Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lý luận tuần hoàn và chu chuyển Tư Bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước
Lời nói đầu

Một nền kinh tế mạnh và vững chắc luôn gắn liền với sự phát triển mạnh và có hiệu quả của khu vực doanh nghiệp, trong đó hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN (hiện đang tạo ra hơn 40% GDP, gần 70% giá trị công nghiệp và nắm giữ phần lớn số vốn sản xuất xã hội) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Với thực trạng về vốn trong các DNNN như hiện nay thì việc giải quyết nhu cầu bức xúc về vốn cho khu vực này là rất cần thiết. Song mấu chốt của vấn đề là vốn đưa vào đâu và được quản lý sử dụng như thế nào ? Tình hình sẽ ra sao nếu như DNNN tiếp tục tạo ra những sản phẩm thiếu sức cạnh tranh và không tiêu thụ được ? Trước những khó khăn của khu vực DNNN như vậy thì lý thuyết tuần hoàn và chủ chuyển của tư bản có ý nghĩa thực tiễn và cũng lớn trong việc quản lý DNNN trong cơ chế thị trường hiện nay. Nghiên cứu vấn đề này Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ biết cách sử dụng vốn một cách hợp lý trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất giúp quay vòng vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN có hiệu quả góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh mạnh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nwocs trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài nghiên cứu cho mình là : “Lý luận tuần hoàn và chu chuyển Tư Bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước”.
Với trình độ, nhận thức chưa cao nên trước một đề tài lớn và phức tạp chắc chắn bài viết còn nhiều hạn chế, em hy vọng sẽ nhận được lời góp ý chân thành của thầy để bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành Thank !
Nội dung chính
A. Trình bày lý luận tuần hoàn và chu chuyển Tư Bản
I. Tuần hoàn tư bản
1. Ba giai đoạn vận động và sự biến hoá hình thái của Tư bản
Tư bản luôn luôn vận động và trong quá trình vận động nó lớn lên không ngừng. Quá trình tuần hoàn của Tư bản tiến hành qua 3 giai đoạn theo trình tự sau :
Giai đoạn thứ nhất T - H
T - H biểu thị việc chuyển hoá một món tiền thành một số hàng hoá. Đối với người mua đó là việc chuyển tiền thành hàng còn đối với người bán thì đ là việc biến hàng hoá thành tiền. ở đây, nhà Tư bản xã hội trên thị trường với tư cách là người mua thực hiện hành vi T - H. Đây là một hành vi lưu thông hàng hoá thông thường. Nhưng nhìn vào nội dung vật chất của việc mua bán đó thì sẽ thấy tính chất tư bản chủ nghĩa của nó. Cái làm cho hành vi lưu thông chung ấy của hàng hoá đồng thời là một giai đoạn hoạt động nhất định trong vòng tuần hoàn độc lập của một Tư bản cá biệt thì không phải là hình thái của hành vi ấy mà là nội dung vật chất của hành vi ấy, tứ là tính chất sử dụng đặc thù của những hàng hoá do tiền chuyển hoá thành. Những hàng hoá ấy là những loại nhất định gồm tư liệu sản xuất và sức lao động. Những nhân tố của sản xuất. Nếu ta dùng sức lao động chỉ sức lao động và tư liệu sản xuất để chỉ tư liệu sản xuất thì hàng hoá được mua biểu thị thành H = Slđ + TLSX
Vậy xét về nội dung quá trình mua bán biểu diễn thành
Slđ
T - H
TLSX
Như thế nghĩa là có hai hành vi mua bán : T - Slđ & T - TLSX. Hai hành vi này xảy ra trên hai thị trường khác nhau. Một thuộc về thị trường hàng hoá còn một loại thuộc về thị trường lao động. Ngoài sự phân chia về chất ấy của số hàng hoá này thì : T - H Slđ còn biểu thị quan hệ về lượng có tính
TLSX
chất đặc trưng. ở đây phải căn cứ vào ngành kinh doanh, ngành CN khác nhau mà phần tiền chi tiêu cho TLSX do hành vi T - TLSX mua vào phải dư dùng và do đó phải được tính toán, phải được cung cấp theo một tỷ lệ thích đáng. Nói cách khác khối lượng TLSX cần đủ để thu hút hết khối lượng lao động, phải đủ để khối lượng lao động ấy chuyển hoá thành sản phẩm. Nếu không có một số lượng TLSX đầy đủ thì sẽ không thể sử dụng được lao động thừa ra do người mua chi phối, quyền chi phối của người mua đối với lao động sẽ không đem lại kết quả gì. Còn nếu TLSX lại có nhiều hơn lao động có thể sử dụng được thì những TLSX ấy không thoả mãn được lòng thèm thuồng lao động của chúng sẽ không chuyển hoá được thành sản phẩm.
Xét quá trình T - SLĐ nhà tư bản có tiền, công nhân có sức lao động, hai bên mua bán với nhau. Đây là một quan hệ mua bán, một quan hệ hàng hoá tiền tệ thông thường. Về phía nhà tư bản sẽ tiến hành sự kết hợp nhân tố vật và người của sản xuất với nhau chứ người nào những nhân tố ấy đều là hàng hoá cả. Muốn vậy trước hết người này phải mua tư liệu sản xuất như là nhà xưởng, máy móc v.v… Trước khi mua sức lao động vì khi sức lao động đã vào tay hắn chi phối thì tư liệu sản xuất phải có sẵn đấy để hắn có thể dùng được sức lao động. Còn về phía người công nhân anh ta chỉ có thể đem ứng dụng sức lao động của anh, ta vào sản xuất khi nào sức lao động đó, sau khi đã được bán đi, kết hợp với tư liệu sản xuất. Vậy trước khi bán đi, sức lao động của anh ta tồn tại tách rời tư liệu sản xuất, tách rời những điều kiện vật chất của việc ứng dụng sức lao động đó. ở trong trạng thái tách rời như vậy nó không thể đem dùng để trực tiếp sản xuất ra những giá trị sử dụng cho người sở hữu nó, cũng không thể đem dùng để sản xuất ra những hàng hoá mà anh ta đem bán đi để sống. Nhưng một khi đem bán đi rồi thì nó trở nên một bộ phận cấu thành của tư bản sản xuất trong tay nhà tư bản cũng như tư liệu sản xuất vậy.
Như vậy việc mua - bán thông thường này đồng thời cũng là sự mua bán giữa một bên mua - bán thông thường này đồng thời cũng là sự mua bán giữa một bên là nhà tư bản chuyên mua như thế và một bên là nhà vô sản chuyên bán như vậy. Sở dĩ có quan hệ mua bán kiểu đó là vì những điều kiện cần thiết để thực hiện sức lao động - tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt đã bị tách rời khỏi người lao động, đã trở thành tài sản của người không lao động. Tính chất TBCN trong việc buôn bán trên không phải do bản thân tiền tệ gây nên mà là do qúa trình tách rời đó gây nên và tiền tệ ở đây đã biến thành tư bản tiền tệ chứ không còn là tiền tệ thông thường nữa. Như vậy giai đoạn I của sự vận động của tư bản là giai đoạn biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Giai đoạn II
TLSX
H …. SX……H
SLĐ
Qua đây ta thấy trong qúa trình này hành vi T - SLĐ là yếu tố đặc trưng trong sự chuyển hoá tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Vì đó là điều kiện căn bản để cho giá trị ứng ra dưới hình thái tiền được thực tế chuyển hoá thành tư bản, thành giá trị đẻ ra giá trị thặng dư. Còn T - TLSX chỉ cần thiết để thực hiện khối lượng lao động đã mua được mà thôi. Song T- TSLĐ còn được coi là nét đặc trưng của cách sản xuất TBCN không phải vì tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó. Tiền xuất hiện từ rất sớm để mua cái gọi là những sự phục vụ nhưng mặc dù thế tiền vẫn không biến thành tư bản tiền tệ. Nét đặc trưng ở đây không phải là ở chỗ người ta có thể mua được sức lao động bằng tiền mà ở chỗ sức lao động xuất hiện thành hàng hoá. Ngoài ra T - SLĐ nói chung su khi mua hàng hoá (tư liệu sản xuất và sức lao động) thì tư bản đã trút bỏ hình thức tiền tệ mà mang hình thức hiện vật. Dưới hình thức này nó không thể tiếp tục lưu thông được nữa, nhà tư bản không thể đem bán công nhân như hàng hoá được vì công nhân không phải là nô lệ của nhà tư bản và nhà tư bản chỉ có thể sử dụng sức lao động của anh ta trong một thời gian nhất định thôi. Mặt khác nhà tư bản chỉ có thể sử dụng sức lao động bằng cách bắt sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất làm yếu tố hình thành của hàng hoá. Do đó nhà tư bản buộc phải tiêu dùng sản xuất các hàng hoá đã mua được là tư liệu sản xuất và sức lao động tức là tiến hành sản xuất. Cuộc vận động đó được biểu hiện thành công thức :
SLĐ
T - H … , đường chấm trong công thức chỉ ra rằng lưu thông
TLSX
của tư bản bị gián đoạn nhưng qúa trình tuần hoàn của tư bản vẫn tiếp tục vì nó đi từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất.
Qúa trình sản xuất diễn ra ở đây cũng giống như mọi qúa trình sản xuất của mọi hình thái xã hội là do kết hợp hai yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất lại mà có. Song sự kết hợp lại yếu tố vốn hoàn toàn tách rời nhau này là do công lao của các nhà tư bản đã ứng tư bản của mình ra để thực hiện. Vì vậy sức lao động và tư liệu sản xuất trở thành hình thái tồn tại của giá trị tư bản ứng trước, chúng phân thành những yếu tố khác nhau của TBSX. cách kết hợp đặc thù đó không chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động của TB, qúa trình sản xuất vì vậy trở thành qúa trình sản xuất TBCN. Trong khi làm chức năng của mình tư bản sản xuất tiêu dùng các thành phần của bản thân nó để biến các thành phần ấy thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm của giá trị sản phẩm so với giá trị của các yếu tố hình thành ra sản phẩm là phần thặng dư lên do lao động thặng dư đẻ ra. Lao động thặng dư của sức lao động là lao động không còn cho tư bản, nó tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản nghĩa là một giá trị mà nhà tư bản không phải trả bằng vật ngang giá. Do đó sản phẩm không chỉ là hàng hoá mà còn là hàng hoá đã mang trong mình một giá trị thặng dư. Giá trị của nó bằng sản xuất tm tức là bằng giá trị của TBSX hao phí để chế tạo ra nó cộng với giá trị thặng dư (m) do TBSX ấy đẻ ra.
Như vậy trong giai đoạn vận động này, tư bản trút bỏ hình thức tư bản sản xuất để chuyển sang hình thức tư bản hàng hoá
Giai đoạn III : H - T
Dưới hình thái hàng hoá của nó, tư bản nhất định phải hoàn thành chức năng hàng hoá. Tất cả các vật phẩm cấu thành ra tư bản đó đều được sản xuất chính là để cho thị trường cần đem bán đi, phải chuyển hoá thành tiền do đó phải thông qua vận động H - T.
ở giai đoạn trên hàng hoá được sản xuất ra song quá trình vận động của tư bản vẫn tiếp tục. Tư bản bây giờ tồn tại dưới hình thái hàng hoá H nên cần được bán đi để thu tiền về thì mới tiếp tục công việc kinh doanh được. Lúc này nhà Tư bản lại xã hội trên thị trường nhưng lần này chỉ xã hội trên một thị trường là thị trường hàng hoá thống thường và hàng hoá Tư bản đưa vào lưu thông cũng không có gì phân biệt với hàng hoá thông thường, nó cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là trao đổi để lấy tiền. Nhưng sở dĩ nó là Tư bản hàng hoá vì ngay sau quá trình sản xuất, nó đã là H, đã mang trong mình nó giá trị của tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Vì vậy chỉ cẩn tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị như các hàng hoá thông thường và nêú bán được toàn bộ H đảm bảo thủ được T nghĩa là thu được số tiền trội hơn so với tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H, do đó là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá song đồng thời lại là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất. Như vậy giai đoạn III của sự vận động là giai đoạn biến tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Đến đây mục đích của tư bản đã được thực hiện, tư bản đã trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả 3 giai đoạn ta có công thức sau :
TLSX
T - H ……….SX…….H - T
SLĐ
ở công thức này, tư bản biểu hiên thành một giá trị thông qua một chuỗi những biến hoá có quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau thông qua chuỗi những biến hoá hình thái. Trong các giai đoạn đó thì có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông, còn một giai đoạn nữa là thuộc lĩnh vực sản xuất. Trong mỗi giai
Kết luận
Bước sang nền kinh tế thị trường các DNNN về cơ bản đã bảo toàn và phát triển được vốn, đạt được những tiến độ nhất định về hiệu quả sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp đã có bước phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy khu vực này cũng còn nhiều tồn tại. Những vướng mắc của DNNN ở Việt Nam chỉ được giải quyết triệt để và hiệu quả. Khi chúng ta thực hiện đổi mới mạnh mẽ theo chiều sâu đối với hoạt động của các DNNN, vấn đề cốt lõi là hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực sự hiệu quả. Trước vấn đề hóc búa này đòi hỏi DNNN phải biết vận dụng một cách linh hoạt, triệt để “học thuyết tuần hoàn và chu chuyển TB” trong việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Trong tình hình các DNNN còn gặp nhiều khó khăn học thuyết này sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết phải làm gì để có thể đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn nhất, thu về nhiều lợi nhuận nhất. Đối với các DNNN của nước ta việc sản xuất, kinh doanh còn phải theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả Nhà nước cần có nhiều hơn nữa các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp. Phía các DNNN cần nỗ lực tự đổi mới, học hỏi giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh v.v… Với những kết quả đã đạt được của khu vực kinh tế DNNN trong giai đoạn qua cho phép chúng ta tin tưởng vào một tương lai tươi sáng về sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế nước nhà.


Tài liệu tham khảo

1. C.Mác - Tư bản Quyển 2 Tập 1
2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Giáo trình trường ĐHKTQD)
3. Lịch sử các học thuyết kinh tế (Giáo trình trường ĐHKTQD)
4. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII
5. Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước T2
Nhà xuất bản khoa học
6. Tạp chí tài chính doanh nghiệp (Số 9/2001)
7. Tạp chí phát triển kinh tế (Số 94/1998)
8. Tạp chí Ngân hàng (Số 3+4/2000)
9. Tạp chí Cộng sản (Số 12/1997)






Mục lục
Lời nói đầu 1
Nội dung chính 2
A. Trình bày lý luận tuần hoàn và chu chuyển Tư Bản 2
I. Tuần hoàn tư bản 2
1. Ba giai đoạn vận động và sự biến hoá hình thái của Tư bản 2
2. Sự thống nhất ba hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp Tư bản. 6
a) Tuần hoàn của Tư bản tiền tệ : T- H …SX…H’ - T’ 7
b) Tuần hoàn của tư bản sản xuất 7
c) Tuần hoàn của tư bản hàng hoá : H’ - T’ - H…SX…H’ 8
II. Chu chuyển của Tư bản 9
1. Chu chuyển của Tư bản. Thời gian chu chuyển 9
a. Thời gian sản xuất của tư bản 10
b) Thời gian lưu thông 10
2. Tư bản cố định và tư bản lưu thông 11
3. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của TB và phương pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của TB. 14
B. Vận dụng lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản vào nước ta trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp Nhà nước. 16
I. Quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước gồm vốn cố định và vốn lưu động. 16
1. Vốn và những đặc trưng của vốn DNNN 17
2. Xử lý và quản lý tốt nguồn vốn trong DNNN. 19
a) Vốn cố định 19
b) Vốn lưu động. 22
3. Giải pháp tăng tốc độ chu chuyển vốn. 24
II. Thực trạng của Việt Nam trong vấn đề này và hướng giải quyết 26
1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNNN. 26
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước. 29
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước Luận văn Kinh tế 3
V Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
V Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận đó trong việc quản lý Tài liệu chưa phân loại 2
K Tiểu luận: Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. ý nghĩa thực tiễn đối với việc quản lý các Văn hóa, Xã hội 0
J Tiểu luận: lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản Văn hóa, Xã hội 0
J Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận đó trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tài liệu chưa phân loại 4
L Lý luận về tuần hoàn tư bản sản xuất Tài liệu chưa phân loại 0
T Lý luận về tuần hoàn tư bản tiền tệ Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuần hoàn đối với việc quản lý doanh nghiệp t Tài liệu chưa phân loại 0
J Tiểu luận Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản, sự vận dụng trong quản lý các doanh nghiệp ở Vi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top