hoangoclan20337

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những giải pháp marketing nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty rượu nước giải khát thăng long qua hệ thống kênh phân phối

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đều không bán hàng hoá của mình trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà xen vào giữa họ và người tiêu dùng là các trung gian Marketing. Những người trung gian Marketing này thực hiện những chức năng khác nhau để đảm bảo cho hoạt động phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì thế, để một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ban lãnh đạo công ty phải luôn tìm mọi phương hướng quản lý tốt nhất hệ thống kênh phân phối của mình làm sao đảm bảo hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả nhất và luôn đưa được hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng một cách thuận tiện nhất đồng thời cũng thoả mãn nhu cầu lợi ích của các thành viên trong kênh phân phối.
Quyết định về kênh Marketing trở thành một trong những quyết định quan trọng nhất mà Ban lãnh đạo công ty phải thông qua. Các kênh Marketing mà công ty lựa chọn sẽ có ảnh hưởng tới các quyết định Marketing khác và có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế, việc thường xuyên nghiên cứu để nắm rõ tình hình hoạt động của hệ thống kênh phân phối là hết sức cần thiết đối với bất kỳ công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã lựa chọn đề tài: “Những giải pháp marketing nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long qua hệ thống kênh phân phối ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đánh giá được các biện pháp Marketing cần thực hiện để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường của công ty.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Là tổ chức và hoạt động của kênh phân phối tại công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long: tìm ra các mặt mạnh hay các mặt yếu của công ty, các kiểu kênh hoạt động có hiệu quả hay các kiểu kênh hoạt động chưa hiệu quả của công ty...để từ đó đề ra các biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

* Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I : Tổng quan về kênh Marketing
Chương II : Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối của công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long
Chương III : Những đánh giá kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long
Luận văn được hoàn thành còn có những thiếu sót do em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và còn hạn chế về thời gian. Em rất mong được các thầy (cô) chỉ bảo giúp đỡ để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Vũ Hoàng Linh cùng các anh (chị) trong phòng thị trường tại công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long đã giúp đỡ em trong việc thực hiện đề tài luận văn này.







chương I: Tổng quan về kênh Marketing

I. Những vấn đề căn bản về kênh Marketing

Kênh Marketing xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên nó ở các hình thức khác nhau và phát triển từ thấp đến cao. Thời kỳ đầu kênh Marketing đơn giản chỉ là hình thức trao đổi trực tiếp, sau đó nó phát triển dần lên thành phân phối qua một thị trường trung tâm và phát triển hơn nữa là phân phối qua nhiều giai đoạn.
1. Những khái niệm về kênh Marketing
Hiện tại có rất nhiều quan niệm về kênh Marketing và dưới mỗi một góc độ đều có các quan niệm về kênh Marketing khác nhau:
* Dưới góc độ của nhà quản lý vĩ mô
Kênh Marketing là tập hợp các dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cần được tổ chức sao cho có hiệu quả.
* Dưới góc độ của người tiêu dùng
Kênh Marketing là một hình thức làm cho hàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý.
* Nhà kinh tế học Corey nhận xét
Hệ thống phân phối... là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài. Thông thường phải mất nhiều năm mới xây dựng được, và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ như, con người và phương tiện sản xuất, nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ. Nó là một cam kết lớn của công ty đối với rất nhiều các công ty độc lập chuyên về phân phối, và đối với những thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài.
* Dưới góc độ của nhà sản xuất
Kênh Marketing là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường.
Như vậy, có thể thấy kênh Marketing là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nó được quản lý dựa trên các quan hệ, kỹ thuật đàm phán thương lượng thiết lập các mối liên hệ hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối nhà sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh phân phối mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia vào hệ thống kênh. Quản lý kênh bao gồm toàn bộ các công việc về hoạt động thường xuyên của kênh, chiến lược phát triển kênh và quản lý các xung đột mâu thuẫn trong kênh.
2. Vai trò và chức năng của kênh Marketing
2.1. Vai trò của kênh Marketing
Kênh Marketing chính là một công cụ của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, trao đổi hàng hóa làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu đã lựa chọn, khắc phục những ngăn cách về thời gian và không gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa hàng hóa và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
Kênh Marketing thực hiện quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất và kinh doanh nói chung đáp ứng được sự phát triển của các thị trường cũng như sự phong phú đa dạng ngày càng tăng của nhu cầu.
Tổ chức và quản lý hệ thống kênh Marketing đã và đang trở thành những quyết định chiến lược của doanh nghiệp, là một biến số cực kỳ quan trọng và phức tạp của chiến lược Marketing-mix của doanh nghiệp.
Tóm lại, kênh Marketing có các vai trò chính là:
- Điều hoà sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian, thời gian, số lượng.
- Tiết kiệm chi phí giao dịch.
- Nâng cao khả năng chọn lựa hàng hoá cho người tiêu dùng.
- Quyết định về kênh cũng liên quan đến rất nhiều biến số có ảnh hưởng lẫn nhau cần được phối hợp trong chiến lược Marketing-mix tổng thể như các quyết định về sản phẩm. giá, xúc tiến
2.2. Chức năng của kênh Marketing
Kênh Marketing chính là con đường hàng hoá dịch vụ được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh Marketing thực hiện các chức năng sau:
- Tiêu thụ hàng hóa: phân loại vận chuyển, bảo quản, dự trữ hoàn thiện sản phẩm, chia nhỏ sản phẩm,…
- Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho việc trao đổi. Thu thập các thông tin về khách hàng tiềm ẩn, khách hàng hiện có, đối thủ cạnh tranh, các thành viên kênh,…
- Kích thích tiêu thụ.
- Thiết lập các mối quan hệ: tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn.
- Gánh chịu và chia sẻ rủi ro.
- Đảm bảo kinh phí.
- Hỗ trợ tín dụng, tìm kiếm các nhà cung cấp tài chính.
3.3. Chính sách xúc tiến khuyếch trương
3.3.1. Các hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo mà công ty thực hiện là toàn bộ những cách nhằm thông tin với người tiêu dùng và thuyết phục họ mua sản phẩm. Để đảm bảo thông tin một cách có hiệu quả công ty đã tiến hành nhiều đợt xúc tiến hỗn hợp khác nhau.
- Các hình thức quảng cáo:
Do rượu là loại sản phẩm không được Chính phủ cho phép quảng cáo trên truyền hình nên công ty phải có kế hoạch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác có chi phí thấp như báo, tạp chí, panô, áp phích....được truyền tải ở nhiều tỉnh, thành phố. Chính vì thế mà công ty phải xác định rõ ngân sách dành cho quảng cáo để phân bổ vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Công ty nên thực hiện quảng cáo theo các cách:
- Hợp đồng đặt biển quảng cáo ở các thành phố thị xã trên các phương tiện giao thông (yêu cầu biển quảng cáo to, rõ nét và dễ nhận thấy).
- In các bản giới thiệu chi tiết về công ty, các loại sản phẩm (về chất lượng, giá cả, công dụng từng loại sản phẩm) phát cho các nhà phân phối, nhà bán buôn, đại lý, người bán lẻ... hay phát trong các hội chợ.
- Thông qua hiệp hội Rượu bia Việt Nam tiến hành quảng cáo trên phụ trương của hiệp hội cho khách hàng tiêu dùng rượu bia trên toàn quốc.
- Quảng cáo mạnh mẽ về hệ thống kênh phân phối của công ty có mặt tại khắp các khu vực trên toàn quốc.
- Quảng cáo trên các cửa hàng đại lý, yêu cầu các đại lý treo biển quảng cáo (ghi rõ tên cửa hàng, tên công ty, biểu tượng của công ty).
3.3.2. Hoạt động xúc tiến bán
Đối với hoạt động xúc tiến bán, trong những năm qua công ty đã tăng cường các đợt khuyến mại, tham gia đầy đủ các hội chợ đặc biệt hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Xuân vì tại đó công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng nhất. Những đối tượng được khuyến khích tiêu dùng sản phẩm của công ty là người tiêu dùng, người bán lẻ, các cơ quan, hội họp, đám cưới.. Ngoài ra công ty có thể kích thích các thành viên trong kênh đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách hỗ trợ các dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán.
Đó chính là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty, giúp cho công ty có được một hệ thống kênh phân phối hoàn thiện đảm bảo hoạt động tốt công việc tiêu thụ hàng hoá đẩy mạnh vị thế của công ty trên thị trường rượu Vang.



Kết luận

Kể từ khi thành lập tới nay, công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long không ngừng phát triển. Năng lực sản xuất của công ty hiện nay đã đủ lớn đảm bảo đáp ứng sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và để có đủ năng lực này là nhờ một phần vào việc công ty đã không ngừng nâng cao hoàn thiện hệ thống kênh phân phối trở thành một hệ thống phân phối hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh những thành tích đạt được của hệ thống kênh phân phối thì hiện nay hệ thống kênh vẫn còn một số vướng mắc cần công ty giải quyết để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân phối của công ty, bài viết đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân phối tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường cho công ty. Tuy nhiên là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, với sự nỗ lực của bản thân bài viết có thể vẫn còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy (cô) để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin trân thành Thank thầy giáo Thạc sỹ Vũ Hoàng Linh và các anh (chị ) phòng thị trường công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.







Tài liệu tham khảo

1) Quản trị kênh Marketing lý thuyết và thực tiễn
( TS Trương Đình Chiến - NXB Thống Kê - Hà Nội 2001)
2) Marketing căn bản
(NXB Thống Kê)
3) Quản trị Marketing
( Philip Kolter – NXB Thống Kê)
4) Nguyên lý tiếp thị
(Philip Kolter – NXB TP HCM 1994)
5) Tài liệu của công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long.
6) Tạp chí công nghiệp.
7) Thời báo kinh tế Việt Nam.
7) Báo đầu tư.





Muc lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về kênh Marketing 3
I. Những vấn đề căn bản về kênh Marketing 3
1. Những khái niệm về kênh Marketing 3
2. Vai trò và chức năng của kênh Marketing 4
3. Phân loại kênh Marketing 5
II. Cấu trúc kênh 7
1. Định nghĩa cấu trúc kênh 7
2. Kích thước của cấu trúc kênh 8
3. Các kiểu cấu trúc kênh 8
4. Các dòng chảy trong kênh 12
III. Các thành viên kênh 15
1. Phân loại các thành viên kênh 15
2. Đặc điểm của các thành viên kênh 16
IV. Các quyết định chiến lược trong tổ chức và quản lý kênh 20
1. Quyết định thiết kế kênh 21
2. Quyết định tuyển chọn thành viên kênh 24
3. Động viên khuyến khích các thành viên kênh 25
4. Phối hợp các biện pháp Marketing-mix trong kênh phân phối 27
V. Đánh giá sự hoạt động của kênh phân phối 28
VI. Giải quyết các xung đột trong kênh 30
1. Nhận dạng các xung đột trong kênh 30
2. Các biện pháp giải quyết những xung đột trong kênh 31
Chương II: Tổ chức và hoạt động của kênh phân phối của công ty Rượu Nước giải khát Thăng long 33
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long 33
1. Lịch sử phát triển của công ty 33
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 35
3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty 35
4. Cơ cấu tổ chức của công ty 36
5. Năng lực và điều kiện kinh doanh 37
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua 40
II. Đánh giá hoạt động Marketing ở công ty 42
1. Phân tích thị trường hiện tại của công ty 43
2. Tình hình sản phẩm của công ty 43
3. Phân tích tình hình cạnh tranh của công ty 45
4. Thực trạng hoạt động Marketing-mix ở công ty 46
5. Những vấn đề Marketing chiến lược hiện nay 48
III. Tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống kênh của công ty 49
1. Cấu trúc kênh của công ty 49
2. cách lựa chọn thành viên kênh của công ty 56
3. Chương trình động viên khuyến khích đối với các thành viên kênh 61
4. Đánh giá hoạt động kênh phân phối của công ty 62
Chương III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty rượu nước giải khát thăng long 66
I. Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kênh phân phối và xác định mục tiêu đề ra với hoạt động phân phối ở công ty Rượu Nước Giải Khát Thăng Long 66
1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kênh phân phối của công ty 66
2. Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 67
1. Hoàn thiện tổ chức kênh phân phối 68
2. Hoàn thiện việc quản lý kênh phân phối 71
3. Hoàn thiện việc kết hợp các biện pháp Marketing-mix 73
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 79

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top