ducvinh_tbvn

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty CEMACO





MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I Một số lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu. 3
I. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 3
1 Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu. 3
2 Vai trò của việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. 4
3 Các công cụ quản lý nhập khẩu 5
4 Các hình thức nhập khẩu thông dụng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay 8
II. Nội dung hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp XNK hiện nay 13
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng nhập khẩu 13
2.Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 18
3. Tổ chức hợp đồng nhập khẩu 28
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu 34
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu 34
1. Nhân tố vĩ mô 35
2. Nhân tố vi mô 38
Chương II Thực trạng nhập khẩu ở công ty CEMACO trong những năm qua 41
I. Khái quát về công ty CEMACO 41
1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty 41
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 42
3. Cơ cấu tổ chức của công ty 45
4. Đặc điểm kinh doanh của công ty 50
II Phân tích thực trạng nhập khẩu của công ty Thương mại và Dịch vụ – Bộ thương mại 57
1. Phân tích tình hình nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng 57
2. Phân tích tình hình thị trường nhập khẩu 6
III. Những nhận xét chung về tình hình nhập khẩu của công ty CEMACO trong thời gian qua 63
1. Những ưu điểm 63
2. Những tồn tại 64
Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty CEMACO 65
I. Định hướng cho hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới 65
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty CEMACO 66
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 68
2. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhập khẩu 69
3. Củng cố, phát triển vốn và sử dụng vốn hợp lý 71
4. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên 72
5. Hoàn thiện công tác nghiệp vụ nhập khẩu 73
6. Mở rộng hoạt động liên doanh liên kêt 74
III Kiến nghị đối với Nhà Nước nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu 74
1.Hoàn thiệnvề chính sách thuế nhập khẩu 75
2. Cải cách và hoàn thiện thủ tục hải quan 75
3. Ổn định tỷ giá hối đoái 75
Kết luận 76
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à cách tín dụng chứng từ.
Để tiến hành thanh toán việc đầu tiên bên nhập khẩu phải làm là phải mở L/C. Thời gian mở L/C nếu hợp đồng không qui định gì thì phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 15 - 20 ngày trước khi đến thời hạn giao hàng.
Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng Thông báo
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
6
5
2
8
7
1
3
5
6
4
Người nhập khẩu viết đơn xin mở L/C và gửi đến Ngân hàng yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu.
Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một bức thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình để thông báo và chuyển L/C cho người xuất khẩu.
Nhận được thông báo, Ngân hàng thông báo sẽ báo ngay cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung cuả thông báo về mở L/C và ngay sau khi nhận được L/C phải chuyển đến cho người xuất khẩu.
Người xuất khẩu tiến hành giao hàng nếu chấp nhận L/C còn nếu không thì yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Sau khi giao hàng cho người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và thông qua ngân hàng thông báo xuất trình cho ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán.
Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho người xuất khẩu còn nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lại bộ chứng từ.
Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
Người nhập khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho Ngân hàng, nếu không phù hợp thì sẽ từ chối trả tiền.
4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu .
Sau khi nghiên cứu tình hình thị trường trong và ngoài nước, tiến hành chọn hình thức nhập khẩu, giao dịch, đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá doanh nghiệp cần tìm ra những ưu nhược điểm của mình trong việc thực hiện các quy trình đó. Đối với những ưu điểm thì phải phát huy tối đa còn đối với nhược điểm thì phải hạn chế bằng cách đưa ra các giải pháp để nhằm khắc phục nhược điểm đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả cao nhất.
III-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanh thấy được những gì mà họ phải đối mặt trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế cũng như những thuận lợi và khó khăn. Từ đó biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp và cũng nhờ vậy để tìm ra những biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu kém để hoàn thiện hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Dưới đây em xin đề cập một số nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay.
1. Nhân tố vĩ mô
1.1- ảnh hưởng của các chế độ chính sách quốc gia và quốc tế
Khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp đều phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện chế độ chính sách của quốc gia mình và của quốc tế vì nhân tố này thể hiện ý chí quyền lực của giai cấp lãnh đạo ở mỗi nước. Sự thống nhất chung đó của quốc tế bảo vệ các lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội cũng như lợi ích của các quốc gia trên thị trường quốc tế. Hoạt động nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá từ nước ngoài cho nên nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ, luật pháp của mỗi quốc gia đó. Đồng thời, nó phải tuân theo những quy định, luật pháp quốc tế chung. Luật pháp quốc tế bắt buộc các nước vì lợi ích chung của đất nước nên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghiã vụ của mình khi tham gia vào thương mại quốc tế.
1.2.Yếu tố văn hoá chính trị
Toàn cầu hoá, quốc tế hoá đang là xu thế nổi bật của thời đại, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Điều đó càng chứng tỏ rằng yếu tố văn hoá chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao không chỉ về mặt chính trị văn hoá mà còn cả về lĩnh vực buôn bán với các nước trên thế giới. Chẳng hạn như mối quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ sẽ dẫn tới việc ký kết các hiệp định, hiệp ước.. .về quan hệ thương mại và hợp tác quốc tế. Một quốc gia mà có nền chính trị bất ổn thì một điều chắc chắn rằng các nước khác sẽ muốn quan hệ buôn bán vì các chính sách của nước đó luôn luôn thay đổi, không thống nhất sẽ gây ra nhiều rủi ro trong quan hệ buôn bán.
Hiện nay nước ta đã mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt nam đã trở thành viên của khối liên minh kinh tế ASEAN và mở rộng quan hệ buôn bán với EU, ngày 3/2/1994 tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, đó là một thuận lợi lớn cho Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị thường Mỹ. Tất cả những điều này là điều kiện thúc đẩy kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian tới.
Môi trường văn hoá ở đây cũng sẽ tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu cuả mỗi quốc gia. Văn hoá thể hiện ở sở thích, nhu cầu, thị hiếu của mỗi dân tộc. Mỗi một quốc gia khác nhau có nền văn hoá khác nhau, có những loại hàng hoá sản phẩm mà quốc gia này sử dụng được, quốc gia khác lại không dùng nó, có những loại hàng hoá được ưa thích ở nước này nhưng lại không được ưa thích ở quốc gia khác. Đó là do sự khác biệt về văn hoá của mỗi quốc gia. Sự khác biệt này là rào cản sự giao tiếp và trao đổi giữa các quốc gia. Vì vậy sự hiểu biết về văn hoá trong kinh doanh thương mại quốc tế là hết sức quan trọng và cần thiết.
1.3 ảnh hưởng sự biến động thị trường trong và ngoài nước
Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Do vậy có thể nói nhập khẩu như chiếc cầu nối giữa hai thị trường là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nhập khẩu tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại của hai thị trường. Các nhà nhập khẩu sẽ có các quyết định về việc nhập khẩu mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng, giá cả như thế nào là phù hợp, trên cơ sở đó phải lựa chọn nhập khẩu từ thị trường nào là tối ưu, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp mình. Ví dụ như nhu cầu về mặt hàng nhập khẩu nào đó ở thị trường trong nước giảm thì làm giảm ngay lượng hàng nhập khẩu đó. Trong điều kiện mở cửa ngày càng rộng, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự biến động của thị trường nước ngoài ngày càng tác động mạnh mẽ tới thị trường trong nước. Cũng như vậy thị trường ngoài nước quyết định tới sự thoả mãn các nhu cầu ở thị trường trong nước, sự biến động của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng hoá hàng hoá và dịch vụ được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động vào thị trường trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top