


Lời nói đầu 3

Phần I- Lý luận chung về tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 5

I- Những vấn đề cơ bản về tài sản lưu động 5
1. Khái niệm tài sản lưu động 5
2. Phân loại tài sản lưu động 6
3. Vai trò của tài sản lưu động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11

II- ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 11
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 11
2.ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ và Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 13
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ 14
4. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại doanh nghiệp 15

III- Nội dung phân tích, nguồn tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 16
1. Nội dung phân tích 16
2. Nguồn tài liệu dùng trong phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 20
3.Các phương pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 21

Phần II- Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không 24

I- Giới thiệu chung về Công ty Công trình Hàng không 24
1. Quá trình hình thành và phát triển 24
2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 24
3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 26
4. Kết quả hoạt động của Công ty Công trình Hàng không qua 2 năm 1998-1999 29

II- Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ ở Công ty Công trình Hàng không qua 2 năm 1998-1999 31
1. Phân tích tổng hợp tình hình TSLĐ 32
2. Phân tích tình hình tài sản bằng tiền 34
3. Phân tích tình hình các khoản phải thu của công ty 35
4. Phân tích tình hình hàng tồn kho 37

III- Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không 39
1. Phân tích chung hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không qua 2 năm 1998-1999 39
2. Phân tích hiệu quả sử dụng của các loại tài sản lưu động của Công ty Công trình Hàng không trong 2 năm 1998-1999 41
3. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Công trình Hàng không 44

IV- Phân tích nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động 45

Phần III- Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không 49
I- Nhận xét chung về công ty 49
1. Thành tích 49
2. Hạn chế 50
II- Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không 54

Kết luận 59


Lời mở đầu


Trên thương trường, nhà quản trị cần biết mình đang ở vị trí nào? Kinh doanh tốt hay xấu, triển vọng sẽ ra sao, có đứng vững và thắng lợi trong cạnh tranh hay không?

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà cơ chế quản lý kinh doanh đang đổi mới để có thể tồn tại và phát triển, giữ được vị trí cao trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, nghĩa là không những bù đắp chi phí một cách đầy đủ,đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên bằng chính thu nhập từ các hoạt động kinh doanh mà còn làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước,không ngừng tích luỹ,mở rộng quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh? Đây là vấn đề rất quan trọng với những nhà quản lý kinh doanh cả về lý luận và thực tiễn. Để không lâm vào tình trạng thua lỗ đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và làm chủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời để đảm bảo sự tồn tại vững chắc trong cơ chế cạnh tranh, các nhà kinh doanh cần hiểu rõ những điều kiện nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh,từ đó có hướng đầu tư đúng đắn. Để làm được điều đó, công tác phân tích hoạt động kinh tế là không thể thiếu được.

Phân tích hoạt động kinh tế là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp . Muốn kinh doanh có hiệu quả cao thì đòi hỏi việc phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng phải kịp thời chính xác, đầy đủ, đúng đắn giúp cho nhà lãnh đạo có những tài liệu cần thiết làm cơ sở đề ra các quyết định.

Tài sản lưu động là một bộ phận lớn cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp. Số lượng, giá trị tài sản lưu động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.Phân tích hiệu quả sử dụngTSLĐ có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp thấy được thực chất của việc sử dụng tài sản lưu động, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.

Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự khuyến khích, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quang Hùng, em đã mạnh dạn chọn đề tài "Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không" Để minh hoạ cho các chỉ tiêu phân tích, em đã sử dụng số liệu của Công ty Công trình Hàng không.
Kết cấu đề tài được chia thành 3 phần chính:
Phần I - Lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh
nghiệp .
Phần II - Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty
Công trình Hàng không.
Phần III - Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không.
Ngoài ra luận văn còn có các phần: Mở đầu,mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận.

Do đây là vấn đề mới, thời gian thực tập ngắn, khả năng của bản thân lại có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo trong bộ môn, những người có kinh nghiệm cùng toàn thể bạn đọc.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin ghi nhận và gửi lời Thank chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Nguyễn Quang Hùng - người trực tiếp hướng dẫn em, cùng toàn thể các bác, các cô, các chú, các anh chị trong cơ quan thực tập đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành luận văn này.





























Phần I

Lý luận chung về tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp


I - Những vấn đề cơ bản về tài sản lưu động


1. Khái niệm về tài sản lưu động

Quá trình sản xuất kinh doanh luôn cần có ba yếu tố cơ bản là: Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động

Trong đó sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất xã hội. Mọi quá trình vận động phát triển sản xuất kinh doanh đều đòi hỏi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn.

Đối tượng lao động là hết thảy những vật mà con người tác động vào nhằm biến đổi nó phù hợp với mục đích sử dụng. Đối tượng lao động chính là yếu tố vật chất của sản phẩm và được chia thành hai loại:

- Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như: Cây gỗ trong rừng nguyên thuỷ, các loại quặng trong lòng đất, các loại hải sản ... Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác.

- Loại thứ hai đã qua chế biến - nghĩa là đã có sự tác động của lao động, gọi là nguyên vật liệu. Loại này cần được tiếp tục gia công để thành sản phẩm hoàn chỉnh như: Sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy...Loại này chính là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người
Việc tiến hành thi công đảm bảo thiết kế và đúng tiến độ, thoả mãn các yêu cầu kỹ mỹ thuật và chất lượng công trình , hoàn thành hồ sơ quyết toán nhanh gọn chính xác là những nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao kể cả khi cần có sự thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền.

2.3 Thống nhất cơ quan thẩm định đối với các công trình có nguồn vốn ngân sách Nhà Nước

Đối với các công trình có nguồn vốn ngân sách Nhà Nước thì sau khi hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì Công ty Công trình Hàng không còn phải xin và chờ kết quả thẩm định của các cấp có thẩm quyền. Hồ sơ quyết toán sau khi được phê duyệt mới được cấp vốn theo chỉ tiêu kế hoạch của ngân sách Nhà Nước. Thực tế tại Công ty Công trình Hàng không cho thấy doanh thu từ các công trình thi công có nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước chiếm khoảng 90-95% tổng doanh thu hàng năm của công ty. Vì vậy, việc cải tiến cơ chế thanh toán đối với các công trình có vốn ngân sách Nhà Nước nói riêng và các công trình khác cần có sự thẩm định của nhiều cơ quan nói chung cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty Công trình Hàng không.
Cụ thể:

•Thứ nhất, ngay từ trong quá trình ký kết hợp đồng Công ty Công trình Hàng không và chủ đầu tư cần thông nhất cơ quan thẩm định tránh việc sau khi thi công và hoàn thiện hồ sơ quyết toán xong Công ty Công trình Hàng không xin thẩm định tại một cơ quan mà sau đó chủ đầu tư lại yêu cầu thẩm định tại một cơ quan khác.

•Thứ hai, việc thẩm định cũng có thể được tiến hành dưới sự liên kết của nhiều cơ quan thẩm định khác nhau nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này. Cơ chế đó có thể thực hiện theo mô hình sau: Công ty Công trình Hàng không và chủ đầu tư thoả thuận thành lập một hội đồng thẩm định trong đó có các cán bộ của các cơ quan thẩm định khác nhau hoạt động song song nhưng phối hợp với nhau nhằm đưa ra kết luận cuối cùng thống nhất, chính xác.
Ngoài ra, dù việc thẩm định hồ sơ quyết toán có được thực hiện bởi 1 hay nhiều cơ quan thẩm định khác nhau thì cũng tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể tiến hành thẩm định định kỳ hay theo các hạng mục công trình bàn giao, tránh việc chờ đợi kết quả thẩm định sau khi toàn bộ công trình đã được hoàn thiện.

3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ để có thể chủ động nguồn vốn cho thi công

Để đạt được điều này, trước hết công ty cần quan tâm hơn đến công tác Phân tích hoạt động kinh doanh. Phòng Kế toán-Tài chính tiến hành công tác phân tích hoạt động kinh doanh định kỳ cuối mỗi quý căn cứ vào những số liệu trên báo cáo tài chính.

Ngoài ra để dự toán được chính xác nhu cầu thanh toán nguyên vật liệu của các đơn vị thi công, phòng Kế toán-Tài chính phải phối hợp với các phòng ban khác trong công ty với các giám đốc xí nghiệp thành viên. Ngay từ khi nhận được thiết kế công trình, các phòng ban phụ trách về kỹ thuật xây dựng ,về kế hoạch phải căn cứ vào hợp đồng vạch ra tiến độ thi công hợp lý, dự trù trước nhu cầu nguyên vật liệu của từng giai đoạn thi công cho từng công trình. Đây là cơ sở để phòng Kế toán-Tài chính dự trù về nhu cầu TSLĐ trong kỳ, đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và các khoản chi, chủ động lên kế hoạch bù đắp các thiếu hụt. Sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban và giám đốc các xí nghiệp sẽ giúp tài sản, vật tư của Công ty Công trình Hàng không được quản lý chặt chẽ hơn, nghiệp vụ của các bộ phận trong công ty được nâng cao và công ty sẽ vững vàng hơn trong cơ chế thị trường đầy biến động.

Kết luận

Từ những kinh nghiệm thực tế trong nền kinh tế hiện nay việc quản lý và sử dụng TSLĐ trong hoạt động xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực cần được trú trọng quan tâm. Với hoạt động ngày càng được đưa vào quy củ, những yêu cầu đặt ra trong sản xuất xây dựng ngày càng khắt khe hơn buộc các doanh nghiệp xây dựng phải gia tăng hơn nữa năng lực sản xuất song song với việc tiết kiệm hơn nữa tài sản để có thể tồn tại và phát triển được trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top