quangtrungks7a

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí ở Việt Nam





 
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Phần 1: Hoạt động phát hành báo chí ở Việt Nam - Những vấn đề còn tồn tại 2
1.1 Phát hành - Mảnh đất mầu mỡ của tư nhân 2
1.2 Lượng phân bố thông tin không đồng đều 3
1.3 Phức tạp trong việc quy định chi phí phát hành 4
Phần 2: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí ở Việt Nam. 6
2.1 Quy hoạch lại mạng lưới báo chí 6
2.2 Hướng đến công chúng 6
2.3 Đa dạng hoá các kênh phát hành báo chí 8
2.4 Chấp nhận phát hành trong chính sách cạnh tranh thị trường báo chí. 8
2.5 Kết hợp với những hoạt động kinh tế khác, cũng như xây dựng uy tín, thương hiệu cho tờ báo. 9
KẾT LUẬN 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

PHẦN MỞ ĐẦU
Truyền thông, hiểu theo nghĩa đơn thuần, là quá trình chuyển tải thông điệp tới người tiếp nhận qua một kênh truyền nào đó. Hiệu quả đạt được của quá trình này bao gồm hiệu quả nhận thức, hiệu quả hành động. Kết quả thu được sau khi đọc báo sẽ là những biến đổi nhất định về mặt nhận thức rồi áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Thực tế thì giữa chúng có một khoảng cách rất lớn và cần tới sự nỗ lực của toàn xã hội. Trước hết, để thông tin báo chí có thể phát huy tối đa hiệu quả, góp phần cải tạo cuộc sống thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải thực hiện tốt công tác phát hành báo chí. Do vậy, nâng cao hiệu quả của công tác phát hành báo chí là một việc làm cần thiết.
Trong khuôn khổ tiểu luận, người viết xin được khái quát những vấn đề còn tồn tại của hoạt động phát hành báo chí của Việt Nam, từ đó bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động phát hành.
Tiểu luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, gồm 2 phần nội dung chính:
Phần 1: Hoạt động phát hành báo chí ở Việt Nam - Những vấn đề tồn tại
Phần 2: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát hành báo chí ở Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
Phần 1: Hoạt động phát hành báo chí ở Việt Nam - Những vấn đề còn tồn tại
Sau 17 năm đổi mới, hoạt động phát hành báo chí đã đạt được nhiều thành tựu trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; giúp cho việc thông tin về các sự kiện trong nước và thế giới đến với công chúng một cách nhanh chóng nhất; thúc đẩy việc phổ biến kiến thức, mở mang dân trí, phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trở thành một trong những động lực lớn trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, trong đó nổi lên ba vấn đề lớn như sau:
Phát hành - Mảnh đất mầu mỡ của tư nhân
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, không ít tờ đã dần xa rời tôn chỉ mục đích, chiều theo thị hiếu của một bộ phận độc giả. “Bầu sữa bao cấp” không còn đã buộc một số tờ báo vốn sống dựa hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước phải bằng mọi cách tồn tại. Một số cơ quan báo chí thả lỏng cho tư nhân đầu tư vốn, tổ chức nội dung, in ấn và phát hành trọn gói. Để tăng lượng phát hành nhiều tờ báo cho đăng chuyện vụ án rung rợn hay những chuyện tình cảm lâm ly rẻ tiền. Thực chất cơ quan báo chí chỉ đứng tên trên giấy phép, còn nội dung, hình thức của số báo “bán lại” cho tư nhân làm. Từ đó dẫn đến những sai lệch về tư tưởng nội dung, không kiểm soát được chất lượng nội dung lẫn số lượng phát hành, địa bàn tiêu thụ. Chính lực lượng phát hành báo chí tư nhân là một nhân tố gây ra tình trạng thương mại hoá báo chí. Thương mại hoá báo chí xét từ một khía cạnh cụ thể xuất phát từ việc cạnh tranh thị phần giữa các tờ báo.
Thực tế cho thấy, phần lớn các tờ báo bị thả lỏng là những đơn vị tự hoạch toán hoàn toàn do phần lớn các khoản thu lấy từ số tiền bán báo và quảng cáo. Và họ cũng dễ dàng thoả thuận với tư nhân để giải bài toán tồn tại. Những hạn chế trong nội dung, tổ chức và phát hành làm giảm uy tín của tờ báo, gây tác hại lớn tới hiệu quả thông tin tuyên truyền.
Sự thao túng của tư nhân gây ra những khó khăn cho lực lượng phát hành trong việc tăng giá bán, tăng chiết khấu tuỳ tiện. Hàng năm, tuy lượng báo chí phát hành tăng, nhưng tỷ lệ cước phát hành vẫn ở mức quá thấp, chỉ 4% trong khi tổng chi phí tính chung đóng gói vận chuyển đi các tỉnh, thành lên tới 6%. Dường như một nghịch lý, sản lượng phát hành càng cao, lỗ càng lớn. Số lỗ này lại không thể tính cụ thể cho từng loại hình dịch vụ nên rất khó xác định mức cước vận chuyển hợp lý. Mỗi năm Nhà nước phải bù lỗ cho dịch vụ Bưu chính – phát hành báo chí hàng tỷ đồng trên phạm vi toàn quốc. Điều này gây ra sự bất hợp lý rất lớn giữa mạng lưới phát hành tư nhân và Nhà nước.
Lượng phân bố thông tin không đồng đều
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã mang lại không khí mới cho thị trường báo chí. Nhưng mức độ hoạt động của từng loại vùng lại mang những đặc trưng tuỳ từng trường hợp vào điều kiện chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Ở các thành phố lớn và khu đô thị hoạt động rất sầm uất, có tính cạnh tranh cao, nhưng ở các vùng nông thôn nhất là miền núi, vùng đồng bào dân tộc hoạt động rất yếu ớt. 75% người đọc báo là ở các đô thị, các vùng khác chỉ chiếm 25%.
Mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ việc phát hành báo chí tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và hải đảo song thực tế mức chênh lệch vẫn còn cao. Đến nay, số người cùng kiệt đã giảm (còn khoảng 8%), song con số này chủ yếu tập trung ở nông thôn. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác chi phối đến việc đọc báo của người dân như cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn… khó có thể nâng cao trong thời gian ngắn. Tình trạng phần lớn báo chí đến với những người có tiền ở thành phố, các khu đô thị, trong khi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, hải đảo báo chí còn vắng bóng cũng là tình trạng chung xảy ra tại nhiều quốc gia. Ngay như Trung Quốc - một quốc gia có nền báo chí phát triển, lượng tiêu thụ báo chí của nông dân mới chỉ chiếm 30%.
Sự mất cân đối không chỉ ở số lượng báo chí tập trung nhiều ở thành thị, mà còn bất cập ở cả nội dung thông tin. Trong khi ở thành phố có quá nhiều nội dung thông tin sát thực với cuộc sống, thì ở các vùng nông thôn, miền núi nó lại xa rời thực tế không phù hợp với cuộc sống của họ. Báo chí xa rời thực tiễn nông thôn, với sản xuất của người dân nên việc tăng lượng phát hành về những vùng này càng thêm khó khăn. Báo thừa ở thành thị, nhưng lại thiếu ở nông thôn. Điều đó khiến mức độ hưởng thụ thông tin giữa các vùng đã xa lại càng xa hơn. Đi liền với nó các kênh phát hành báo chí ở khu vực này lại không phong phú và phát triển. Đặc biệt giá cả của báo còn khá cao so với thu nhập của đại đa số các gia đình ở nông thôn, miền núi, nhất là các số phụ san, số Tết, số chuyên đề…
Phức tạp trong việc quy định chi phí phát hành
Ở các thành phố lớn, trung tâm đô thị đông dân cư, trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế khá, giao thông đi lại thuận tiện, có thể mức phí thấp hơn vẫn đảm bảo có lãi. Thế nhưng, đây lại là địa bàn lực lượng phát hành ngoài nghành Bưu điện chiếm lĩnh. Do phải đảm bảo giờ giấc trên mọi tuyến địa bàn, Công ty Phát hành Báo chí Trung ương phải ưu tiên các tuyến tỉnh xa nên khả năng cạnh tranh ở trung tâm kém hơn. Số lãi ở các trung tâm đô thị không bù đắp nổi ở các tỉnh khác nên nghành Bưu điện phải cân đối thu chi bằng cách lấy phần lãi từ các hoạt động viễn thông bù lỗ cho phát hành báo chí. Do vậy, cần điều chỉnh ngay mức phí phát hành bất hợp lý ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top