ngo_son

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

điều kiện thuận lợi cho khách sử dụng điện thoại và làm cho nhân viên tập trung với công việc của mình.
- Khách sạn nên tạo điều kiện cho các nhân viên đi học nâng cao trình độ. Trang phục của nhân viên phải đồng bộ trong từng bộ phận, kiểu cách lịch sự và mang nét riêng của Khách sạn và nhân viên không được mặc trang phục của Khách sạn đi ra ngoài khi hết giờ làm việc.
- Ban lãnh đạo của Khách sạn cũng như phụ trách các bộ phận phải luôn nhắc nhở nhân viên của mình trong phong cách phục vụ. Nhân viên phải thật tâm lý với khách, cố gắng nắm bắt thói quen của từng khách, từng dân tộc để nhanh chóng hiểu rõ ý muốn của khách.
3.2.2.2. Tiến hành phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh có ý ‎nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của Khách sạn vì nó giúp cho Khách sạn có những chính sách đúng đắn, hợp lý nâng cao hiệu quả cao trong kinh doanh và tăng lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động kinh doanh của khách sạn luôn chịu ảnh hưởng của những biến đổi theo quy luật khách quan trên thị trường. Thông qua các chỉ tiêu cơ bản như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận … có thể đánh giá được thực trạng tình hình kinh doanh của khách sạn, nắm bắt những cơ hội và rủi ro, những điểm mạnh và điểm yếu để qua đó tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Khách sạn Phương Nam nên tiến hành thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh một cách đều đặn nhằm tìm ra những căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Công việc này nên giao cho bộ phận kế toán thực hiện và cứ 3 tháng 1 lần phải tiến hành phân tích công tác đánh giá hoạt động kinh doanh, viết báo cáo trình lên Giám đốc vào cuối quý để giúp Giám đốc Khách sạn hiểu rõ tình hình khách sạn và có căn cứ khoa học để đưa ra những quyết sách.
3.2.2.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch, một ngành công nghiệp không khói, đem lại nhiều lợi nhuận phát triển, Nhà nước cần có một số chính sách và chiến lược, cụ thể như sau:
- Cải tạo, nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm tăng cường và phát triển tài nguyên du lịch của nước ta. Cải tạo cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông.
- Thống nhất quản lý các tài nguyên du lịch trong cả nước để tránh tình trạng vì quyền lợi địa phương có điểm du lịch mà mất đi lượng khách do bị gây phiền hà, quấy nhiễu không cần thiết.
- Đơn giản thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú, tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái cho khách, thu hút khách du lịch nước ngoài.
- Có chính sách thuế ưu đãi, đặc biệt đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
- Có chính sách ưu tiên vay vốn và lãi suất hợp lý đối với những doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, tăng thu ngân sách.








Chương I: 1
Cơ sở lý luận về lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 1
1.1. lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Vai trò và phân loại lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 2
1.1.2.1. Vai trò 2
1.1.2.2. Phân loại lợi nhuận theo nghiệp vụ kinh doanh 2
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 3
1.2. sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn & biện pháp nâng cao lợi nhuận 6
1.2.1. Sự cần thiết 6
1.2.2. Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn 7
chương II: 9
Khảo sát tình hình lợi nhuận của khách sạn Phương Nam 9
2.1. Vài nét giới thiệu về Khách sạn Phương Nam: 9
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Phương Nam: 9
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 9
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy khách sạn: 9
2.1.2.2. Bộ máy quản lý : 10
2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 11
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn 12
2.1.4. Môi trường kinh doanh của khách sạn và cơ sở vật chất kĩ thuật kinh doanh của khách sạn 12
2.1.4.1. Môi trường hoạt động của Khách sạn: 12
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn: 13
2.2. Tình hình kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của khách sạn Phương Nam 13
2.2.1.Tình hình và kết quả kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 13
2.2.1.1. Doanh thu của Khách sạn Phương Nam: 14
2.2.1.2. Vốn, chi phí và thuế: 15
2.2.1.3. Tiền lương bình quân: 16
2.2.2. Phân tích và đánh giá lợi nhuận kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 17
2.2.2.1. Lợi nhuận chung của Khách sạn 18
2.2.2.2. Lợi nhuận các nghiệp vụ kinh doanh 19
2.2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Phương Nam. 20
2.2.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu 20
2.2.3.2. Cơ hội & mối nguy cơ 21
Chương III: 23
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Khách sạn Phương Nam 23
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 23
3.1.1. Căn cứ vào phương hướng hoạt động của Khách sạn Phương Nam 23
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của Khách sạn Phương Nam 24
3.1.2.1. Thuận lợi 24
3.1.2.2. Khó khăn 25
3.2. Một số giải pháp & kiến nghị 26
3.2.1. Các giải pháp 26
3.2.1.1. Mở rộng thị trường 26
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ. 26
3.2.1. 3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Khách sạn 27
3.2.1.4. Phát triển nguồn lực con người 28
3.2.1.5. Giải pháp về vốn: 28
3.2.2. Các kiến nghị 28
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ: 28
3.2.2.2. Tiến hành phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh: 30
3.2.2.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 30


Chương I:
Cơ sở lý luận về lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn
1.1. lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào và nó có vai trò và nhiệm vụ là tự mình vận động phát triển, đi lên theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Doanh nghiệp phải tự trang trải và hoạt động độc lập, đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Theo điều kiện đó, doanh nghiệp có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kế hoạch cũng như tổ chức quản lý kinh doanh, về tài chính, giá cả và phân phối thu nhập, các quan hệ mua bán và hợp tác liên doanh hay sự tuyển dụng lao động và sự quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
Để đảm bảo được sự tồn tại của doanh nghiệp và đáp ứng được với nhu cầu của nền kinh tế thị trường các hoạt động của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ phải được thực hiện đồng nhất. Đồng thời mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, không ngừng phát triển mới có điều kiện tái sản xuất, mở rộng kinh doanh, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện lương cho công nhân viên và làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
Trong nền kinh tế hiện nay, lợi nhuận đã được nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Mọi doanh nghiệp đều đặt lợi nhuận lên vị trí hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển của mình. Hơn nữa, nền kinh tế hàng hoá phong phú và đa dạng mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng tỷ lệ với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng trên thị trường. Trong cơ chế mới các doanh nghiệp tự do cạnh tranh phát triển. Nhiệm vụ đặt ra cho họ là cần thực hiện tốt công tác tiếp thị, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đổi mới cải tiến hoạt động kinh doanh thoả mãn nhu cầu chung và không ngừng nâng cao của khách hàng cộng thêm giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận.
Trong kinh doanh khách sạn lợi nhuận cũng giữ vai trò quan trọng. Nhằm thu được nhiều lợi nhuận, các doanh nghiệp không ngừng nỗ nực nghiên cứu những phương án kinh doanh, sản xuất cũng như cải tiến tổ chức quản lý, cách dịch vụ và thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm …
Lợi nhuận của khách sạn là số chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí bỏ ra trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác đó là số tiền doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp các chi phí bỏ ra và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
1.1.2. Vai trò và phân loại lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn
1.1.2.1. Vai trò
Lợi nhuận đóng vai trò là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của một khách sạn, là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của khách sạn. Nó cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng lãnh đạo và điều hành của bộ máy quản lý của khách sạn.
Đối với khách sạn, lợi nhuận giữ một vai trò quan trọng vì là nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đóng góp bổ xung cho ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Không những thế, kinh doanh có lợi nhuận hay không, lợi nhuận cao hay thấp là thước đo trình độ quản lí tổ chức kinh doanh của mỗi khách sạn. Lợi nhuận là động lực thúc đẩy kinh doanh của khách sạn, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân khách sạn mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Chính vì vậy đảm bảo lợi nhuận và tăng lợi nhuận là nhiệm vụ cần thiết và thường xuyên đối với mỗi khách sạn.
1.1.2.2. Phân loại lợi nhuận theo nghiệp vụ kinh doanh
* Lợi nhuận thu được từ kinh doanh lưu trú
Lợi nhuận thu được từ doanh thu lưu trú được tính bằng doanh thu từ nghiệp vụ kinh doanh lưu trú – chi phí phục vụ nghiệp vụ kinh doanh lưu trú – thuế VAT. Đây thường là nguồn thu chủ yếu trong kinh doanh khách sạn.
* Lợi nhuận thu được từ kinh doanh ăn uống
Được tính bằng Doanh thu từ nghiệp vụ kinh doanh ăn uống – chi phí phục vụ nghiệp vụ kinh doanh ăn uống – thuế VAT
* Lợi nhuận thu được từ kinh doanh các bộ phận bổ sung
Được tính bằng Doanh thu từ các nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung – thuế giá trị gia tăng của từng loại nghiệp vụ. Các dịch vụ bổ sung như vận tải, giải trí thư giãn …
1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp nhất nó nói lên kết quả của kinh doanh. Có thể nói mọi hoạt động diễn ra trong quá trình kinh doanh đều ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do vậy nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan:
a. Nhân tố chủ quan
* Khối lượng dịch vụ:
Khối lượng sản phẩm dịch vụ là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi nếu tăng khối lượng dịch vụ sẽ làm cho lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận. Ngoài ra tăng khối lượng dịch vụ chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của khách sạn đã được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top