daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU 3
I. Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 3
1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 3
2. Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu 4
3. Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu 7
4. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu 8
4.1 Đối với nền kinh tế quốc dân 8
4.2 Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu 9
5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công 10
5.1 Doanh thu gia công (TR) 10
5.2 Chi phí gia công (TC) 10
5.2 Lợi nhuận gia công (P) 10
5.4 Tỷ suất doanh thu / chi phí 11
5.5 Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu 11
II. Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu 11
1. Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu 11
2. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu 12
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu 13
1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13
1.1 Môi trường chính trị - luật pháp 13
1.2 Môi trường khoa học – công nghệ 16
1.3 Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu 17
1.4 Đối thủ cạnh tranh 20
2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 21
2.1 Nguồn nhân lực 21
2.2 Nguồn vốn 22
2.3 Cơ sở vật chất của công ty 23
Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 24
I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 10 24
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần May 10 24
1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 26
2. Các nguồn lực của công ty 31
3. Môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 40
3.1 Môi trường bên ngoài 40
3.2 Môi trường bên trong của doanh nghiệp 44
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua của công ty cổ phần May 10 48
II. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 53
1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 53
1.1 Lựa chọn bên đặt gia công 53
1.2 Ký kết hợp đồng gia công 54
1.3 Thực hiện hợp đồng gia công 56
1.4 Kiểm soát hoạt động gia công 60
2.Thực trạng kết quả gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 61
2.1. Doanh thu các mặt hàng gia công 61
2.2. Cơ cấu các mặt hàng gia công 64
2.3. Thị trường tiêu thụ và bạn hàng 69
2.4. Tình hình kí kết hợp đồng gia công 73
2.5 Tình hình thực hiện đơn giá gia công tại công ty cổ phần May 10 75
2.6 Chi phí hoạt động gia công của công ty May 10 79
2.7 Hiệu quả hoạt động gia công 83
III. Đánh giá hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10 86
1. Điểm mạnh 86
1.1 Xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài đối với nhiều bạn hàng quốc tế 87
1.2 Dây chuyền công nghệ hiện đại 87
1.3 Công ty đã áp dụng đồng bộ ba hệ thống quản lý 88
1.4 Đạt chất lượng cao về sản phẩm 88
2. Điểm yếu 89
2.1 Hạn chế trong nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng 89
2.2 Chưa hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp của nước ngoài 90
2.3 Công ty chỉ xuất khẩu theo điều kiện FOB 90
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 92
I. Cơ sở đề xuất giải pháp 92
1. Một số nét về ngành may mặc Việt Nam 92
2. Định hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam 94
3. Định hướng phát triển của công ty cổ phần May 10 96
3.1 Mục tiêu của công ty 96
3.2. Phương hướng phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 97
II. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của công ty cổ phần May 10 98
1. Cơ hội 98
2. Thách thức 99
III. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 100
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10 100
1.1 Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 100
1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động 102
1.3 Nâng cao tính cạnh tranh của công ty 104
1.4 Quản lí và sử dụng vốn có hiệu quả 106
1.5 Mở rộng thị trường nguyên phụ liệu 108
2. Kiến nghị 110
2.1 Kiến nghị đối với công ty 110
2.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan 111
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

LỜI MỞ ĐẦU
Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn các sản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công. Tuy gia công không phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước phát triển ngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành. Công ty cổ phần May 10 là một trong những công ty được thành lập đầu tiên trong ngành dệt may, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước chưa phát triển, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác, công ty cổ phần May 10 cũng tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằng hình thức gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần May 10, tui đã chọn đề tài “Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công tại công ty nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại công ty cổ phần May 10.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần May 10
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia công hàng may mặc xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần May 10.
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về gia công hàng may mặc xuất khẩu
Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10.

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
I. Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
1. Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Gia công hàng may mặc xuất khẩu là cách sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Tiền công gia công




MMTB, NPL,...



Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Sơ đồ 1: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công
Tại Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm gia công được quy định trong Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 như sau:
Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hay đặt gia công ở nước ngoài.
Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai hay nhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong mối quan hệ này, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công để lấy tiền công.
2. Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang lại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu như sau:
• Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, hoạt động gia công có các hình thức sau:
+ Hình thức nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công. cách này còn gọi là cách gia công xuất khẩu đơn thuần, là cách sơ khai của gia công xuất khẩu. Theo cách này, bên nhận gia công có lợi thế là không phải bỏ vốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiện sử dụng tiết kiệm nguyên phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còn có thể hưởng số nguyên phụ liệu còn dư ra đó. Tuy nhiên gia công theo hình thức này hiệu quả kinh tế không cao vì bên nhận gia công chỉ được hưởng tiền công gia công. Bên cạnh đó, bên nhận gia công còn phụ thuộc vào tiến độ giao nguyên phụ liệu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công thường gặp rủi ro trong cách gia công này là nếu bên nhận gia công làm sai thì sẽ mất số nguyên phụ liệu đó mà không thu được hàng hóa.
+ Hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm: Theo hình thức này, bên đặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia công theo hợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm. Bên nhận gia công có thể mua nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉ định của bên đặt gia công hay tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Đây là hình thức phát triển cao của gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bên nhận gia công.
Ưu điểm của cách gia công này là bên đặt gia công không phải chịu chi phí ứng trước về nguyên phụ liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thì không mất nguyên phụ liệu, do vậy giảm bớt rủi ro trong quá trình đặt gia công hàng. Bên nhận gia công có thể chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu, không phụ thuộc vào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu hoàn toàn thì sẽ giảm được chi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác, bên nhận gia công còn có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu thông qua việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu do bên đặt gia công chỉ định. Tuy nhiên, cách này có những bất lợi với bên nhận gia công là nếu không mua nguyên phụ liệu của nhà cung cấp do bên đặt gia công chỉ định thì sai hợp đồng, nhưng nếu mua lại thường hay bị ép giá.
• Căn cứ theo giá cả, gia công có các hình thức sau:
+ Hợp đồng khoán: trong hợp đồng gia công người ta xác định định mức cho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu chăng nữa.
+ Hợp đồng thực chi thực thanh: bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
• Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:
+ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận gia công sản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó sẽ trả lại thành phẩm cho bên đặt gia công hay sẽ giao cho bên thứ ba theo chỉ định.
+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức còn nguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của khách hàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu.
• Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công
- CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công
- CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải pha cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
- CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận gia công ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theo quy định những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch.
Hiện nay, công ty cổ phần May 10 chỉ thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm. cách mua nguyên liệu bán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt gia công theo cách này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm chuyển sang. Hiện nay, số hợp đồng gia công nhận nguyên liậu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng này sẽ làm tăng giá trị gia công mà công ty nhận được. Số hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm chiếm 70% – 80% trong tổng số hợp đồng gia công mà công ty May 10 nhận được.

- chính có hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản đầu tư của công ty phải được phân bổ một cách hợp lí, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí mà không đạt hiệu quả.
- Đối với các hoạt động đầu tư các tài sản cố định, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
• Với các thiết bị mới đưa vào sử dụng, công ty cần tiến hành đào tạo hướng dẫn lao động sử dụng một cách chính xác, áp dụng các biện pháp quản lý máy móc thiết bị như giao cho một bộ phận quản lý. Mỗi tổ cần cử người đi học kĩ thuật sử dụng máy và người này sẽ có trách nhiệm giải quyết các thắc mắc liên quan đến quá trình vận hành và sử dụng máy.
• Đối với các thiết bị đã hết thời gian thanh lý và được thay bằng thiết bị mới thì cần liệt kê danh sách để tiến hành thanh lý.
Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn, công ty cũng cần lưu ý tới lượng hàng tồn kho và các khoản nợ.
• Đối với lượng hàng tồn kho: Những năm gần đây công ty đã cố gắng giảm bớt lượng hàng tồn kho nhưng giá trị hàng tồn kho vẫn còn khá lớn. Vì vậy, công ty cần có những chính sách để xử lý lượng hàng tồn kho này. Hàng tồn kho là những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu nên để giảm bớt lượng hàng này, công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với những sản phẩm tồn kho, công ty có thể tiến hành thanh lí để thu hồi một phần vốn lại cho công ty. Đây là biện pháp nhằm giúp công ty giải quyết tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Đối với các khoản bán chịu, công ty nên hạn chế các khoản thu chậm dài hạn của khách hàng, đồng thời có những biện pháp khôn khéo để thu về những khoản nợ tới hạn.
Ngoài ra, công ty cần thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, sử dụng các tài sản một cách hợp lí, thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác tình hình thu chi tài chính, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn để đảm bảo kế hoạch sử dụng vốn của công ty, thực hiện kiểm tra định kì để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đảm bảo kế hoạch tái đầu tư sản xuất và tăng vòng quay của vốn.
1.5 Mở rộng thị trường nguyên phụ liệu
Thị trường nguyên phụ liệu là thị trường quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp gia công hàng may mặc nào. Hiện nay, công ty May 10 chưa hoàn toàn mua nguyên phụ liệu được mà vẫn phải mua theo chỉ định của khách hàng. Điều này là do công ty chưa có một thị trường nguyên phụ liệu ổn định, chưa cung cấp được nguyên phụ liệu với số lượng lớn và giá cả phải chăng, chất lượng nguyên phụ liệu của công ty cung cấp chưa cao nên không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một nguyên nhân nữa là các đối tác đặt gia công đã có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp của họ và chỉ tin tưởng vào các nhà cung cấp này nên việc cung cấp nguyên phụ liệu trở thành vấn đề rất khó khăn đối với công ty. Tuy nhiên việc cung cấp nguyên phụ liệu cho quá trình gia công là một việc nhất định phải thực hiện bởi nó sẽ làm tăng lợi nhuận lên cao và chủ động trong sản xuất, không phải phụ thuộc vào thời gian cung cấp nguyên phụ liệu của bạn hàng. Để làm được việc đó, công ty cần mở rộng thị trường nguyên phụ liệu của mình để đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng. Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài và trong nước. Công ty cần có các kế hoạch sản xuất rõ ràng cho kì sản xuất sau, tháng sau, quý sau sau đó thông báo cho nhà cung cấp nguyên phụ liệu biết để họ chuẩn bị. Ngoài ra, khi tìm đối tác cung cấp nguyên phụ liệu công ty phải tìm những đối tác cung cấp có uy tín, không được vì tình trạng thiếu nguyên phụ liệu và vì muốn mở rộng thị trường nguyên phụ liệu mà kí hợp đồng cung cấp những lô hàng không đủ yêu cầu về chất lượng. Mặt khác, cũng tránh tình trạng công ty kí hợp đồng gia công rồi mới đi tìm nguồn cung cấp sẽ dễ bị đối tác ép giá.
- Nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong nước phải là nhà cung cấp chủ yếu của công ty vì nhập nguyên phụ liệu trong nước sẽ kiểm tra được thực tế trước khi mua, mặt khác không phải chịu chi phí vận chuyển từ nước ngoài về, gây tăng chi phí nguyên phụ liệu, giảm lợi nhuận gia công. Hiện nay các công ty dệt trong nước đã có những phát triển tích cực, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị nên trong tương lai, ngành dệt trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp may trong nước. Một mặt mở rộng thị trường nguyên phụ liệu bằng cách kí hợp đồng với các doanh nghiệp dệt, mặt khác, công ty tiếp tục tham gia vào chuỗi liên kết các doanh nghiệp dệt may đã có ( ví dụ chuỗi doanh nghiệp sợi Phú Bài, dệt Sơn Trà, nhuộm Yên Mỹ) hay tự liên kết với các doanh nghiệp khác để tạo thành chuỗi sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí lại chủ động trong khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu. Ngoài ra, công ty có thể tham gia liên doanh, đầu tư vào các công ty dệt, sợi để có thể giao hàng khi cần, tiết kiệm được chi phí lưu kho mà giá mua lại rẻ.
- Bộ phận phụ trách thị trường nguyên phụ liệu phải chủ động tìm kiếm thị trường, phối hợp với phòng kĩ thuật để tìm hiểu những yêu cầu kĩ thuật đặt ra đối với nguyên phụ liệu để chủ động tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp.
- Với các khách hàng đặt gia công, công ty cố gắng thương lượng để giảm bớt tỷ trọng nguyên liệu khách hàng cung cấp hay mua nguyên liệu theo chỉ thị của khách hàng, dần tiến tới thỏa thuận công ty sẽ tự cung cấp nguyên liệu hoàn toàn. Tuy nhiên, công ty cũng cần tìm hiểu giá nguyên phụ liệu mà bạn hàng cung cấp, nếu cao hơn giá mà công ty có thể cung cấp thì cố gắng thỏa thuận để tự công ty cung cấp, còn nếu giá thấp hơn thì vẫn nên chấp nhận mua theo chỉ thị hay để khách hàng cung cấp.
2. Kiến nghị
2.1 Kiến nghị đối với công ty
Ngoài các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu như đã trình bày ở trên, em cũng xin đưa ra những kiến nghị đối với lãnh đạo công ty để công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
- Công ty nên xây dựng các chính sách thỏa đáng nhằm thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao và đưa ra các biện pháp kích thích lao động làm việc năng suất, chất lượng, nhiệt tình cống hiến cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
- Tăng cường xây dựng các mối quan hệ với các bạn hàng nhằm duy trì các đơn đặt hàng thường xuyên và không bị mất khách hàng
- Nâng cao năng lực sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa khả năng sản xuất các loại mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chú trọng vào sản xuất các mặt hàng truyền thống của công ty, các mặt hàng có giá trị cao.
- Giảm tối đa các loại chi phí vận chuyển, chi phí văn phòng, các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng nhưng vẫn phải giữ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các phân xưởng để nâng cao khả năng sản xuất. Tập trung đầu tư cho đội ngũ thiết kế mẫu để dần dần tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
- Có các biện pháp nhằm thăm dò thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng,… để góp phần sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Tăng vốn hiểu biết về thị trường quốc tế và luật pháp quốc tế,… để tránh rơi phải tình trạng vì thiếu hiểu biết mà bị phạt, bị áp dụng những biện pháp hạn chế xuất khẩu, gây mất thị trường của công ty.
2.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan
Để công ty phát triển thuận lợi và bền vững, ngoài những cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mà còn có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan chức năng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty nhập khẩu máy móc thiết bị mới, hỗ trợ công ty trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất.
- Đơn giản hóa các thủ tục Hải quan và thủ tục hành chính để công ty có thể nâng cao hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu vì thủ tục rườm rà làm công ty mất đi một khoản chi phí thời gian - yếu tố quan trọng trong kinh doanh hiện đại
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút các học viên theo học ngành may nhằm khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư ngành may như hiện nay. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và marketing nhằm khắc phục những điểm yếu cơ bản của ngành may là yếu trong khâu thiết kế và khâu nghiên cứu tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, từng bước tạo lập các cơ sở để cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang nước ngoài những sản phẩm mang thương hiệu Việt. Điều này sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu của ngành may tăng mạnh, đất nước thu được một nguồn ngoại tệ lớn.


KẾT LUẬN
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu trọng tâm được Nhà nước chú trọng quan tâm hàng đầu bởi ngoài việc thu được nguồn ngoại tệ về cho đất nước, đây còn là ngành tạo ra một lượng việc làm lớn cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty cổ phần May 10 nói riêng đang dần dần phát triển, tiến ra thị trường thế giới. Các sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu của công ty đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao, đồng đều.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp” đã trình bày một số nội dung về gia công hàng may mặc xuất khẩu, phân tích thực trạng tại công ty cổ phần May 10, từ đó đề ra các giải pháp có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty. Tuy gia công hàng may mặc không phải là chiến lược phát triển lâu dài của công ty nhưng bằng phương pháp này, công ty có thể từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho xuất khẩu trực tiếp ra thị trường quốc tế.
Tuy trải qua 15 tuần thực tập tại công ty cũng như được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Quang Huy cũng như các cô chú, ạnh chị trong các phòng ban của công ty May 10 nhưng bài báo cáo của em có thể còn nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin Thank thầy Nguyễn Quang Huy và các cô chú, anh chị trong các phòng ban của công ty cổ phần May 10 trong quá trình thực tập đã giúp đỡ em để em hoàn thành được bài báo cáo của mình.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty cổ phần may Nam Hà Luận văn Kinh tế 4
Y Phân tích hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán Luận văn Kinh tế 2
M Phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Lo Kiến trúc, xây dựng 0
T Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty may ChiếnThắng Luận văn Kinh tế 0
S Xây dựng chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải trí Công nghệ thông tin 0
C Thực trạng và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc ở Công Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng Luận văn Kinh tế 2
P Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội Luận văn Kinh tế 0
T Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top