Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Luận văn ThS. Lịch sử thế giới -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Làm rõ những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của khu vực Đông Á và thế giới, từ đó thấy được những tác động của bối cảnh khu vực và quốc tế đối với Đàng Trong ở thế kỷ XVI-XVIII. Làm rõ quá trình thâm nhập của các nước phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp vào Đàng Trong thông qua buôn bán giữa Đàng Trong với các nước. Phân tích những chuyển biến căn bản về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội của Đàng Trong dưới tác động của mối quan hệ với phương Tây và những đóng góp không nhỏ của Đàng Trong vào việc duy trì hoạt động thương mại nội Á của các nước phương Tây thế kỷ XVI-XVIII
6. Bố cục 6
CHƢƠNG 1: ĐÀNG TRONG TRONG BỐI CẢNH THÂM NHẬP CỦA
CÁC THẾ LỰC PHƢƠNG TÂY VÀO ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI- XVII
7
1.1. Sự thâm nhập của người phương Tây vào Đông Á và những mối liên
hệ đầu tiên với Đàng Trong
7
1.2. Sự hình thành vương quốc Đàng Trong 15
1.3. Chính sách kinh tế thương mại của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong 21
1.4. Tiểu kết 31
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI CỦA NGƢỜI PHƢƠNG TÂY
Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII
33
2.1. Người Bồ Đào Nha ở Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII 33
2.2. Người Hà Lan ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII 42
2.3. Hoạt động của thương nhân Anh ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII 56
2.4. Hoạt động của thương nhân Pháp ở Đàng Trong thế kỷ XVII- XVIII 67
2.5. Tiểu kết 81
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA THƢƠNG MẠI VỚI PHƢƠNG TÂY ĐẾN
XÃ HỘI ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVI- XVIII
85
3.1. Tác động đến chính trị - ngoại giao Đàng Trong 85
3.2. Tác động đến kinh tế Đàng Trong 92
3.3. Tác động đến quân đội Đàng Trong 98
3.4. Một số tác động văn hóa – tôn giáo 104
3.5. Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
Thuật ngữ
- SJ: Sociéte de Jésuit- Dòng tên Bồ Đào Nha
- MEP: Mission É trangere de Paris- Hội truyền giáo nước ngoài Pari
- VOC: Vereenigde Oost-Indische Compagnie - Công ty Đông Ấn Hà Lan
- EIC: The English East India Company- Công ty Đông Ấn Anh
- CIO: Compagnie Française des Indes Orientales - Công ty Đông Ấn Pháp
Tiền tệ
- Cruzado: Đơn vị tiền tệ của Bồ Đào Nha, đồng tiền vàng Bồ Đào Nha.
- 1 tael : = 4,25 guilders
- 1bar (nén) bạc = 10 lạng tael bạc
- 1 quan tiền = 10 tiền = 600 đồng
- reis : đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 60 reis tương đương với 1 tael
- peso : đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 1 peso tương đương 0.8 tael
- 1 pagoda = 1,12 lạng (năm 1694)
- 1 florins = 1 quan = 1/2 lạng bạc
- 1 sterling = f.12 (tiền của Anh)
- 1 livre = f 0.5 (tiền của Pháp)
Trọng lƣợng
- 1 tael (lạng) = 37,5 gram
- 1 catty (cân) = 16 tael = 600 gram
- 1 picul = 100 catty = 60 kg
- 1 gallon= 4,5 lít
- 1jin = 2kg
Đo lƣờng
- 1 ell tương đương 91 cm - 1 inch tương đương 2,54 cm
- 1 fathom tương đương 1,8 m
- 1 faccaar : cách tính giá tơ sống của người Hà Lan theo công thức : mỗi lạng
(tael) bạc chuẩn tương đương với X lạng (tael) tơ sống
Chữ viết tắt
- Tr : Trang
- Nxb : Nhà xuất bản
- HN : Hà Nội
- Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nông nghiệp luôn được coi
là ngành kinh tế trọng yếu nhất với ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính,
thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Vì vậy, dưới quan niệm “nông vi bản,
thương vi mạt”, nghề buôn và người đi buôn thường bị đặt ở vị trí thấp trong
thang bậc xã hội. Tuy nhiên, có một thời kỳ lịch sử chính quyền cai trị đã lựa
chọn thương nghiệp làm bệ đỡ kinh tế cho thể chế chính trị với những chính
sách khuyến thương mạnh mẽ. Đó chính là thời kỳ cai trị của các chúa Nguyễn
ở Đàng Trong (thế kỷ XVI- XVIII). Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa
Nguyễn kế vị đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước
đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển
chung của khu vực lúc bấy giờ là hướng ra biển. Đối với Đàng Trong, ngoại
thương không chỉ đơn thuần là vấn đề làm giàu mà là vấn đề tồn vong của một
chính quyền mới xây dựng trên mảnh đất giàu tài nguyên nhưng thiếu nhân lực,
thiếu tiền bạc và thiếu quan hệ bang giao với các nước bên ngoài.
Thế kỷ XVI- XVIII được đánh giá là thời kỳ hoàng kim của thương mại
biển Đông. Làm nên sự hưng thịnh đó không chỉ có sự đóng góp của các
thương nhân khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Giava, Xiêm… mà còn có
sự tham gia của các đế chế trọng thương ở phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh, Pháp… Sau các cuộc phát kiến địa lý, các nước phương Tây đều tìm
kiếm những cơ hội để có thể tiếp cận được với nền thương mại ở vùng Viễn
Đông giàu mạnh. Đàng Trong là một vùng đất mới giàu tài nguyên nên ngay
lập tức trở thành một điểm đến lý tưởng của các thương nhân phương Tây.
Hoạt động thương mại của người phương Tây ở Đàng Trong rất phong
phú và đa dạng không chỉ mang lại những món lời rất lớn cho bản thân họ mà
còn góp phần tạo nên sự sôi động của kinh tế ngoại thương Đàng Trong. Nhờ vậy, Đàng Trong mặc dù mới hình thành đã bứt phá vượt lên, không những
đủ sức đương đầu với Đàng Ngoài của họ Trịnh mà còn đẩy nhanh tiến trình
chinh phục xuống phía Nam trong xu thế mở rộng ảnh hưởng ra ngoài của thế
giới và khu vực.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sự tiếp xúc giữa một quốc gia phong kiến
nông nghiệp truyền thống với nền văn minh phương Tây có trình độ khoa học
kỹ thuật cao đã có tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi nghiên cứu sâu
rộng về nhiều khía cạnh. Do đó, tui lựa chọn đề tài: “Hoạt động thương mại
của người phương Tây ở Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII” làm luận văn thạc sĩ
của mình. Trên cơ sở tập hợp tư liệu, tác giả luận văn cố gắng phân tích để
đưa ra một cách tương đối toàn cảnh về hai khu vực châu Âu và châu Á, để từ
đó làm rõ quá trình hoạt động thương mại của người phương Tây như thế
nào? Chính sách của các chúa Nguyễn như thế nào trước thời đại mở cửa của
khu vực và thế giới? Nhân tố phương Tây đã ảnh hưởng gì đến kinh tế, chính
trị, xã hội Đàng Trong?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu viết về quá trình xâm nhập của người phương Tây vào Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVII không ít nhưng lại khá tản mạn.
Về tài liệu của người phương Tây phải kể đến những bút ký, những cuốn
sách của các giáo sĩ và lái buôn phương Tây khi chen chân đến Đàng Trong
như: Xứ Đàng Trong năm 1621 (Cristophoro Borri) [60], Những người châu
Âu ở nước An Nam (Charles Maybon) [63], Một chuyến du hành đến xứ Nam
Hà (Barrow) [8], Hành trình và truyền giáo (Alexandre de Rhodes) [74]…
Những tài liệu này không chỉ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về
vấn đề giao lưu buôn bán mà còn hé mở những khía cạnh khác về đời sống
kinh tế, xã hội của Đàng Trong thời bấy giờ. Đó là một trong những nguồn cung cấp tài liệu rất quan trọng bổ khuyết cho những hạn chế từ các bộ thông
sử của nước ta vốn ít đề cập đến các lĩnh vực ngoại thương. Do đó vấn đề tìm
hiểu quá trình xâm nhập của người phương Tây vào Đàng Trong được một số
học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau:
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê có ghi
chép về bang giao và giao thương giữa nước ta với các quốc gia bên ngoài
cho đến gần cuối thế kỷ XVII. Tuy nhiên, do lối chép sử biên niên, các sự
kiện giao thương không được ghi chép một cách có hệ thống mà được lồng
vào các sự kiện chính trị, ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại [59].
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có chương IV và VI ghi chép về hoạt
động buôn bán trao đổi hàng hóa với một số nước phương Tây ở hai tỉnh
Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế kỷ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính
quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong) [27].
Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc sử Quán triều Nguyễn
biên soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài
thời các chúa Nguyễn. Các sự kiện bang giao cũng không được ghi chép tập
trung mà đan xen vào các sự kiện chính trị, kinh tế…[24].
Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 2, do Quốc Sử quán triều
Nguyễn biên soạn đã ghi chép một cách toàn diện những sự kiện lịch sử, các
chính sách cai trị, phong tục tập quán của Việt Nam từ thế kỉ XV đến cuối thế
kỉ XVIII. Những sự kiện liên quan đến kinh tế thương nghiệp cũng đã được
đề cập trong công trình nhưng còn khá ít và tản mạn [75].
Bên cạnh các nguồn tài liệu gốc là các công trình nghiên cứu hiện đại.
Tác giả Thành Thế Vỹ với cuốn sách “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ
XVII, XVIII và đầu XIX” đã giúp chúng ta thấy được phần nào tính chất của
ngoại thương thời phong kiến Việt Nam khi tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Sách gồm hai phần chính. Phần thứ nhất đề cập đến: hoàn cảnh
trong nước, thế giới trong giai đoạn này ảnh hưởng và tác động của nó đến sự
phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Phần thứ hai đi vào nội dung chính,
dựng lại bức tranh ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hồi thế kỷ XVII,
XVIII và đầu thế kỷ XIX với các mục nghiên cứu về quá trình phát triển và suy
tàn của ngoại thương: tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ
máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, màu buôn bán…
[93].
Từ đầu những năm 1990, trong khuôn khổ cuốn kỷ yếu hội thảo khoa
học Đô thị cổ Hội An, nhiều bài viết liên quan đến xứ Đàng Trong thế kỷ XVI
– XVIII đã được thực hiện, tiêu biểu như các chuyên luận của Trương Văn
Bình và John Kleinen, Shigeru Ikuta, Vũ Minh Giang… Đây chính là cơ sở
đầu tiên cho những nghiên cứu tiếp theo về Hội An và xứ Đàng Trong thời kỳ
thương mại sôi động của khu vực Đông Á [26].
Cuốn chuyên khảo “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E Hall là công trình
nghiên cứu được trích dẫn khá nhiều về hoạt động của người Âu tại Đông
Nam Á, trong đó có hoạt động của người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp
[30]. Gần đây, cuốn Lịch sử Đông Nam Á tân biên (A New History of
Southeast Asia) do nhóm các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore
tổ chức đã bổ sung và cập nhật thêm nhiều nội dung và quan điểm mới về
Lịch sử Đông Nam Á nói chung, Đại Việt và Đàng Trong nói riêng.
Li Tana qua tác phẩm Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam
thế kỷ XVII- XVIII đã dành trọn chương 3 để nói về các thương gia nước
ngoài ở Đàng Trong: quá trình từng bước thiết lập quan hệ với chúa Nguyễn
của các nước phương Tây, những kết quả đạt được của những mối quan hệ
đó. Trong chương 4, tác giả đi sâu phân tích vấn đề tiền tệ và thương mại ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn; những cách buôn bán của
Đàng Trong với người phương Tây [60].
Phan Khoang trong cuốn Việt sử xứ Đàng Trong đã trình bày khá rõ về
lịch sử của vùng đất Đàng Trong và những chính sách thống trị của chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Bên cạnh đó tác giả còn đi sâu phân tích quá trình
thâm nhập của những thế lực phương Tây vào Đàng Trong thông qua con
đường thương mại và truyền giáo [45].
Bên cạnh các công trình chuyên khảo là một số lượng không nhỏ các
chuyên luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị khoa học cao.
Trong số rất nhiều bài viết về chủ đề này, có thể kể đến các tham luận của các
tác giả như Nguyễn Thừa Hỷ [38],[41], Nguyễn Văn Kim [46], [47], [50],
[53], Dương Văn Huy [34], [35], Đỗ Bang [5], [6], [7], Nguyễn Mạnh Dũng
[18], [19], [20], [22], Hoàng Anh Tuấn [85], [86], [87]…
Đó là những tài liệu tham khảo vô cùng quý báu giúp tui hoàn thành đề
tài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của khu vực
Đông Á và thế giới, từ đó thấy được những tác động của bối cảnh khu vực và
quốc tế đối với Đàng Trong ở thế kỷ XVI-XVIII.
- Làm rõ quá trình thâm nhập của các nước phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh, Pháp vào Đàng Trong thông qua buôn bán giữa Đàng Trong với các
nước.
- Phân tích những chuyển biến căn bản về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã
hội của Đàng Trong dưới tác động của mối quan hệ với phương Tây và những
đóng góp không nhỏ của Đàng Trong vào việc duy trì hoạt động thương mại
nội Á của các nước phương Tây thế kỷ XVI-XVIII. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những nguồn tài liệu có liên quan đến hoạt động của từng
nước phương Tây vào Đàng Trong. Từ đó, phân tích mối quan hệ đa chiều
của người phương Tây với Đàng Trong để làm sáng rõ những mục đích
nghiên cứu đã đề cập ở trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hoạt động thương mại của các nước phương Tây (Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…) ở Đàng Trong.
- Phạm vi thời gian: thế kỷ XVI- XVIII.
- Phạm vi không gian: Đàng Trong đặt trong bối cảnh bang giao và
thương mại khu vực Đông Á thời kỳ này.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu chính:
- Các tư liệu gốc bao gồm thông sử, các nhật ký kinh doanh, du ký của
người phương Tây...
- Tư liệu thứ sinh bao gồm các sách chuyên khảo và bài báo khoa học có
liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp: phương pháp lịch sử,
phương pháp logic…Ngoài ra chúng tui còn sử dụng phương pháp khác như:
phân tích, tổng hợp, so sánh…
6. Bố cục
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Đàng Trong trong bối cảnh thâm nhập của các thế lực phương
Tây vào Đông Á thế kỷ XVI- XVIII Chương 2: Hoạt động kinh tế thương mại của người phương Tây ở Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVIII
Chương 3: Tác động của thương mại với phương Tây đến xã hội Đàng
Trong thế kỷ XVI- XVII
CHƢƠNG I
ĐÀNG TRONG TRONG BỐI CẢNH THÂM NHẬP CỦA CÁC THẾ
LỰC PHƢƠNG TÂY VÀO ĐÔNG Á THẾ KỶ XVI- XVII
1.1. Sự thâm nhập của ngƣời phƣơng Tây vào Đông Á và những mối
liên hệ đầu tiên với Đàng Trong
Trong hai thế kỷ XV, XVI, những biến chuyển về kinh tế - xã hội trên
phạm vi thế giới nói chung, ở khu vực Đông Á nói riêng có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến kinh tế xã hội Đại Việt. Ở châu Âu, một số nước
phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy và chuẩn bị những
yếu tố cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản. Một mặt, giai cấp tư sản tăng
cường bóc lột nhân dân lao động chính quốc, mặt khác tăng cường hoạt động
giao thương tìm kiếm các nguồn lợi về thương phẩm và trao đổi hàng hóa với
các nước bên ngoài. Những cuộc đại phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách
mạng thương mại” thực sự ở châu Âu và đưa đến việc thiết lập mạng lưới
giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương nối liền châu Âu với phương
Đông.
Mạng lưới thương mại này được hình thành đã thúc đẩy mạnh mẽ các
hoạt động kiếm lời của thương nhân nhiều quốc gia Tây Âu có nền kinh tế
công thương nghiệp phát triển như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,... Họ tìm đến
nhiều vùng đất ở phương Đông để thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên
và xâm chiếm thuộc địa. Sự tham gia đồng thời của nhiều nước phương Tây
vào thị trường phương Đông đã làm cho hoạt động thương mại của các nước
trong khu vực đổi sắc. Với khu vực Đông Á, thế kỷ XIV- XVI là thời kỳ hưng thịnh nền kinh tế
thương mại trong khu vực với những hoạt động thương mại đường biển sôi
động của người Trung Hoa dưới triều Minh, Thanh; của người Nhật dưới thời
Mạc phủ Đức Xuyên và trong một chừng mực nhất định là hoạt động của
người Đông Nam Á, tạo nên một hệ thống mậu dịch châu Á. Với tài nguyên
thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, khu vực địa chính trị, địa kinh tế
quan trọng trên thế giới, dân số khá đông, Đông Á có sức hấp dẫn đặc biệt các
nước châu Âu đang bước vào kỷ nguyên cận đại hóa khao khát tìm kiếm
những nguồn thương phẩm có giá trị của phương Đông.
Ở Trung Quốc, nhà Minh (Minh Thành Tổ) đã thi hành chính sách “Hải
cấm” (1371- 1567) nhưng thực chất không phải đóng cửa đất nước một cách
tuyệt đối mà thông qua đó chính quyền đã thay đổi cách thức quản lý hoạt
động kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, chính quyền trung ương đã thâu tóm
những hoạt động thương mại từ tay thương nhân qua đó kiểm soát chặt chẽ
vùng duyên hải, diệt trừ họa Wako (cướp biển), ngăn chặn sự liên kết giữa các
thế lực chống đối. Một số Hoa thương không được quyền trở lại Trung Hoa
lục địa, phải cư trú vĩnh viễn ở nước ngoài. Đây chính là một trong những lực
lượng làm nên sự nhộn nhịp của thương mại châu Á trước khi chủ nghĩa thực
dân phương Tây đến. Cùng với chính sách này, nhà Minh đã nhiều lần phái
nhà hàng hải nổi tiếng Trịnh Hoà tổ chức thám hiểm vùng biển Đông Nam Á,
Nam Á, Tây Á để phô trương thanh thế, nâng cao vị thế chính trị của mình và
thực hiện chế độ thương mại triều cống. Chính sách này còn nhằm đảm bảo
nguồn cung cấp hàng hóa từ các nước nhất là hương liệu từ thị trường Đông
Nam Á đồng thời tiêu thụ những sản phẩm của Trung Quốc như gốm, sứ, tơ
lụa và nhiều mặt hàng thủ công. Năm 1567, Trung Quốc bãi bỏ “Hải cấm”,
cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài, nhưng vẫn cấm giao dịch trực
tiếp với Nhật Bản một số mặt hàng, chủ yếu là nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu hoạt động tái định vị thương hiệu Tập đoàn Trung Nguyên Legend Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top