Leonardo

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Lời Mở Đầu
Ngày nay các thông tin kế toán có vai trò ngày càng quan trọng. Những nhà đầu tư, những nhà quản lý, nhà kinh tế, chủ ngân hàng và những người quản lý nhà nước đều phải dựa vào các thông tin kế toán để đưa ra các quyết định định hướng hoạt động kinh doanh cũng như nền kinh tế. Chính vì vậy có rất nhiều công trình, các đề tài nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực kế toán nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán doanh nghiệp hiện nay.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sự phát triển của nước ta. Nó mở ra trước mắt doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức và khó khăn. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh càng không được thì mức độ rủi ro càng cao. Trong kinh doanh, rủi ro do nhiều nguyên nhân khách quan như thất thu các khoản nợ phải thu rất có thể xảy ra, gây ra nhiều thiệt hại tài chính cho các doanh nghiệp. Hiểu được điều này, các doanh nghiệp cần lập dự phòng, tiến hành hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thực hiện với các khách hàng nghi ngờ về khả năng có thể trả nợ theo đúng quy định hiện hành để có thể hạn chế bớt thiệt hại và chủ động hơn về tài chính.
Vì vậy tui quyết định chọn đề tài: “Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ở Việt Nam hiện nay”. Đề án được chia làm ba phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận của kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Phần 2: Chế độ hiện hành về kế toán dự phòng phải thu khó đòi
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và các biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng phải thu khó đòi

Phần I: Cơ sở lí luận của kế toán dự phòng phải thu khó đòi
1. Khái niệm về dự phòng và dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1.1 Khái niệm về dự phòng:
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi và chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ lần sau. Dự phòng làm tăng tổng chi phí, do vậy nó đồng nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo – niên độ lập dự phòng.
1.2 Khái niệm về dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
2. Mục đích của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ.
Xác định giá trị thực của một khoản tiền nợ phải thu trên lập các báo cáo tài chính năm báo cáo.
3. Chế độ hiện hành về lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Khái quát chung về hệ thống văn bản kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi ở Việt Nam.
Các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoản) lần đầu tiên được đề cập trong thực hành kế toán năm 1997. Quy định về trích lập các khoản dự phòng được sửa đổi, bổ sung theo thời gian phù hợp với sự đổi mới quy chế tài chính và kế toán (như ban hành chuẩn mực kế toán kể từ cuối năm 2001); theo đó, kể từ đầu năm 2002, trích lập các khoản dự phòng được thực hiện theo thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31 – 12 – 2001 và sau đó được thay thế bằng thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 – 3 – 2006. Như vậy thông tư số 13/2006 là văn bản pháp lý có hiệu lực hiện hành về trích lập dự phòng.
Giới thiệu về thông tư 13/2006/TT-BTC
3.1. Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hay các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hay đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hay đã chết.
Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 3.4 dưới đây.
3.2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hay tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hay đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hay đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3.3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 3.2 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
3.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hay quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hay xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hay tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hay xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hay đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hay xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hay đang bị truy tố, đang thi hành án hay xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hay người thừa kế không có khả năng chi trả.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp (nếu có).
Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định tại khoản này.
b. Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hay người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền khác).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c. Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hay Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hay xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hay các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d. Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hay Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên) hay chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
4. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi.
4.1. Phương pháp xác định ở Việt Nam
Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần lập theo một trong các cách sau:
Cách 1: Có thể ước tính một tỉ lệ nhất định (theo kinh nghiệm) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu:
Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu * Tỉ lệ ước tính
Cách 2: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn ghi nợ. Các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng khó đòi, nghi ngờ. Doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % có khả năng mất (thất thu):
Bên cạnh đó kế toán cần theo dõi sát các khoản phải thu trên các tài khoản chi tiết nhằm phân loại chính xác cũng như có biện pháp trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi kịp thời từ đó chủ động hơn trong việc có khoản dự phòng bù đắp những thiệt hại khi không thu hồi đươc các khoản công nợ.
Kết luận
Như vậy qua việc nghiên cứu đề tài trên chúng ta đã hiểu được bản chất, các nguyên tắc cũng như vai trò của kế toán dự phòng phải thu khó đòi trong các doanh nghiệp. Từ đó nghiên cứu và hiểu thêm quy định kế toán dự phòng phải thu khó đòi, những mặt tích cực cũng như những tồn tại cần khắc phục.
Bên cạnh những tiến bộ so với những quy định cũ thì kế toán dự phòng phải thu hiện nay cũng còn những điểm cần xem xét để khắc phục: Những quy định về xác định mức trích lập dự phòng trong những trường hợp đặc biệt (nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức đã lâm vào tình trạng phá sản, con nợ bỏ trốn…) hay là những quy định về tuổi nợ quá hạn cần lập dự phòng, việc không tách thuế GTGT trong việc lập dự phòng phải thu khó đòi hay Bộ Tài chính cần thống nhất giữa thông tư và chế độ kế toán hiện hành để giúp cho việc hạch toán tại doanh nghiệp được dễ dàng.
Từ việc tìm ra những tồn tại đó ta có thể đưa ra những ý kiến tham khảo nhằm góp phần nào đó hoàn thiện kế toán dự phòng phải thu khó đòi ở Việt Nam hiện nay, có thể là biện pháp như nên quy định mức lập dự phòng, phương pháp thống nhất để tính mức dự phòng trong những trường hợp cụ thể hay một quy định nào đó phù hợp, tách thuế GTGT trong lập dự phòng phải thu khó đòi…
Có thể nói qua việc nghiên cứu đề tài này, tui đã hiểu thêm về kế toán dự phòng phải thu khó đòi trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, củng cố thêm kiến thức cho tui cả về lý thuyết cũng như thực tiễn về chế độ kế toán Việt Nam nói chung và kế toán dự phòng phải thu khó đòi nói riêng.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp_NXB ĐHKTQD2006
2. Tạp chí kế toán
3. Thông tư 107/2001/TT-BTC
4. Thông tư 13/2006/TT-BTC
5. Quyết định 15/2006/TT-BTC






Lời Mở Đầu 1
Phần I: Cơ sở lí luận của kế toán dự phòng phải thu khó đòi 2
1. Khái niệm về dự phòng và dự phòng nợ phải thu khó đòi. 2
1.1 Khái niệm về dự phòng: 2
1.2 Khái niệm về dự phòng nợ phải thu khó đòi: 3
2. Mục đích của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 3
3. Chế độ hiện hành về lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 3
3.1. Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau: 3
3.2. Phương pháp lập dự phòng: 4
3.3. Xử lý khoản dự phòng: 5
3.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi: 5
4. Các phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi. 8
4.1. Phương pháp xác định ở Việt Nam 8
4.2. Các phương pháp xác định ở Mỹ. 8
5. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi. 9
5.1 Kết cấu tài khoản và nội dung phản ánh. 9
5.2 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 10
5.3 So sánh việc hạch toán với kế toán pháp 12
Phần II: Thực trạng về việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 14
1. Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện qua chế độ kế toán hiện hành. 14
1.1. Những tiến bộ của chế độ kế toán hiện hành về dự phòng nợ phải thu khó đòi (Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC) so với chế độ cũ. 14
1.2. Những điểm vẫn tồn tại của chế độ kế toán dự phòng phải thu khó đòi hiện hành. 15
Phần III: Một số ý kiến nhận xét và các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng phải thu khó đòi 18
1. Một số kiến nghị 18
1.1. Về phương pháp xác định mức dự phòng trong một số trường hợp đặc biệt 18
1.2. Việc tách thuế GTGT trong kế toán dự phòng phải thu khó đòi. 20
1.3. Cần có sự thống nhất giữa quy định của thông tư dự phòng và quy định của chế độ kế toán hiện hành về hòa nhập dự phòng. 21
2. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng phải thu khó đòi trong các doanh nghiệp hiện nay. 22
Kết luận 23
Danh mục tài liệu tham khảo: 24
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án được tài trợ bởi ngân hàng do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế Kiến trúc, xây dựng 0
N Thực tế Kế toán Hành chính sự nghiệp tại đơn vị dự toán phòng tổ chức kỹ thuật huyện Hải Hậu Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Vật tư và Xây dự Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dự Luận văn Kinh tế 0
G Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan đến các khoản dự phòng giảm giá tài sả Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Ban quản lý dự án Toà nhà hỗn hợp HH Luận văn Kinh tế 0
H Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty CP Cơ khí và Xây dự Luận văn Kinh tế 0
M Bàn về chế độ kế toán các khoản dự phòng Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thiết kế tổ chức thi công và Dự toán - Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế công trình biển - Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top