daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt đƣợc những
thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nƣớc.
Xuất khẩu tăng trƣởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng
và phong phú về mặt hàng. Thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đƣợc mở rộng và
đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trƣởng kinh tế, góp
phần ổn định kinh tế, xã hội nhƣ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói,
giảm nghèo.
Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có rất
nhiều khó khăn, nhƣng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng
18,2% so với năm 2011 và gấp 3,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất
khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc
độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần).
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,3%
so với năm trƣớc đó tƣơng ứng tăng 17,61 tỷ USD. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và
hệ số tốc độ tăng trƣởng đạt cao nhƣ trên cho thấy, xuất khẩu là lối ra, là
động lực tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, xuất khẩu hàng
nông sản đóng góp một phần không nhỏ.
Năm 2015 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 25 mối quan hệ ngoại giao giữa
Liên Minh Châu Âu (EU) và Việt Nam. Quan hệ ngoại giao đã đƣợc thiết lập
vào tháng 10 năm 1990. Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam đã
chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996. Theo số liệu của Tổng cục Hải
Quan cho thấy, EU đã vƣơn lên trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD năm 2012, tăng 22,7% so với cùng
kỳ và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nƣớc. Giá trị nhập
khẩu của Việt Nam từ EU đạt 8,79 tỷ USD, tăng 13,48%. Liên Minh châu Âu
đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trƣờng rộng lớn, có khả
năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam nhƣ giầy dép, dệt may, thủ
công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử,...và đặc biệt là
hàng nông sản.
Trong quá trình công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là
yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ƣu thế sẵn có để trao đổi và
bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế.
Và đối với Việt Nam, việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều cần
thiết để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập
thị trƣờng EU nói riêng.
Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế,
thay đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng,
nƣớc ta phải tìm ra các mặt hàng có lợi thế so sánh cao để đẩy mạnh xuất
khẩu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhất trong quá trình công
nghiệp hoá giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt với một thị trƣờng tiềm năng nhƣng
có sức cạnh tranh lớn nhƣ EU, Việt Nam cần thiết phải đầu tƣ nghiên cứu để
có những chiến lƣợc xuất khẩu phù hợp. Nhận thấy tầm quan trọng đó em
xin phép đƣợc chọn đề tài: “Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của
Việt Nam sang thị trường EU” làm đề tài luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài này là phân tích về mặt thực nghiệm cơ cấu và sự
chuyển biến về lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang khu vực
liên minh Châu Âu (EU).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về lợi thế so sánh. Trên cơ
sở đó, đề tài đƣa ra các phƣơng pháp cơ bản nhằm đo lƣờng và phân tích cơ
cấu lợi thế so sánh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top