Download Đề tài Ngân hàng câu hỏi đề thi học phần lý luận văn học I & II (5 Đơn vị học trình)

Download miễn phí Đề tài Ngân hàng câu hỏi đề thi học phần lý luận văn học I & II (5 Đơn vị học trình)





Câu 19: (5 điểm) Phân tích những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực. Minh họa bằng một tác phẩm văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945.
Đáp án:
1- Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực : (3,5 điểm)
1.1- Xây dựng nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo: (1 điểm)
a- Nhân vật trung tâm:
+ Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những con người trong đời sống hiện thực trong xã hội tư sản đương thời. Đó là những con người cá thể xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội (quý tộc, tư sản, tiểu tư sản.). Loại hình nhân vật trung tâm phản diện thường xuyên xuất hiện trong trang viết (nhân vật Saclơ, Grăngđê, lão Gôriô trong tác phẩm của Banzac). Họ là sản phẩm của quan hệ tư sản“Thẳng tay cắt đứt,không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa” (Ăng ghen)
+ Chủ nghĩa hiện thực còn dung nạp loại hình nhân vật đau khổ. Họ là những người lao động nghèo, đời sống bấp bênh, là nạn nhân của xã hội tư sản. Loại hình nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực chiếm tỷ lệ ít bởi hiện thực xã hội quy định.
Vd: Nhân vật chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX (Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình :pieBêdukhôp,Andrây .)
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ết. Con người mang tâm trạng mặc cảm số phận, ám ảnh cái tui cô đơn nhỏ bé. Ví dụ minh họa
1.2- Nhân vật của lãng mạn công dân:là những con người chống đối xã hội tư sản phàm tục, mị dân đã tước đi quyền sống của họ. Nhân vật có tâm hồn cao thượng, theo đuổi lý tưởng hoài bão tích cực cho dù là ảo tưởng. Họ là những con người lấy đạo đức, tình thương, thánh thiện làm phương châm sống và hành động để cảm hóa cái ác. Ví dụ minh họa
2- Điển hình hóa: (1 điểm)
2.1- Dùng cái phi thường độc đáo riêng biệt làm nguyên tắc xây dựng tính cách nhân vật để đối lập cái tầm thường của thực tại. Tính cách nhânvật được phóng đại theo thiên hướng chủ quan của tác giả.Huygo quan niệm:”Bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Ví dụ minh họa
2.2- Tính cách không phải là sản phẩm của hoàn cảnh, không theo logic khách quan, không xuất phát từ nguyên mẫu đời sống mà từ những nguyên lý muôn thuở về đạo đức,là sản phẩm của trí tưởng tượng,là hình ảnh “phân thân”mang tính chủ quan của tác giả. Ví dụ minh họa
3- Đặc trưng thi pháp: (1 điểm)
3.1- Đề cao vai trò của trí tưởng tượng: Do lấy mộng tưởng đối lập với thực tại nên chủ nghĩa lãng mạn tuyệt đối hóa hoạt động hư cấu sáng tạo, chú ý tái tạo nhiều hơn tái hiện, muốn trốn hoàn cảnh thực tại ngột ngạt phải “Trú ẩn nơi vương quốc tưởng tượng” Huygo tâm niệm: “Nghệ sĩ du hành đến các vì sao đành xin lỗi không phục tùng huyện đường được”. Ví dụ minh họa
3.2- Coi trọng tình cảm trữ tình trong sáng tác: Chủ nghĩa lãng mạn khai thác triệt để cái tui trữ tình với những vui buồn, yêu thương căm giận, ước mơ hy vọng. Tiếng nói tình yêu dồi dào với nhiều biểu hiện phong phú, thời kỳ này thơ ca trữ tình nở rộ. Ví dụ minh họa
3.3-Văn phong: Lời văn Phóng túng, linh hoạt uyển chuyển giàu chất thơ,nhạc,hoạ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ đầy sáng tạo. Ví dụ minh họa
4- Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong Văn học VN: (1 điểm)
Văn học Việt Nam không có đủ đặc điểm của chủ nghĩa làng mạn châu Âu mà chỉ có ảnh hưởng bởi lẽ:
+ Về lịch sử: Không có cuộc cách mạng tư sản, không hình thành tiền đề triết học xã hội không tưởng.
+ Không đầy đủ những đặc điểm bản chất của chủ nghĩa lãng mạn: Nhân vật trung tâm, điển hình hóa, thi pháp
(Ví dụ minh họa)
Câu 19: (5 điểm) Phân tích những đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực. Minh họa bằng một tác phẩm văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945.
Đáp án:
1- Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực : (3,5 điểm)
1.1- Xây dựng nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo: (1 điểm)
a- Nhân vật trung tâm:
+ Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những con người trong đời sống hiện thực trong xã hội tư sản đương thời. Đó là những con người cá thể xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội (quý tộc, tư sản, tiểu tư sản..). Loại hình nhân vật trung tâm phản diện thường xuyên xuất hiện trong trang viết (nhân vật Saclơ, Grăngđê, lão Gôriô… trong tác phẩm của Banzac). Họ là sản phẩm của quan hệ tư sản“Thẳng tay cắt đứt,không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa” (Ăng ghen)
+ Chủ nghĩa hiện thực còn dung nạp loại hình nhân vật đau khổ. Họ là những người lao động nghèo, đời sống bấp bênh, là nạn nhân của xã hội tư sản. Loại hình nhân vật lý tưởng trong văn học hiện thực chiếm tỷ lệ ít bởi hiện thực xã hội quy định.
Vd: Nhân vật chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX (Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình :pieBêdukhôp,Andrây….)
b- Cảm hứng chủ đạo:
Nhân vật trung tâm phản diện quyết định cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực là thái độ phê phán phủ định trật tự xã hội tư sản hiện tồn. Chính vì thế chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX được mệnh danh là chủ nghĩa hiện thực phê phán (Khác với chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng).
1.2-Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình: (1,5 điểm)
a- Tính chung và tính riêng của điển hình:
Điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực luôn chú ý sự thống nhất giữa tính chung(Khái quát hóa) và tính riêng (Cá thể hóa). Nét khái quát hoá ở chỗ tính cách tiêu biểu cho điển hình xã hội, thay mặt cho lực lượng giai cấp nhất định trong xã hội. Cá thể hóa ở chỗ mỗi tính cách đều mang diện mạo riêng biệt, có số phận, đời sống tâm lý riêng biệt. Chính điều này làm cho nhân vật sinh động gần gũi với đời sống. (Ví dụ minh họa)
b- Mối liên hệ giữa hoàn cảnh và tính cách:
+Với nguyên tắc lịch sử-cụ thể, quan niệm con người xã hội, chủ nghĩa hiện thực xây dựng những hoàn cảnh điển hình. Đó là hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện vào tác phẩm, biểu thị bản chất tình thế xã hội cụ thể.
+ Ở chủ nghĩa hiện thực mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách là quan hệ một chiều, nhân vật lệ thuộc nô lệ bởi hoàn cảnh.
(Ví dụ minh họa)
c- Tính cách điển hình với thếù giới chủ quan của nhà văn - Vấn đề “Nhân vật nổi loạn”:
+ Vì tính cách nhân vật là hệ quả trực tiếp của hoàn cảnh nên chủ nghĩa hiện thực đặt ra vấn đề”Logic nội tại của tính cách”(Hay sự phát triển tự thân của tính cách). Khi xây dựng nhân vật nhà văn phải tuân thủ theo logic khách quan của tính cách mặc dù vẫn chịu sự chi phối của chủ quan nhà văn.
+ Chủ nghĩa hiện thực không cho phép nhà văn giải quyết số phận nhân vật theo thiên kiến chủ quan của mình mà phải tuân thủ theo logic khách quan của bản thân nội tại hình tượng. Do vậy “Nhân vật nổi loạn” là hiện tượng phổ biến trong quá trình sáng tác. Nhân vật kết thúc số phận khác với dự đồ sáng tạo ban đầu của tác giả.
(Ví dụ minh họa)
1.3-Đặc trưng thi pháp: (1 điểm)
a- Sự chân thực của chi tiết: Chủ nghĩa hiện thực chú ý khai thác các chi tiết chân thực trong cuộc sống nhằm tái hiện lại tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.Chi tiết có tác dụng “Thực cảm”khiến cho người đọc quên đi rằng mình đang đọc tác phẩm mà như đang được tiếp xúc với chính cảnh đời thực.”Nghệ thuật của người viết tiểu thuyết là tính chân thật của chi tiết”(Banzac). Chủ nghĩa hiện thực thế kiểu sáng tác tái tạo bằng tái hiện, đề cao lối tự truyện.
b- Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội: Do chủ nghĩa hiện thực phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực,đa dạng cụ thể nên tiểu thuyết là thể loại phù hợp nhất.Các nhà tiểu thuyết lỗi lạc đều xuất hiện ở trào lưu này( Banzac,L.Tônstoi, Đicken,Tsêkhôp..). Sự thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực gắn liền với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết.
(Ví dụ minh họa)
Câu 20*: (5 điểm) So sánh chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trên các bình diện sau: Nhân vật trung tâm, điển hình hóa và đặc trưng thi pháp.
Đáp án:
Sinh viên có thể trình bày bằng bảng so sánh :
Bình diện
So sánh
Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa hiện thực
NHÂN
VẬT
TRUNG
TÂM
(1,5 điểm)
1- Nhân vật trung tâm là những “con người nổi loạn” bất hòa phản ứng thực tại xã hội....
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top